Lịch sử hình thành và phát triể n

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần dầu khí mekong (Trang 26)

Năm 1996, với tầm nhìn chiến lược, nhằm phát huy sức mạnh giữa ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước là dầu khí với nông nghiệp từ trung ương đến địa phương. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam) đã cử cán bộ đến khảo sát địa điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để xây dụng kho bãi, phát triển thị trường sản phẩm ở khâu hạ nguồn. Với vị thế là trung tâm của ĐBSCL. Cần Thơđã được chọn là địa điểm đểđặt trụ sở và tổng kho xăng dầu.

Công ty liên doanh dầu khí Mekong (Petromekong) đã được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn dầu khí và các tỉnh ĐBSCL gồm: Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau theo giấy phép số 007083/GP/GPTL – 02 ngày15/05/1998 do UBND tỉnh Cần Thơ cấp với các chức năng chính là xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ, sản xuất chế biến xăng dầu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, buôn bán lẻ các loại xăng dầu, gas, nhớt… Nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu Cần Thơ.

Năm 1999, Công ty đạt được một bước phát triển mới khi chính thức trở thành một trông những đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu, giúp nâng cao vị thế không chỉ của Công ty mà còn là vị thế của Cần Thơ, với các tiêu chí nộp ngân sách luôn đứng đầu trong tỉnh.

Năm 2002, năm đầu tiên Tổng kho xăng dầu đi vào hoạt động và càng khẳng định với vị thế của Công ty Petromekong khi doanh thu tăng hơn 182% so với năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên bắt đầu tính chi phí khấu hao Tổng kho do đó công ty đã triển khai rất mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ và khách hàng.

Từ năm 2003 đến 2006 là giai đoạn hết sức khó khăn do thị trường thế giới biến động tăng giá rất mạnh nhưng công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm. Đây là giai đoạn vượt bậc của công ty về tất cả các chỉ tiêu với mức tăng trưởng 2-3 lần so với các giai đoạn trước.

Năm 2007, lả năm có nhiều biến đổi lớn đối với công ty. Công ty chuyển đổi loại hình hoạt động sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và được Sở Kế hoạch va Đầu Tư Thành phố Cần Thơ cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 5702000488. Ngày 31/12/2008, Hội đồng thành viên Công ty TNHH Dầu khí Mekong đã đưa ra quyết định số 128/QĐ-HĐTV về việc chuyển đổi Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong. Ngày 15/01/2009, Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong số 1800277683.

Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong trong buổi đầu thành lập chỉ có 5 thành viên. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều có cử các doanh nghiệp của mình tham gia liên doanh vào công ty. Điều này khẳng định sự tồn tại và đi lên của công ty. Vốn điều lệ của công ty lá 350.446.780.000 VNĐ do các thành viên hội đồng đóng góp gồm:

3.1.3 Lĩnh vc hot động

Tên thành viên Phần trăm góp vốn

Tổng công ty Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ Công ty Thương mại Trà Vinh

Công ty Thương mại Vĩnh Long Công ty Du lịch và Dịch vụ Minh Hải Công ty Du lịch Bạc Liêu

Công tyThương mại và Dịch vụ Sóc Trăng

Công ty Nông sản Thực phẩm XNK Tổng hợp An Giang

56% 20% 4% 4% 4% 4% 4% 4% Tổng cộng 100%

- Chế biến và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu (xăng, dầu, gas, nhớt, nhựa đường).

- Đầu tư xây dựng tổng kho xăng dầu.

- Đầu tư xây dựng các kho và cửa hàng kinh doanh các sản phẩm dầu khí ởĐBSCL và các địa phương khác.

- Vận tải đường bộ và đường thuỷ các sản phẩm dầu khí. - Đầu tư tài chính, kinh doanh địa ốc và cơ sở hạ tầng.

- Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, các hoạt động kĩ thuật dầu khí.

- Kinh doanh phân bón, hoá chất.

- Tư vấn quản lí nhà đất, tư vấn đấu thầu, lập dự án đầu tư, thẩm tra dự án thiết kế, giám sát công trình dân dụng, kho xăng dầu.

- Pha chế các sản phẩm từ nhà máy của Công ty Cổ phần Dầu khí Việt Nam.

- Và một số lĩnh vực khác.

3.1.4 Quy mô sn xut kinh doanh

Quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng nguồn lực của công ty và nhu cầu của thị trường cũng có một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại vả phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong hoạt động đầu tiên để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các tỉnh ĐBSCl. Công ty Liên doanh Dầu khí Mekong đã ra đời với các chức năng chủ yếu là kinh doanh sản xuất chế biến các sản phẩm xăng dầu, gas, nhớt. Nhằm phát huy thế mạnh của nước ta là nông nghiệp và ngành công nghiệp mũi nhọn là dầu khí, Công ty Liên doanh Dầu khí Mekong đã không ngừng chuyển đổi loại hình kinh doanh để phù hợp với tiến trình phát triển từ Công ty Liên doanh sang Công ty TNHH và hiện nay là Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong. Công ty đã kinh doanh chuyên sâu và đa dạng hơn các sản phẩm của ngành dầu khí đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác như: địa ốc, cơ sở hạ tầng, đầu tư tài chính, kinh doanh phân bón, hoá chất… Công ty đã mở rộng phân phối khắp các tỉnh ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.

Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong có hệ thống kho chứa, hệ thống đại lý, tổng đại lý tương đối hoàn chỉnh tại các tỉnh ĐBSCL với tổng sức chứa 54.575m3 xăng dầu các loại. Có mạng lưới phân phối, hệ thống đại lý khắp các tỉnh, có 525 điểm bán lẻ, 178 đại lý trực tiếp, 5 tổng đại lý (269 điểm bán lẻ),

Với đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng động, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công ty đã hợp tác với Công ty Tây nam Việt sản xuất và pha chế các sản phẩm xăng dầu, dung môi, hóa chất.... các đợt hàng sản xuất ra đều bán thẳng và có lãi, đạt hiệu quảđề ra. Hiện nay, Công ty dự kiến phát triển kinh doanh mặt hàng dung môi, hóa chất trở thành thế mạnh của Công ty, đa dạng hóa các sản phẩm như dung môi hoá chất, dầu hoá dẻo… nhằm cung cấp cho công nghiệp, tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu. Song song với việc kinh doanh mặt hàng chính là xăng dầu, Công ty Petromekong còn phát triển những sản phẩm hỗ trợ là các loại dầu nhờn động cơ. Công ty hiện là đại lý phân phối dầu nhờn cho Công ty Shell, dự kiến theo chiến lược phát triển đến năm 2015 Công ty sẽ nhập khẩu và tiến tới tự sản xuất dầu nhờn cung cấp cho thị trường nội địa nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

Với mạng lưới đại lý, tổng đại lý xăng dầu hiện có sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển mạnh mặt hàng phụ trợ này. Vận tải là một lĩnh vực hoạt động có hiệu quả gắn liền với kinh doanh xăng dầu. Hiện tại Công ty đã góp vốn với Công ty Petimex thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Mêkông để đầu tư phát triển đội tàu vận tải hiện đại đủ điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN

- Đại hội đồng cổđông: bao gồm tất cả các cổđông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ của công ty quy định.

+ Thông qua điều lệ, quyết định phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Các cổ đông sẽ thông qua bảng báo cáo tài chính hàng năm của công ty để lập ngân sách tài chính cho những năm tiếp theo.

- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng bầu ra, là cơ quan kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty trong việc chấp hành điều lệ của công ty các quy định pháp luật có liên quan. Ban kiểm soát gồm có 3 người trong đó có 1 người kiêm nhiệm do đối tác Cần Thơđề xuất.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): do đại hội đồng cổđông bầu ra, là cơ quan quản trị của công ty có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ

đông, HĐQT gồm 5 thành viên, có nhiệm kì 5 năm. Hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm báo cáo trước đại hội đồng cổđông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Ban giám đốc: gồm các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc. Giám đốc là người có trách nhiệm quản lý và điều mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế và quy định của công ty, có nhiệm kỳ 3 năm và có thể tái đề cử.

- Phòng tổ chức nhân sự: tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lí nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ, công nhân viên.

- Phòng văn thư: chịu trách nhiệm quản lí công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu của công ty. Thực hiện việc nhận và chuyển thư của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho ban giám đốc và đảm bảo công tác quản lý tài chính, kế toán tại công ty thực hiện một cách đầy đủ.

+ Tổ chức bộ máy kế toán của công ty hợp lý để quản lý, sử dụng tiền vốn, vật chất, tài sản có hiệu quả, đúng chế độ chính sách pháp luật, kết hợp việc ghi chép chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tếđó.

+ Sử dụng các thông tin phát sinh trong kỳđể lập và phân tích báo cáo tài chính. Thông qua đó đánh giá kết và lập kế hoạch tài chính chính của công ty, tham mưu cho ban giám đốc các phương án kinh tế có hiệu quả.

- Phòng kinh doanh: là bộ phận điều hành hoạt động kinh doanh các sản phẩm của công ty một cách hiệu quả nhất trên cơ sở thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nguyên tắc chếđộ quy định của nhà nước và công ty.

- Phòng kế hoạch và đầu tư: thực hiện việc tổ chức điều hành, lập ra kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong quá trình kinh doanh.

+ Hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của công ty, đề ra các chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị, đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch của công ty và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong công ty.

+ Thực hiện công tác thống kê, đồng thời đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư của công ty, tổ chức công tác xuất nhập khẩu, kiểm soát tồn kho hàng hóa, quản lý phương tiện vận chuyển và cung ứng hàng hóa của công ty.

- Phòng kỹ thuật và an toàn: chịu trách nhiệm về quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, các phương tiện của công ty, của các cửa hàng xăng dầu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ổn định và hiệu quả.

- Phòng hóa nghiệm: là phòng chuyên phụ trách phân tích các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của xăng dầu theo tiêu chuẩn. Từ đó thự hiện được pha chế các sản phẩm dầu khí đáp ứng nhu cầu của thị trường các tỉnh ĐBSCL.

- Tổng kho Cần Thơ: có chức năng giúp giám đốc quản lý toàn bộ hàng hóa cùng các hoạt động nhập xuất, pha chế, tồn chứa, bảo quản xăng dầu thông qua tổng kho và các hoạt động tài trợ khác (bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy…) đối với hệ thống của tổng kho nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.

- Các chi nhánh: trực tiếp giao dịch với khách hàng, đại diện cho công ty tại nơi mở văn phòng hoặc chi nhánh.

- Các cửa hàng: có chức năng quản lí toàn bộ hàng hóa cùng các hoạt động nhập, xuất, tồn, chứa, bảo quản xăng dầu và kinh doanh bán buôn, bán lẻ cùng các hoạt động hỗ trợ khác theo quy định của công ty dưới sự kiểm soát của phòng tài chính – kế toán và phòng kinh doanh.

Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Ban Kiểm Soát Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng hành chính quản trị Tổng kho xăng dầu Cần Thơ Phòng kỹ thuật an toàn Phòng kinh tế kế hoạch xuất nhập Phòng đầu tư Phòng kinh doanh Phòng tổ chức nhân sự Phòng Tài chính kế toán Phòng hóa nghiệm Phòng đo lường Phòng văn thư Các chi nhánh Các cửa hàng Hình 3.1 Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty

3.3 KHÁI QUÁT KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

- Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành 2007

- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09.2006 của Bộ trưởng bộ tài chính

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: kế toán sử dụng Việt Nam đồng để hạch toán - Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

- Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hình thức nhật kí chung.

- Niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3 NĂM GẦN ĐÂY

Do tác động của nhiều yếu tố khách quan làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi theo từng năm và có thể phân thành các nhóm chính như: việc mở rộng tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Có nhiều yếu tốảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng giá mua và giá bán thì có ảnh hưởng nhiều nhất, tuy nhiên thị trường luôn có những biến động trong những năm gần đây, và hai nhân tố này công ty không thẻ điều chỉnh được. Vì vậy muốn tăng lợi nhuận công ty phải tăng sản lượng bán ra và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.

Nhìn chung lợi nhuận trong 3 năm gần đây của công ty đều tăng. Do kinh tế ngày một phát triển nên nhu cầu sử dụng xăng dầu càng tăng dẫn đến khối lượng tiệu thụ ngày một tăng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.084.080 triệu đồng, tương ứng 24.83%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 968.891 triệu đồng, tương ứng 17,78%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2011/2010 tăng 42.255 triệu đồng tương ứng 18,76%, năm 2012/2011 giảm 410 triệu đồng tương ứng 0,15%. Tuy tỉ lệ tăng, giảm có khác nhau nhưng không ảnh hưởng lớn đến công ty và tổng quan tình hình kinh tế là có sự khó khăn mà công ty lại làm ăn có lãi cũng đã cho ta thấy được sự nổ lực rất lớn của công ty: luôn cố gắng giữa được sự ổn định trong kinh doanh, tìm kiếm nhũng cơ hội thách thức, sáng kiến về chiến lược kinh doanh, quản lí, chi phí, và đặc biệt là việc tìm kiếm, mở rộng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần dầu khí mekong (Trang 26)