Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán. Vì vậy, để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Mía đường Trà Vinh trong những năm gần đây ta đi vào phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2011 - 2013.
Bảng 3.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Mía đường Trà Vinh năm 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 533.740.393.392 530.143.757.350 440.932.012.592 (3.596.636.042) (0,67) (89.211.744.758) (16,83) Tổng chi phí 475.443.894.147 505.737.231.860 430.971.744.145 30.293.337.713 6,37 (74.765.487.715) (14,78)
Lơi nhuận trước thuế 58.296.499.245 24.406.525.490 9.960.268.447 (33.889.973.755) (58,13) (14.446.257.043) (59,19)
Thuế thu nhập doanh
nghiệp 4.339.714.616 - - (4.339.714.616) (100) - -
Lợi nhuận sau thuế 53.956.784.629 24.406.525.490 9.960.268.447 (29.550.259.139) (54,77) (14.446.257.043) (59,19)
0 100.000.000.000 200.000.000.000 300.000.000.000 400.000.000.000 500.000.000.000 600.000.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng doanh thu
Tổng chi phí + Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Tại phòng KT- TC công ty
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong 3 năm của Công ty
+ Doanh thu
Tình hình doanh thu của Công ty biến động qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 3.596.636.042 đồng với tỷ lệ tương ứng 0,67%, và tổng doanh thu năm 2013 so với năm 2012 giảm 89.211.744.758 đồng với tỷ lệ tương ứng 16,83%. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Bên cạnh đó giá đường trong nước cao hơn so với các nước trong khu vực và sự quản lý yếu kém của cục hải quan nên tình trạng nhập lậu đường vào Việt Nam.
+ Chi phí
Tổng chi phí của Công ty biến động qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Tổng chi phí năm 2012 so với năm 2011 tăng 30.293.337.713 đồng với tỷ lệ tương ứng 6,37%, và tổng chi phí năm 2013 so với năm 2012 giảm 74.765.487.715 đồng với tỷ lệ tương ứng 14,78%. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào (mía) tăng cao do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã dẫn đến chi phí tăng theo. Bên cạnh đó giá thu mua mía không thể giảm nhiều và Công ty phải hỗ trợ những khoản chi phí khác cho người nông dân trồng mía để họ không chặt bỏ mía chuyển sang cây trồng khác.
+ Lợi nhuận
Qua 3 năm Công ty đều mang về lợi nhuận, nhưng lợi của Công ty giảm liên tục. Lợi nhuận năm 2012 so năm 2011 giảm 29.550.259.139 đồng với tỷ lệ tương ứng 54,77%, và lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 giảm 14.446.257.043 đồng với tỷ lệ tương ứng 59,19%. Nguyên nhân là do lợi
ty giảm dần qua các năm nhưng điều này không có nghĩa là Công ty đang trên đà đi xuống mà là do nền kinh tế trong nước làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung thậm chí có nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản.
3.5.2 Khái quát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014
Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả các mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng là mối quan tâm của Công ty. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể đánh giá và phân tích khái quát mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty trong 6 tháng đầu ba năm 2012, 2013, 2014 thông qua bảng số liệu 3.2.
Bảng 3.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 343.663.280.178 265.248.600.761 260.580.328.055 (78.414.679.417) (22,82) (4.668.272.706) (1,76) Tổng chi phí 314.673.178.762 259.714.826.632 251.640.265.780 (54.958.352.130) (17,47) (8.074.560.852) (3,11)
Lợi nhuận trước thuế 28.990.101.416 5.533.774.129 8.940.062.275 (23.456.327.287) (80,91) 3.406.288.146 61,55
Thuế thu nhập doanh
nghiệp - - - - - - -
Lợi nhuận sau thuế 28.990.101.416 5.533.774.129 8.940.062.275 (23.456.327.287) (80,91) 3.406.288.146 61,55
- 50.000.000.000 100.000.000.000 150.000.000.000 200.000.000.000 250.000.000.000 300.000.000.000 350.000.000.000 400.000.000.000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tổng doanh thu Tổng chi phí + thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Tại phòng KT- TC công ty
Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012,2013,2014
+ Doanh thu
Tình hình doanh thu của Công ty biến động trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2013 so với năm 2012 giảm 78.414.679.417 đồng với tỷ lệ tương ứng 22,82%, và tổng doanh thu năm 2014 so với năm 2013 giảm 4.668.272.706 đồng với tỷ lệ tương ứng 1,76%. Nguyên nhân là do thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm và do giá đường trong nước cao hơn so với các nước trong khu vực và sự quản lý yếu kém của cục hải quan nên tình trạng nhập lậu đường vào Việt Nam.
+ Chi phí
Tổng chi phí của Công ty biến động trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014. Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm 54.958.352.130 đồng với tỷ lệ tương ứng 17,47%, và tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 giảm 8.074.560.852 đồng với tỷ lệ tương ứng 3,11%. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào (mía) tăng cao do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã dẫn đến chi phí tăng theo, giá thu mua mía không thể giảm nhiều và Công ty phải hỗ trợ những khoản chi phí khác cho người nông dân trồng mía để họ không chặt bỏ mía chuyển sang cây trồng khác.
+ Lợi nhuận
Nhìn chung qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 Công ty đều mang về lợi nhuận trong khi thị trường ngành mía đường gặp nhiều khó khăn mà kết quả kinh doanh như vậy là khả quan. Lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 thấng đầu năm 2012 giảm 23.456.327.287 đồng với tỷ lệ tương ứng
80,91%, và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3.406.288.146 đồng với tỷ lệ tương ứng 61,55%. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 tăng trở lại so với 6 tháng đầu năm 2013 là do Công ty đã tiết kiệm được chi phí, thị trường tiêu thụ đã có dấu hiệu hồi phục, nhờ các chính sách của Nhà nước làm giảm lãi suất ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể giảm bớt phần nào gánh nặng về chi phí lãi vay, bên cạnh đó các ngân hàng thương mại đưa ra các gói tín dụng phù hợp với tình hình chung của các doanh nghiệp hiện nay, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể giảm đi gánh nặng trả nợ.
3.6 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI
3.6.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Trà Vinh, Tổng công ty mía đường I về chủ trương, chiến lược và định hướng phát triển của công ty nên tạo niềm tin phấn khởi cho Cán bộ công nhân viên.
Được sự ủng hộ của bà con nông dân trồng mía, các chủ hợp đồng và các đơn vị thu mua mía nguyên liệu, nên sản lượng thu mua mía vẫn đảm bảo kế hoạch Sản xuất kinh doanh trên 280.000 tấn mía/năm.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi và phù hợp cho phát triển sản xuất thu hoạch mía và công nghiệp chế biến đường, nhiệt độ trung bình 27 0C, thời tiết 02 mùa mưa và mùa khô, ít bão lũ.
Theo điều tra sở NN&PTNT thì lợi nhuận và thu nhập từ cây mía cao so với cây lúa trên 40%.
3.6.2 Khó khăn
Diện tích mía thu hẹp do địa phương quy hoạch khu kinh tế Đại An và cảng biển của Nhà Nước làm giảm diện tích khoảng 1.000 ha.
Hiện tại các nhà máy chế biến đường Đồng Bằng sông Cửu Long không xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy mình, phá vỡ cam kết giá mía nên cạnh tranh thu mua tranh bán xảy ra liên tục nên các nhà máy thường xuyên nâng giá mía và mất lòng tin lẫn nhau. (giá mía NL lên đến 1.500.000 đồng/tấn)
Vùng có tỷ lệ dân tộc khơmer chiếm 60% dân số, có nhiều xã thuộc diện 135 và hộ nghèo thường làm thuê tại Thành Phố Hồ Chí Minh và 02 chi nhánh công ty giày da tại xã Thanh Sơn và Phước Hưng thuộc huyện Trà Cú, nên thiếu nhân công thu hoạch mía làm cho giá thu mua mía tăng lên.
Công ty mía đường Trà Vinh phải gánh chịu khoản nợ liên quan đến tài sản để lại của Công ty đường Linh Cảm trên 37 tỷ đồng không được chính phủ xử lý và còn phải kế thừa khoản lỗ từ Linh Cảm di chuyển vào trên 55 tỷ đồng.
Đường nhập lậu từ Thái Lan sang nhiều trên 200 tấn/ngày làm cho giá đường trong nước nói chung và của công ty nói riêng khó cạnh tranh, sức tiêu thụ giảm.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất chế biến đường còn lạc hậu, thiết bị hoàn toàn Trung Quốc chưa đáp ứng cho sản xuất với khối lượng hàng hóa lớn vào thời điểm mía chín.
Trình độ và tay nghề cán bộ công nhân viên còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, lao động người dân tộc Công ty chiếm 45%.
Chất lượng mía còn thấp, trình độ canh tác của bà con nông dân chưa cao, đời sống khó khăn do thiếu vốn sản xuất, đồng thời việc chuyển đổi cây trồng mang tính tự phát không theo qui định.
Hiện nay hệ thống đê sông hậu chưa hoàn thiện nên nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng ở vị trí trũng ảnh hưởng chất lượng cây mía (chữ đường).
3.6.3 Phương hướng hoạt động trong năm 2014, 2015
Định hướng phát triển năm 2014:
Hướng phát triển hiện tại và tương lai là mở rộng quy mô sản xuất và để thực hiện được điều đó thì Công ty Mía đường Trà Vinh chủ trương sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu mía với diện tích khoảng 7.000 – 8.000 ha, thay đổi giống mía có năng suất và chữ đường cao, đồng thời phát triển diện tích mía chín sớm, chín trung bình và chín muộn cân đối với công suất ép. Công ty chú trọng đầu tư đồng bộ, bổ sung thiết bị tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan trọng hơn, Công ty sẽ tập trung nghiên cứu du nhập các giống mía mới, tiêu thụ đường cũng như nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới sau đường. Đồng thời nỗ lực hỗ trợ, tăng cường hơn nữa mối liên hệ giữa Công ty và bà con nông dân để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, từng bước đưa Công ty Mía đường Trà Vinh vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất mía đường lớn mạnh và hiệu quả nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Định hướng phát triển đến năm 2015:
- Phát huy lợi thế mà trung tâm vùng mía nguyên liệu giàu tiềm năng phát triển trong cả nước, tập trung đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất mía đường, sau đường.
- Đầu tư năng công xuất sản xuất chế biến đường lên 3,500 tấn/ngày. - Đầu tư mở rộng sản xuất phân vi sinh 20,000 tấn/năm.
- Mục tiêu tổng hợp đến năm 2015: + Doanh thu: 750 tỷ đồng;
+ Lợi nhuận: 60 tỷ đồng. + Nộp ngân sách: 45 tỷ đồng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CHU TRÌNH DOANH THU TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG TRÀ VINH
4.1 TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG CHU TRÌNH DOANH THU THU
Chu trình doanh thu bao gồm hoạt động trong 4 sự kiện kinh tế xảy ra tại công ty Mía đường Trà Vinh, bao gồm:
- Hoạt động nhận đặt hàng
- Hoạt động giao hàng hoá, dịch vụ - Hoạt động lập hoá đơn bán hàng - Hoạt động nhận tiền thanh toán
4.1.1 Hoạt động nhận đặt hàng
4.1.1.1 Tổ chức quá trình xử lý
Hoạt động nhận đặt hàng của công ty được thực hiện theo trình tự sau: Phòng KH – VT lập BBG cho khách hàng, KH đồng ý sẽ gửi giấy chấp nhận mua hàng cho P.KH – VT, P.KH – VT tiến hành lập đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng đã lập xong thì chuyển qua cho Giám Đốc kiểm tra, xét duyệt. GĐ bắt đầu kiểm tra, xét duyệt đơn đặt hàng để trả lời cho P.KH - VT.GĐ căn cứ vào các báo cáo nợ của khách hàn này với công ty; hạn mức tín dụng có phù hợp với đơn hàng hay không; báo cáo hàng tồn kho của công ty có đáp ứng đủ điều kiện khách hàng. Khi xem xét đủ điều kiên thỏa mãn của đơn hàng này GĐ xét duyệt và chuyển qua cho P.KH – VT. P.KH – VT nhận ĐĐH đã xét duyệt . Khi nhận thông báo có tiền vào tài khoản công ty từ phòng kế toán chuyển qua, PKH – VT dựa vào ĐĐH đã được duyệt tiến hành lập HĐKT (2 bản), PXK (4 liên) sau đó chuyển HĐKT, ĐĐH đã duyệt cho Giám đốc kiểm tra và ký tên, sau khi đã ký duyệt xong P.KH – VT tiến hành đưa một bản cho KH, còn ĐĐH đã duyệt và HĐKT đã ký chuyển được lưu lại. Còn PXK liên 1 giao cho lái xe, liên 2 giao cho kho và liên 3 lưu lại tại phòng.
Nguồn: Tại Phòng KH – VT của công ty Bắt đầu KH BBG Lập BBG ĐĐH Xét duyệt ĐĐH -Báo cáo nợ của KH -Hạn mức tín dụng -Báo cáo tồn kho Sau khi nghe
ĐT, nhận mail P.KH-VT Giám Đốc ĐĐH đã được duyệt KH ĐĐH Lập PXK PXK HĐKT HĐKT HĐKT HĐKT Kiểm tra, ký tên ĐĐH đã được duyệt HĐKT đã ký HĐKT đã ký ĐĐH đã được duyệt HĐKT đã ký HĐKT đã ký KH Lái xe ĐĐH đã được duyệt P.KT-TC TB nhận được tiền TB nhận được tiền PXK PXK được duyệt ĐĐH đã Kho N ĐĐH đã được duyệt N
Lưu trữ dữ liệu
+ Tập tin chính:
Tập tin khách hàng (MaKH, Tên khách hàng, Địa chỉ, Điện thoại, fax, Mã số thuế, Tài khoản ngân hàng, Tên ngân hàng, số dư).
Tập tin thành phẩm (MaTP, Tên thành phẩm, Số lượng tồn, Đơn giá, Đơn vị tính, Quy cách, Chất lượng, Hạn sử dụng).
Tập tin hàng hóa (MaHH, Tên hàng hóa, Số lượng tồn, Đơn giá, Đơn vị tính, Xuất xứ, Hạn sử dụng).
Tập tin hàng tồn kho (Makho, tên kho)
Tập tin HDKT (SoHD, MaKH, MaTP, MaHH, Địa chỉ, Mã số thuế, Ngày ký, Ngày giao, Số lượng, Đơn giá, Đơn vị tính, Thành tiền)
+ Tập tin nghiệp vụ:
Tập tin đơn đặt hàng đã xử lý (SoDDH, MaTP, MaKH, MaHH,MaKho
Địa chỉ, Mã số thuế, Ngày ký, Ngày giao, Số lượng, Đơn giá, Đơn vị tính, Thành tiền, diễn giải)
Tập tin chi tiết bán hàng (MaKH,MaTP, MaHH, Tên khách hàng, Tên hàng, Số hợp đồng, Số lượng, Đơn giá, Đơn vị tính, Thành tiền, Diễn giải)
Tập tin chi tiết nợ phải thu (MaKH,SoHD, Tên khách hàng, Ngày, Diễn giải, Số dư đầu kỳ, Số phát sinh trong kỳ, Số dư cuối kỳ)
4.1.1.2 Hệ thống báo cáo quản lý, sổ sách
Chứng từ
+ BBG (1 liên)
- Mục đích lập: cho khách hang biết được giá mà sản phẩm mà khách hàng cần đặt trước khi đặt hàng.
- Người lập: nhân viên P.KH - VT
- Người sử dụng: Phòng KH – VT, Giám đốc, Phòng KT - TC, khách hàng
+ Phiếu xuất kho (2 liên) (phụ lục 3)
- Mục đích lập: xuất kho hàng hoá giao cho khách hàng