TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 42)

Khi tổng kết kết quả đánh giá khách quan bộ giống/dòng thí nghiệm thu đƣợc kết quả và đƣợc trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Tình hình bệnh hại trên lúa của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013

STT Giống/dòng Đạo ôn

lá (cấp) Đạo ôn cổ bông (cấp) Bệnh bạc lá (cấp) Bệnh khô vằn (cấp) Bệnh đốm nâu (cấp) 1 CTUS4 1 1 0 1 0 2 CTUS5 2 1 0 0 1 3 OM4900 1 1 0 1 0 4 BN2 1 3 0 1 1 5 OM5629xTP6 1 1 0 1 1

Bệnh đạo ôn lá: từ kết quả trình bày trong Bảng 3.5 dòng CTUS5 có sự xuất hiện của bệnh bằng các triệu chứng: vết bệnh nhỏ, tròn hay dài, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dƣới có vết bệnh cho nên đánh giá ở cấp 2. Dòng CTUS4, BN2, OM5629xTP6 và giống OM4900 đều có chung triệu chứng là vết bệnh có màu nâu hình kim châm ở giữa cho nên đánh giá ở cấp 1. Từ kết quả trên cho thấy có sự xuất hiện bệnh ở giai đoạn mạ và vƣơn lóng cho nên cần có biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn lá ở giai đoạn này nhằm giảm ảnh hƣởng của bệnh tới quá trình quang hợp của cây lúa.

Bệnh đạo ôn cổ bông, khi quan sát ô thí nghiệm ở giai đoạn vào chắc thì tất cả ô thí nghiệm đều có thấy sự xuất hiện của bệnh nhƣng ở các mức độ khác nhau. Theo đánh giá khách quan thì ở dòng BN2 bệnh tấn công ở gié cấp 1 nhƣng chủ yếu ở giữa trục bông cho nên đánh giá bệnh ở mức 3. Dòng CTUS4, CTUS5, OM5629xTP6 và giống OM4900 thì bệnh chủ yếu tấn công ở gié cấp 2 mức độ nhẹ cho nên đánh giá bệnh cấp 1. Từ kết quả cho thấy cần có biện pháp phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên tất cả các giống/dòng lúa thí nghiệm.

Từ kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy không có sự xuất hiện của bệnh bạc lá. Các giống/dòng lúa thí nghiệm có tính kháng với bệnh bạc lá.

Bệnh khô vằn: qua kết quả trình bày ở Bảng 3.5 các giống/dòng thí nghiệm đều có sự xuất hiện của bệnh khô vằn ở cấp 1. Ngoại trừ dòng CTUS5 tuy có sự xuất hiện của bệnh nhƣng vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây nên đánh giá ở cấp 0. Từ kết quả trên cho thấy các giống/dòng thí nghiệm vẫn còn nhiễm bệnh song vẫn có tính kháng với bệnh cho nên mức độ nhiễm bệnh trên cây lúa thấp.

Bệnh đốm nâu, dòng CTUS4, giống OM4900 cho thấy sự nổi trội của mình về tính kháng bệnh khi không có sự xuất hiện của bệnh trong ô thí nghiệm. Dòng CTUS5, BN2, OM5629xTP6 thì có thấy sự hiện diện của bệnh nhƣng ở mức độ thấp (<4% diện tích vết bệnh trên lá). Các giống/dòng thí nghiệm thể hiện tính kháng với bệnh song muốn biết thêm chính xác cần có các thí nghiệm khác để đánh giá thêm chính xác về tính kháng của giống/dòng đối với bệnh hại.

Bảng 3.6 Tình hình sâu hại trên lúa của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013

STT Giống/dòng Sâu cuốn lá

(cấp) Sâu đục thân (cấp) Rầy Nâu (cấp) Khả năng chịu mặn (cấp) 1 CTUS4 0 0 0 1 2 CTUS5 0 0 0 3 3 OM4900 0 1 0 3 4 BN2 0 0 0 1 5 OM5629xTP6 1 0 0 1

Từ kết quả trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy tất cả các giống/dòng lúa thí nghiệm đều không thấy sâu bệnh gây hại (ngoại trừ dòng OM5629xTP6 bị sâu cuốn lá tấn công nhƣng mức độ nhẹ, giống OM4900 bị sâu đục thân gây hại). Đặc biệt là Rầy Nâu, dịch hại gây hại nghiêm trọng nhất cho trà lúa của ĐBSCL không thấy xuất hiện trên lô thí nghiệm. Từ kết quả trên cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm có ƣu điểm hơn các giống/dòng lúa đƣợc trồng phổ biến. Trong khi đó các giống lúa đƣơc trồng đại trà bị nhiễm sâu bệnh hại đặc biệt là Rầy Nâu nhƣng các giống/dòng thí nghiệm lại không thấy có sự xuất hiện của Rầy Nâu trên ruộng, sâu cuốn lá, và sâu đục thân (ngoại trừ OM5629xTP6 bị sâu cuốn lá, OM4900 bị sâu đục thân tấn công).

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)