THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 40)

Sau khi tiến hành thu lúa từ lô thí nghiệm, các giống/dòng lúa thí nghiệm đƣợc tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu về thành phần năng suất trong phòng thí nghiệm đƣợc trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2012 – 2013

STT Giống/dòng Bông/ m2 Số hạt trên bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) TL 1000 hạt (g) NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha) 1 CTUS4 267ab 99c 72,18a 19,66b 3,79 5,08 2 CTUS5 351a 116abc 70,39a 11,86c 3,33 4,84 3 OM4900 209b 105bc 65,14b 20,82ab 3,66 4,47 4 BN2 234b 121ab 63,08b 21,99a 4,37 6,20 5 OM5629xTP6 215b 130a 64,83b 22,43a 4,29 6,28 F * * * * ns ns CV (%) 32,03 8,52 2,34 2,21 3,53 3,63

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (*) khác biệt có ý nghĩa 5%, NSLT: năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực tế

Số bông/m2: từ kết quả trình bày ở Bảng 3.4 số bông/m2 của các giống/dòng thí nghiệm biến thiên từ 209-351 bông/m2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong đó, dòng CTUS5 có số bông/m2 là cao nhất (351 bông/m2), giống OM4900 có số bông/m2 là thấp nhất (209 bông/m2) và có sự khác biệt thống kê. Các giống/dòng còn lại thì không có sự khác biệt thống kê với giống đối chứng. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), các giống có số bông/m2

trung bình đối với lúa cấy: 350–400 bông có thể cho năng suất cao.

hạt chắc/bông trung bình là 114 hạt chắc/bông, giống đối chứng có số hạt chắc/bông là 105 hat chắc/bông thấp hơn mức trung bình của tất cả các dòng/giống thí nghiệm, dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là dòng OM5629xTP6 (130 hạt chắc/bông), thú hai là BN2 (121 hạt chắc/bông) và thấp nhất là CTUS4 (99 hạt chắc/bông). Số hạt chắc trên bông có ảnh hƣởng thuận đối với năng suất của cây lúa và số hạt chắc trên bông còn phụ thuộc vào giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Vì vậy, số hạt chắc trên bông cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chọn tạo giống cần quan tâm. Qua kết quả trên có thể chọn giống/dòng OM5629xTP6 và dòng BN2 phục vụ cho canh tác.

Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.4 tỷ lệ hạt chắc của các dòng/giống lúa thí nghiệm trung bình là 67,12 %, giống đối chứng là 65,14%, dòng có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là CTUS4 (72,18%), thấp nhất là BN2 (63,08%). Và qua kết quả trên thì cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa các dòng lúa thí nghiệm. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), giống có năng suất cao là giống phải có tỷ lệ hạt chắc từ 80% trở lên, các dòng/giống thí nghiệm có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn 80%. Tuy nhiên, các dòng thí nghiệm so với giống đối chứng thì có phần trội hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, trong các dòng thí nghiệm thí dòng CTUS4, CTUS5 có thể là giống có tiềm năng cho phát triển trong tƣơng lai. Nhƣng trong kết quả thực tế thu đƣợc thì dòng BN2 và dòng OM 5629 x TP6 lại có năng suất thực tế cao nhất cho thấy tỷ lệ hạt chắc không ảnh hƣởng nhiều tới năng suất của giống trong quá trình canh tác. Năng suất của một giống lúa không chỉ quyết định bởi số hạt chắc/bông, trọng lƣợng 1000 hạt, số bông/m2… mà còn chịu ảnh hƣởng của một yếu tố không kém phần quan trọng đó là tỷ lệ hạt chắc của bông.

Từ kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.4 trọng lƣợng 1000 hạt của giống đối chứng là 20,82 gram, dòng có trọng lƣợng 1000 hạt cao nhất là OM5629 x TP6 (22,43 gram), thấp nhất là CTUS5 (11,86 gram). Và qua kết quả trên cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa các dòng lúa thí nghiệm. Dòng CTUS5 cho thấy sụ khác biệt có ý nghĩa với giống đối chứng, còn các dòng còn lại thì không có sự khác biệt thống kê với giống đối chứng cũng đồng nghĩa với trọng lƣợng 1000 hạt của các dòng thí nghiệm tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Từ kết quả trên chúng ta có thêm một đặc tính trong việc chọn đƣợc giống thích hợp cho canh tác tai địa phƣơng.

Theo kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.4 năng suất thực tế giữa các dòng thí nghiệm và giống đối chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là các giống/dòng thí nghiệm có năng suất tƣơng đƣơng nhau. Cụ thể, dòng BN2 có năng suất 4,37 tấn/ha là cao nhất, dòng OM5629xTP6 có năng suất 4,29 tấn/ha là cao thứ hai, tiếp theo là CTUS4 với 3,79 tấn/ha, OM4900 3,66 tấn/ha và thấp nhất là dòng CTUS5 với 3,33 tấn/ha. Tuy có sự khác biệt về năng suất nhƣng giữa các dòng/giống thi nghiệm không có sự khác biệt về mặt thống kê cho nên trong chọn giống canh tác cho địa phƣơng có thể chọn bất kỳ một trong 5 dòng/giống này để canh tác. Tuy nhiên, ngoài mặt dựa vào năng suất trong chọn một giống lúa để đƣa vào canh tác cần có các chỉ tiêu khác đi kèm giống đƣợc chọn nhƣ phẩm chất tốt: mềm cơm, tính thơm,… Năng suất thực tế là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá một

giống nào đó có thích hợp trong chọn giống và phát triển thành giống chủ lực của vùng.

Theo kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy giữa các dòng thí nghiệm và giống đối chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các dòng thí nghiệm với giống đối chứng về năng suất. Cụ thể, dòng OM5629xTP6 có năng suất cao nhất với 6,28 tấn/ha, thứ hai là dòng BN2 với 6,20 tấn/ha, tiếp theo sau đó là CTUS4 với 5,08 tấn/ha, CTUS5 với 4,84 tấn/ha và thấp nhất là giống đối chứng với 4,47 tấn/ha. Theo kết quả cho thấy giữa các dòng không có sự khác biệt về mặt thống kê vì vậy tiềm năng của các dòng/giống là tƣơng tự nhau. Trong chọn lựa giống để canh tác có thể ƣu tiên cho giống OM5629xTP6, BN2 vì tiềm năng của hai dòng này có vẻ trội hơn các dòng còn lại. Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu năng suất của các dòng/giống lúa thí nghiệm. Năng suất lý thuyết của một giống nào đó nói lên tiềm năng năng suất của giống đó có thể đạt đƣợc trong quá trình canh tác. Năng suất lý thuyết dựa vào điều kiện chuẩn của lô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)