Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ( Luận văn ThS. Kinh tế 2015 ) (Trang 29)

1.3.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Hưng Yên

Những năm qua, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên phát huy đƣợc các thế mạnh thu hút dự án đầu tƣ, khẳng định vai trò đầu tàu phát triển công nghiệp của tỉnh. Trƣớc bối cảnh kinh tế trong nƣớc và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, việc thu hút dự án đầu tƣ vào các KCN thời gian tới sẽ là thách thức không nhỏ cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực của tỉnh và ngành hữu quan. Hiện nay, toàn tỉnh Hƣng Yên có 13 KCN với tổng diện tích 3.685 ha đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận đƣa vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Trong đó 3 KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối và Thăng Long II đã đi vào hoạt động bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tƣ. Với lợi thế sẵn có, những chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi dự án đầu tƣ của tỉnh và nỗ lực của các ngành, đơn vị hữu quan tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, các KCN tỉnh đã đạt đƣợc những thành quả quan trọng. Có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án FDI đầu tƣ vào các KCN tỉnh, trong đó có nhiều nƣớc phát triển với trình độ công nghệ, KHKT tiên tiến nhƣ: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc… Bởi vậy phần lớn dự án đầu tƣ vào các KCN tỉnh chủ yếu là các ngành lĩnh vực có giá trị gia tăng cao nhƣ: Sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử; cơ khí chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị; sản xuất thép và các sản phẩm từ thép. Trong đó có không ít dự án có vốn đầu tƣ lớn, hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật cao của các tập đoàn kinh tế lớn nhƣ: Dự án sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử kỹ thuật cao của Công ty TNHH điện tử Canon Việt Nam; dự án nhà máy sản xuất nhôm của Công ty TNHH nhôm Hyundai Aluminium Vina. Các dự án này nhƣ cầu nối cho các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận và học hỏi những công nghệ

19

hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các nƣớc phát triển, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Một thành công nữa là các KCN tỉnh ngày càng đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tin tƣởng, đánh giá cao sau một thời gian hoạt động thực hiện dự án đầu tƣ trong KCN đạt hiệu quả cao, các nhà đầu tƣ thực hiện dự án trong KCN tỉnh sau thời gian hoạt động ổn định đã đăng ký thêm dự án mới hoặc đăng ký mở rộng quy mô dự án cũ.

Để đạt đƣợc những thành tựu kể trên tỉnh đã thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp khác nhau. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng, sự tiện ích của môi trƣờng đầu tƣ đã đƣợc thực hiện thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất, giải quyết nhanh chóng và tốt nhất các yêu cầu chính đáng của nhà đầu tƣ, doanh nghiệp, đƣa hoạt động đầu tƣ vào các KCN vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả và đúng với định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng. Trong đó ƣu tiên các giải pháp nhƣ: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngày càng minh bạch, thuận lợi ; đổi mới đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp; việc quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN phải đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KCN và quá trình đô thị hóa bảo đảm các điều kiện hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, hạ tầng xã hội phục vụ đời sống công nhân KCN và khu dân cƣ dịch vụ phục vụ KCN.

1.3.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Bắc Ninh

Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh hiện nay có tốc độ phát triển công nghiệp khá cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Nằm ở trung tâm vùng tam giác kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ, lại là vành đai phát triển công nghiệp và vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đƣờng Quốc lộ 1, Quốc lộ 38, Quốc lộ 18 chạy qua là điểm hấp dẫn các nhà đầu tƣ, Bắc Ninh đã tận dụng lợi thế đó để tự tin và vƣơn lên tạo dựng cơ nghiệp, phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng chất lƣợng, toàn diện, tăng tốc và bền vững. Đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trên tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện các giải pháp sau:

Trƣớc hết, tỉnh lựa chọn các lĩnh vực ƣu tiên thu hút FDI theo định hƣớng sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng có hiệu

20

quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cƣờng phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nƣớc, xử lý rác nƣớc thải và rác thải; chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao nhƣ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, nghiên cứu và phát triển (R&D),... Giai đoạn 2020 -2030 và tầm nhìn 2030-2050 sẽ điều chỉnh nâng dần tỷ trọng vốn FDI trong ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Thứ hai, triển khai thực hiện cơ chế chính sách ƣu tiên, ƣu đãi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ƣu đãi bao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tƣ cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tƣ từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ƣu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tƣ đƣợc UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ƣu đãi đặc thù trình Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận...

Thứ ba, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nƣớc), tỉnh tiếp tục khuyến khích đầu tƣ theo hình thức BT, BOT, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tƣ hợp tác công tƣ (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Thứ tƣ, nâng cao chất lƣợng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ. Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tƣ đối với hệ thống quy hoạch của địa phƣơng, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trƣờng....

Thứ năm, tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ sau cấp phép, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tƣ và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tƣ; tiến hành rà soát,

21

phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện;

Thứ sáu, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại chỗ theo định hƣớng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cƣờng công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp Giấy CNĐT.

Thứ bảy, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

1.3.3. Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Bình Dương

Là một tỉnh tƣơng đối khá phát triển của đất nƣớc, trong những năm qua Bình Dƣơng đã có những chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI vào tỉnh khá có hiệu quả. Một số thành công cần học hỏi ở Bình Dƣơng:

- Chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh là nhân tố quyết định... Ủy ban nhân dân tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tƣ để xúc tiến, mời gọi đầu tƣ.

- Công tác quy hoạch định hƣớng kêu gọi đầu tƣ cũng đƣợc chuẩn bị kỹ, đề ra đƣợc mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm chƣơng trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nƣớc, viễn thông, hạ tầng các khu dân cƣ tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tƣ. Với vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh nhƣng Bình Dƣơng có chính sách giá cho thuê đất ƣu đãi là một lợi thế của tỉnh so với các vùng và địa phƣơng lân cận.

- Để đƣa Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài vào áp dụng thực tiễn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tƣ dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dƣơng, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó, thực hiện cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung

22

đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tƣ nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tƣ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện dƣới sự tham mƣu của Hội đồng tƣ vấn đầu tƣ là cơ quan tƣ vấn giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ khi đến đầu tƣ tại tỉnh Bình Dƣơng.

- Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tƣ, đối với những vấn đề vƣợt thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tƣ kiến nghị với các cơ quan Trung ƣơng giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ trong quá trình triển khai dự án.

- Công tác tiếp thị, kêu gọi đầu tƣ đã đƣợc lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham gia tích cực. Công tác tiếp thị đƣợc thực hiện qua các cuộc hội thảo do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, cũng nhƣ qua các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan lãnh sự và qua các nhà đầu tƣ đã đầu tƣ thành công trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trƣơng, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc phù hợp với thực trạng nền kinh tế nƣớc nhà, nhất là chính sách kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy các doanh nghiệp an tâm đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một bƣớc tiến quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực năng động và hiệu quả.

- Việc cho phép các nhà đầu tƣ trong nƣớc thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là một mô hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh trong thời gian qua.

23

- Tỉnh Bình Dƣơng ngoài việc thực hiện chính sách chung của Chính phủ về thu hút, gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tìm hiểu, khảo sát thị trƣờng, tìm cơ hội đầu tƣ và xúc tiến đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các ƣu đãi đối với đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

24

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu bắt đầu thu thập dữ liệu từ đầu tháng 3/2014, với thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.1.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp. Tác giả chủ yếu phân tích số liệu đƣợc lấy từ các báo cáo về hoạt động thu hút FDI vào Hải Dƣơng do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cung cấp. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu tìm kiếm thông tin bằng công cụ Google để truy cập vào các tài liệu, tạp chí và các bài viết có liên quan, điều này giúp cho tác giả có cơ hội đọc các tài liệu khác nhau về hoạt động thu hút FDI vào các khu công nghiệp. Tác giả cũng truy cập vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê VN,Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dƣơng... để tìm kiếm dữ liệu thống kê cần thiết. Các số liệu này sẽ đƣợc khái quát thành bảng biểu, sơ đồ để tiến hành phân tích đánh giá. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

- Tác giả đã tổng hợp đƣợc bảng số liệu về tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh theo các chỉ tiêu

- Tác giả đã đánh giá đƣợc những tác động của hoạt động thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh đối với sự tăng trƣởng GDP của tỉnh, đối với ngành công nghiệp của tỉnh, đối với sự tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh và đối với việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động

- Tác giả cũng đánh giá đƣợc các chính sách nhằm thu hút FDI của tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn 2007-2014 để thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của những chính sách đó.

- Tác giả đã tìm kiếm các lý luận về FDI và khu công nghiệp - Tìm kiếm các bài báo, tài liệu có liên quan đến đề tài

- Tổng hợp các kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Hƣng Yên, Bắc Ninh, Bình Dƣơng.

25

2.1.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả tiến hành khảo sát điều tra một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ở Hải Dƣơng để tiến hành đánh giá các chính sách thu hút FDI của tỉnh cũng nhƣ chính sách thu hút FDI của từng khu công nghiệp. Quy mô mẫu đƣợc chọn là 20 doanh nghiệp FDI thuộc 3 khu công nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

- Khu công nghiệp Đại An: Công ty TNHH SumidensoViệt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Hoa thần Việt Nam, Công ty TNHH PHI, Công ty TNHH Namae Vina Electronics, Công ty TNHH Chemilens VN, Công ty TNHH Thiên Sƣ VN, Công ty TNHH Kefico Việt Nam.

- Khu công nghiệp Nam Sách: Công ty TNHH May Tinh Lợi, Công ty TNHH hóa nhựa Đệ Nhất – CNHD, Công ty TNHH Việt Nam ToyoDenso, Công ty TNHH Aiden VN, Công ty TNHH Vina Okamoto, Công ty TNHH May Ever – Glory.

- Khu công nghiệp Tân Trƣờng: Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Jaguar Hà Nội, Công ty TNHH Điện tử Uniden VN, Công ty TNHH Chính xác Ngân Vƣợng, Công ty TNHH Sankyu VN, Công ty TNHH Hitachi Cable Việt Nam, Công ty CP chăn nuôi C.P VN.

Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra tới những doanh nghiệp kể trên. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu về là 20. Phiếu điều tra đƣợc thiết kế thành 2 phần: Phần A là phần tổng quan về doanh nghiệp gồm 4 câu hỏi, phần B là phần đánh giá

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ( Luận văn ThS. Kinh tế 2015 ) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)