ĐẤT MẶN
Nguyễn Thanh Tƣờng (2011), đã nghiên cứu đánh giá sự sinh trƣởng và năng suất của 9 giống lúa chống chịu mặn trồng trên đất lúa-tôm tại Bạc Liêu và kiểm tra khả năng chịu mặn của 56 giống lúa mùa có khả năng chịu mặn bằng điện di DNA với vật liệu là các giống lúa mùa thuộc tập đoàn giống của bộ môn di truyền giống khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ, 17 giống cao sản ngắn ngày, 1 giống chuẩn kháng Đốc Phụng và 2 giống chuẩn nhiễm IR28 và IR29. Kết quả đã chọn đƣợc 3 giống lúa cao sản OM5629, OM6677, OM6377 và 4 giống lúa mùa Nàng Thơm Chợ
Đào, Tài Nguyên (LA), Tài Nguyên (TG), Một Bụi Đỏ có khả năng chống chịu EC từ 3-3,53 mS/cm.
Bùi Chí Bửu và ctv. (2000), đã chọn tạo giống lúa cho vùng nhiễm mặn ven biển thích nghi mực nƣớc sâu 30-50cm, kháng mặn đầu vụ ở mức 4-6 dS/m. Các giống có triển vọng đã đƣợc chọn khuyến cáo cho vùng nhiễm mặn OM2031, OM1490, OM1314 cho nhóm lúa sớm và Tép Hành đột biến, thuộc nhóm lúa trung mùa.
Võ Quang Minh và ctv. (1990), đã khảo sát ảnh hƣởng nồng độ mặn vào thời kỳ nhiễm mặn trên năng suất lúa A96-1 và cho rằng ảnh hƣởng của mặn chủ yếu làm gia tăng áp suất thẩm thấu trong dung dịch đất làm cây khó hấp thu nƣớc và chất dinh dƣỡng; từ đó sinh trƣởng và phát triển của cây bị ảnh hƣởng, nồng độ muối trong dung dịch đất càng cao và thời gian nhiễm mặn càng sớm thì cây càng phát triển kém. Đối với lúa, ở nồng độ 6g/l (6‰) cây bị chết hoàn toàn khi bị nhiễm mặn ở giai đoạn nảy mầm và giai đoạn mạ (15 NSKG), ở nồng độ 2 và 4g/l cây lúa vẫn sống nhƣng năng suất giảm rất nhiều.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP