Khu công nghiệp và chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Việt

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ( Luận văn ThS. Kinh tế 2015 ) (Trang 25)

thức đầu tƣ này, các nhà đầu tƣ có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tƣ và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà nƣớc Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.

e. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

Là phƣơng thức đầu tƣ dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công trình cho Nhà nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tƣ quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hợp lý.

g. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

Là một phƣơng thức đầu tƣ nƣớc ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nƣớc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hợp lý.

h. Doanh nghiệp chế xuất

Là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của chính phủ về doanh nghiệp chế xuất.

1.2.2. Khu công nghiệp và chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Việt Nam Việt Nam

1.2.2.1. Khái niệm và đặc trưng của Khu công nghiệp

a. Khái niệm khu công nghiệp

Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong tài liệu KCX ở các nƣớc đang phát triển công bố năm 1990, thì KCN là khu vực tƣơng đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tƣ vào các ngành công nghiệp hƣớng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho

15

các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tƣ mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nƣớc chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế.

Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (World Expot Processing Zone Association – WEPZA) thì “KCX là tất cả các khu vực đƣợc chính phủ các nƣớc cho phép thành lập và hoạt động nhƣ Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thƣơng hoặc khu vục khác đƣợc tổ chức này công nhận”. Từ quan điểm này, do nhu cầu phát triển của mối quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển, khái niệm này đã đƣợc bổ sung thành những quan niệm mới nhƣ Khu kinh tế mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở…

Quan niệm của Hiệp hội thế giới về KCX rất rộng đòi hỏi chính sách quản lý có độ linh hoạt cao và mức độ tự do hoá khá lớn.

Ở Việt Nam, khái niệm về KCN đƣợc ghi trong Nghị định 192/CP ngày 15/12/1994 của Chính phủ về quy chế KCN. Các KCN đƣợc định nghĩa là “khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phủ với các ranh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư”.

Theo Điều 2 - Nghị định 36/CP của Chính phủ ban hành về: “Quy chế hoạt động của các KCN, KCX, KCNC” thì khái niệm về KCN đƣợc giải thích nhƣ sau:

KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập.

KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Những doanh nghiệp này đƣợc hƣởng những ƣu đãi đặc biệt về thuế quan, miễn thuế đối với tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu. Sản phẩm của các doanh nghiệp này chỉ đƣợc phép xuất khẩu chứ không đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa. Trong trƣờng hợp bán trên thị trƣờng nội địa thì sẽ phải chịu thuế nhập khẩu nhƣ đối với những hàng hoá nhập khẩu thông thƣờng.

16 b. Đặc trƣng của khu công nghiệp

Có thể thấy rằng KCN là những địa bàn sản xuất công nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cƣ sinh sống, có ranh giới pháp lý riêng, có ban quản lý riêng do Chính phủ thành lập. Về kết cấu hạ tầng, KCN đƣợc cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động các doanh nghiệp công nghiệp. Về cơ cấu ngành, trong KCN có cả các ngành truyền thống mà trong nƣớc có lợi thế so sánh và cả các ngành công nghiệp mới nhƣ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ lắp ráp…

So với KCX, KCN thƣờng có phạm vi hoạt động rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xuất khẩu mà còn mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp bao gồm cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nƣớc.

Từ Nghị định 36/CP cho thấy KCN là một khái niệm động gắn liền với điều kiện cụ thể nơi nó hình thành. Các tiêu chí để hình thành một KCN bao gồm:

Thứ nhất, KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Thứ hai, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống, xây dựng theo quy hoạch tổng thể đã đƣợc chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, KCN phải do chính phủ hoặc do Thủ tƣớng chính phủ quyết định thành lập. Khi muốn hình thành KCN đã có trong quy hoạch tổng thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình Thủ tƣớng chính phủ xem xét quyết định thành lập.

Thứ tƣ, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất. Đó là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN, KCX, song về cơ bản đều thống nhất ở những đặc trƣng sau:

Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giũa chủ đầu tƣ và nƣớc chủ nhà. KCN là nơi có môi trƣờng kinh doanh

17

đặc biệt phù hợp đƣợc hƣởng những quy chế tự do, các chính sách ƣu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ đầu tƣ trên cơ sở chính sách ƣu đãi về kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trƣờng đầu tƣ.

Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó thƣờng là những khu vực có vị trí địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào xung quanh, giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nƣớc sở tại và đƣợc chính phủ nƣớc đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển.

Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ƣu tiên chính sách hƣớng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một nƣớc.

Hiện nay ở nƣớc ta đã xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ do Trung ƣơng thành lập và các cụm CN ở các địa phƣơng của chính quyền địa phƣơng (cấp tỉnh, thành phố). Mặc dù có một số đặc điểm đặc thù nhƣ quy mô thƣờng nhỏ hơn, ảnh hƣởng thƣờng hẹp hơn nhƣng về bản chất không có sự khác biệt so với các KCN của Trung ƣơng. Trong đề tài, khái niệm KCN đƣợc hiểu bao gồm cả KCN do Trung ƣơng thành lập, quản lý và cả các cụm CN do chính quyền địa phƣơng thành lập.

Nói tóm lại, sự ra đời của các KCN nhằm mục đích cung cấp các điều kiện về kết cấu hạ tầng tốt nhất cho việc xây dựng và vận hành của các cơ sở sản xuất công nghiệp đặc biệt là hỗ trợ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào nƣớc sở tại sẽ có đƣợc đầy đủ điều kiện mặt bằng, đƣờng sá, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải… để sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai phía.

1.2.2.2. Chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam đang sử dụng Luật đầu tƣ số 59/2005/QH11 để quản lý và giám sát các hoạt động đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Theo đó, Nhà nƣớc luôn dành nhiều ƣu đãi khuyến khích cho các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào các khu công nghiệp đặc biệt là các dự án FDI. Ƣu đãi đối với nhà đầu tƣ đầu tƣ vào khu công nghiệp, khu chế xuất,

18

khu công nghệ cao, khu kinh tế . Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và các nguyên tắc quy định tại Luật Đầu tƣ, Chính phủ quy định những ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Đó là những ƣu đãi về thuế, chính sách hỗ trợ đầu tƣ, chính sách hỗ trợ để giải phóng mặt bằng… Theo đó mỗi địa phƣơng có thể đƣa thêm những ƣu đãi của tỉnh mình để tăng tính cạnh tranh giữa các tỉnh.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương ( Luận văn ThS. Kinh tế 2015 ) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)