Phân tích kết cấu tài sản

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần dầu khí mekong (Trang 47)

Phân tích tình hình tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối năm với đầu năm còn đánh giá sự biến động của các bộ phận vốn cấu thành tổng số tài sản của công ty nhằm thấy được việc sử dụng tài sản và việc phân bổ giữa các loại tài sản trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lí không, từđó đề ra biện pháp sử dụng tài sản.

Bảng 4.2 Bảng tỷ trọng các loại tài sản

Ta thấy tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tăng điều qua 3 năm. Tổng tài sản tăng từ 3.337.089 triệu đồng năm 2010 lên 5.664.494 triệu đồng năm 2012, tài sản ngắn hạn tăng từ 925.365 triệu đồng năm 2010 lên 1.402.641 triệu đồng, tài sản dài hạn cũng tăng 2.411.724 triệu đồng lên 4.261.853 triệu đồng. Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Giá tr % Giá trị % Giá trị % Tài sản ngắn hạn 925.365 27,73 1.180.549 24,57 1.402.641 24,76 Tài sản dài hạn 2.411.724 72,27 3.625.084 75,43 4.261.853 75,24 Tổng tài sản 3.337.089 100 4.805.633 100 5.664.494 100

Bảng 4.2 Bảng phân tích tình hình tài sản qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh l2011/2010 ệch Chênh l2012/2011 ệch Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) %

A.Tài sản ngắn hạn 925.365 27,73 1.180.549 24,57 1.402.641 24,76 255.184 27,58 222.092 18,81 I- Tiền và các khoản tương

đương tiền 122.541 3,67 128.811 2,68 131.802 2,33 6.270 5,12 2.991 2,32 II- Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 177.340 5,31 266.011 5,54 360.305 6,36 88.671 50 94.294 35,45 III- Các khoản phải thu

ngắn hạn 477.772 14,32 572.158 11,91 698.054 12,32 94.386 19,76 125.896 22 IV- Hàng tồn kho 115.923 3,47 173.884 3,62 174.612 3,08 57.961 50 728 0,42 V- Tài sản ngắn hạn khác 31.789 0,95 39.685 0,83 37.868 0,67 7.896 24,84 (1.817) (4,58) B. Tài sản dài hạn 2.411.724 72,27 3.625.084 75,43 4.261.853 75,24 1.213.360 50,31 636.769 17,57 II- Tài sản cốđịnh 1.458.230 43,70 2.066.685 43,01 2.657.515 46,92 608.455 41,73 590.830 28,59 IV- Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 867488 26,00 1471390 30,62 1542067 27,22 603.902 69,62 70.677 4,80 V- Tài sản dài hạn khác 86006 2,58 87009 1,81 62271 1,10 1.003 1,17 (24.738) (28,43)

Năm 2011 tổng tài sản tăng 44,10% so với năm 2010 với số tiền tăng thêm 255.184 triệu đồng. Bước sang năm 2012 tỷ lệ tăng này có giảm so với năm 2011 chỉ tăng thêm với tỷ lệ 17,87% là do tình hình kinh tế chung của cả nước. Năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng 27,58% tương ứng một lượng là 255.184 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tài sản tiếp tục tăng 18,81% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tiền và các khoảng tương đương tiền phải thu ngắn hạn và các khoản thu đầu tư tài chính ngắn hạn cao. Đối với tài sản dài hạn năm 2011 cũng tăng mạnh hơn tương ứng với 50,31% so với năm 2010 do công ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhiều công trình làm tài sản cố định tăng, và năm 2012 tăng 17,57% so với năm 2011. Bước sang năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên công ty đã cắt hoặc hõan thi công một số hạn mục xây dựng nên tài sản cố định có tăng nhưng tăng ít hơn so vơi tốc độ tăng giữa năm 2011 so với năm 2010.

Tuy có biến động nhưng nhìn chung về cơ cấu cũng như quy mô của các loại tài sản điều có xu hướng tăng lên, cho thấy tăng lên cho thấy qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang thay đổi ngày càng mở rộng, chính sách đầu tư tài chính của công ty theo ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả, các tài sản không phù hợp được thay thế, đầu tư mua sắm thiết bị, nhà xưởng để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn tham gia trực tiếp vào hóa trình kinh doanh sản xuất của công ty. Bao gồm nhiều khoản mục tạo thành ứng với mỗi khoản mục nó được sử dụng khác nhau, có đặc điểm khác nhau. Tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 là 925.365 triệu đồng chiếm tỷ lệ 27,73% so với tổng tài sản. Đến năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng lên là 1.180.549 triệu đồng chiếm tỷ lệ 24,57% trong tổng tài sản. Năm 2012 tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng với số tiền 1.402.641 triệu đồng chiếm tỷ lệ 24,56%. Như vậy ta thấy có sự thay đổi rất lớn trong kết cấu tài sản của công ty. Tuy tài sản ngắn hạn luôn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản lại giảm do công ty đang chú trọng đầu tư hơn về tài sản dài hạn

Bảng 4.4 Tỷ trọng các khoản mục tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2010 (%) Năm 2011 (%) Năm 2012 (%)

1. Các khoản tương đương tiền 13,24 10,91 9,40 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 19,16 22,53 25,69 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 51,63 48,47 49,77

4. Hàng tồn kho 12,53 14,73 12,45

Qua bảng trên cho ta thấy sự biến động lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn do các khoản phải thu ngắn hạn có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tài sản ngắn hạn, chiếm 51,63% năm 2010, 48,47% năm 2011 và 49,77% năm 2012. Ngoài ra các khoản mục khác tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, các khoản tương đương tiền năm 2010 chiếm 13,24%, đến năm 2011 chiếm 10,91% và 9,40% ở năm 2012 trong tổng tài sản ngắn hạn; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đều qua năm 2010 là 19,16%, năm 2011 là 22,53% và năm 2012 là 25,69%; hàng tồng kho có biến động với mức 12,53% ở năm 2010 tăng lên 14,73% ở năm 2011 và lại tiếp giảm xuống 12,45% ở năm 2012; tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn mà ngày càng có xu hướng giảm xuống năm 2010 là 3,44%, sang năm 2011 là 3,36%, năm 2012 là 2,70%. Tại sao cơ cấu tài sản ngắn hạn lại có sự biến động về như vậy ta hãy xem xét các yếu tố cấu thành nên tài sản ngắn hạn của công ty.

Tin và các khon tương đương tin

Vốn bằng tiền của công ty tăng giảm các năm không đều nhau. Năm 2010 là 122.541 triệu đồng chiếm 3,67% so với tổng tài sản. Đến năm 2011 tăng lên là 128,811 triệu đồng chiếm 2,68% trong tổng tài sản. Nguyên nhân vốn bằng tiền của công ty là do chính sách của công ty là bán hàng thu tiền trước nên hạn chế các khoản nợ phải thu. Sang năm 2012 vốn bằng tiền lại giảm xuống còn 130.802 triệu đồng với tỷ lệ 2,33% so với tổng tài sản. Sở dỉ lượng tiền giảm ở năm 2012 là do công ty đưa tiền đi đầu tư, sản xuất kinh doanh đây là tính hiệu tốt đối với công ty. Bên cạnh đó lượng tiền giảm do thanh toán cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thêm vào đó giá cả hàng hóa tăng cao đã làm cho chi phí tăng cao. Vì vậy công ty cần có chính sách phù hợp hạn chế sự tác động của việc tăng giá đến hoạt động kinh doanh.

Các khon phi thu ngn hn

Nhìn chung các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2010 là 477.771 triệu đồng chiếm 51,63%, năm 2011 tăng lên đáng kể là 572.158 triệu đồng chiếm tỷ lệ 48,47% trong tổng tài sản ngắn hạn, bước sang năm 2012 các khoản phải thu tăng lên 698.054 triệu đồng chiếm tỷ lệ 49,77% trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2011 các khoản phải thu tăng lên là do khoản phải thu khách hàng tăng lên 94.368 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,36% so với năm 2010, trả trước cho người bán tăng 10.073 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25,27% so với năm 2010, các khoản phải thu khác củng giảm 4.069 triệu tỷ lệ tăng là 19,51% so với năm 2010. Chứng tỏ trong năm công ty còn chưa thu hồi được nợ, tuy phần trả trước cho người bán và các khoản phải

thu khác có phần giảm nhưng giảm không đáng kể. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 125.896 với tỷ lệ 22% so với năm 2011, phải thu khách hàng cũng tăng lên 115.509 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,95% so với năm 2011, bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán tăng thêm lên 2.628 triệu đồng với tỷ lệ tăng thêm là 8,49%, khoản phải thu khác tăng từ16.792 triệu đồng năm 2011 lên 24.876 triệu đồng năm 2012 tăng 8.084 triệu đồng tương đương 48,14%. Chính sách bán hàng thu tiền ngay được công ty áp dụng chưa hiệu quả, khả năng thu hồi ngày càng chậm, vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, công ty cần thêm nhiều chính sách nhằm cải thiện tình trạng này.

Nhìn chung khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn năm 2010 là 51,63%, năm 2011 là 48,47%, năm 2012 là 49,77%. Tuy nhiên công ty đã cố gắng để làm giảm tỷ trọng này trong tổng tài sản ngắn hạn ở năm 2010 và năm 2011, tuy nhiên đến năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn nên khoản mục phải thu ngắn hạn tăng lên. Đây là điều không có lợi cho công ty, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều,công ty cần chú ý những đối tác có dấu hiệu chiếm dụng vốn để có biện pháp ứng phó.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần dầu khí mekong (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)