Các giải pháp về tăng cường ý thức bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013. (Trang 60)

- Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh phong trào giữ gìn và bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch đẹp ở mọi cơ quan nhà nước, ở mọi đơn vị sản xuất kinh doanh và ở mọi khu dân cư.

- Nâng cao hoạt động của các tổ chức quần chúng về ý thức bảo vệ môi trường. Tổ chức các đội tuyên truyền bảo vệ môi trường với các thanh niên, sinh viên tình nguyện.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu và phân tích môi trường nước mặt tại các xã,

phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái Nguyên đề tài đưa ra

một số kết luận sau đây:

-Quá trình PTĐT tại các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành

phố Thái Nguyên từ năm 2008 đến năm 2013 diễn ra mạnh mẽ, các khu đô

thị, khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy luyện kim,… hình thành và đi vào hoạt động.

-Môi trường nước mặt trên toàn địa bàn nghiên cứu năm 2013 có dấu hiệu ô nhiễm hơn so với năm 2008, hàm lượng các chỉ tiêu trong môi trường nước mặt cao dần theo thời gian.

- Về hàm lượng pH:

Hàm lượng pH của khu vực nghiên cứu chủ yếu là từ khoảng 6,6 – 7,96. Như vậy môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu chỉ mang tính kiềm nhẹ và trung tính. Trong đó, Phường Đồng Quang có pH = 7,96(năm 2013) là cao nhất nhưng vẫn đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

- Về hàm lượng COD:

Hàm lượng COD trung bình của các địa điểm thuộc khu vực nghiên cứu đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó nổi bật nhất là xã Tân Cương và phường Đồng Quang là có hàm lượng COD dao động từ 121,8- 215,9 mg/l(năm 2013) là hai địa điểm cao nhất vượt từ 2,4 đến 4,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.

Hàm lượng BOD5 trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó nổi bật nhất là xã Tân Cương và phường Đồng

Quang là có hàm lượng BOD5 dao động từ 59,8 – 105,6 mg/l (năm 2013) là

hai địa điểm cao nhất vượt từ 2,3 đến 4,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT mức B2.

Xã Thịnh Đức cũng là điểm khá ô nhiễm về BOD5. Cụ thể là 100 mg/l

vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1. - Về hàm lượng TSS:

Hàm lượng TSS trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN

08:2008/BTNMT. Đặc biệt là Phường Cam Giá hàm lượng TSS lên đến 42,12 mg/l là địa điểm có hàm lượng TSS cao nhất bằng QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp mức B.

Xã Tân Cương có hàm lượng TSS tăng theo thời gian. - Về hàm lượng As:

Hàm lượng As trung bình của các địa điểm có xu hướng tăng. Đặc biệt

là Phường Cam Giá hàm lượng As dao động từ 0,012- 0,019mg/l là địa điểm

có hàm lượng TSS cao nhất nhưng vẫn đạt QCVN 40:2011/BTNMT. - Về hàm lượng Pb:

Phường Cam Giá là có hàm lượng Pb vượt 1,5 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp mức A. Hàm lượng chì trung bình của khu vực nghiên cứu không cao. Trong các địa điểm Phường Gia Sàng, phường Tân Lập, Tân Thịnh xã Hương Sơn đang có xu hướng tăng cao theo thời gian.

- Về hàm lượng Fe:

Hàm lượng Fe tại Cam Giá cao hơn các đại điểm khác vượt quá 1,0 lần

(năm 2013) so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Tại các khu vực khác hàm lượng Fe tăng gần với quy chuẩn cho phép.

- Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt nhằm ứng phó với các tác động bất lợi của quá trình phát

triển đô thị tại các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái

5.2. Kiến nghị

1. Đề tài đã đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường nước tại các xã, phường Phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên nhưng với tốc độ PTĐT nhanh chóng như hiện nay và dự báo trong tương lai, thành phố Thái Nguyên cần có các biện pháp quản lý môi trường nước hữu hiệu để đối phó với những tác động tiêu cực của quá trình PTĐT gây ra.

2. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cấp, các nghành ở địa phương cùng trao đổi nghiên cứu tiếp tục bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa các giải pháp quản lý môi trường nước mặt cho phù hợp với các yêu cầu bức xúc mà môi trường nước mặt đòi hỏi trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên.

3. Các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý về các nguồn xả thải

nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp.

4. Thường xuyên có biện pháp quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt khu vực thành phố để kịp thời xử lý những sự cố và hướng dẫn cho bà con sử dụng nguồn nước hợp lý hơn.

5. Xây dựng trạm xử lý nước thải tập chung cho toàn thành phố, hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố hóa và đồng bộ.

6. Tiến hành xử lý triệt để nước thải từ các nguồn phát sinh trên địa bàn. 7. Đối với các nhà máy cần phải áp dụng các biện pháp xử lý nước thải trước khi xả thải vào môi trường.

8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cho người dân.

TÀI LIU THAM KHO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Lê Huy Bá (2004) – Độc học môi trường, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ

Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

2. Lê Huy Bá (2004) – Môi trường, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh,

TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thế Bá (2011) – Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nxb

xây dựng, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường – Các quy chuẩn đánh giá chất lượng môi

trường đất (QCVN 15:2008/BTNMT, QCVN 03:2008/BTNMT), Hà Nội.

5. Bộ xây dựng, Chương trình KC.11 (1995) – Đô thị Việt Nam, Nxb xây

dựng Hà Nội.

6. Chương trình nghị sự 21của Việt Nam(2004) – Định hướng chiến lược

PTBV ở Việt Nam, Hà Nội.

7. Công ty quản lý môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên (2008), Báo

cáo công tác quản lý môi trường đô thị năm 2008 – 2013.

8. Nguyễn Thế Chính (2004) – Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội

thảo phát triển đô thị Việt Nam, Hà Nội.

9. Trần Ngọc Chính (2004) – Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội thảo

phát triển đô thị VIệt Nam, Hà Nội.

10. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ (2004) – Đánh giá tác động môi trường,

Nxb Đại họa Quốc gia, Hà Nội.

11. Võ Kim Cương (2010) – Chính sách đô thị, Nxb Xây dựng , Hà Nội

12. Đỗ Thị Minh Đức (2008) – Cấu trúc không gian của mạng lưới đô

thị Việt Nam và vấn đề tổ chức lãnh thổ, Báo cáo khoa học đề tài

13. Đặng Thái Hoàng (2011) – Lịch sử đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội

14. Lê Văn Khoa (2004), Sinh thái và môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

15. Trương Quang Thao (1998) – Đô thị hôm qua, hôm nay và ngày mai, Nxb

Xây dựng, Hà Nội.

16. Trương Quang Thao (2003) – Đô Thị học, những khái niệm mở đầu,

NXB xây dựng, Hà nội.

17. UBND thành phố Thái Nguyên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 - 2014

18. Sở tài nguyên & môi trường tỉnh Thái Nguyên – Hiện trạng môi trường

tỉnh thái nguyên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. Thái Nguyên.

II. Tài liệu tiếng Anh

20. Andrew D. Eaton (2009), water-scarcity-and-global-warming

21. Lenore S. Clescerl (1995), Standard Menthod for the Examination of Water and Wastewater, Publisher American Public Health Association. 22. Tyson, J. M. and House M.A (1989). The application of a water quality Index

Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT) TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 30 50 100 3 COD mg/l 10 15 30 50 4 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 5 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 6 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 7 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát

chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước thải theo QCVN 40: 2011/BTNMT)

TT Thông số Đơn vị Giá trị C

A B 1 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9 2 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 3 COD mg/l 75 150 4 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 5 Asen mg/l 0,05 0,1 6 Chì mg/l 0,1 0,5 7 Sắt mg/l 1 5 Ghi chú:

Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

PHIẾU ĐIỀU TRA

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊĐẾN MÔI TRƯỜNG

(Rất mong ông, bà giúp tôi hoàn chỉnh một số thông tin sau đây!)

1. Họ và tên chủ hộ: ……….. 2. Địa chỉ: Thôn (Tổ) Xã (phường)……… TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường có bị ảnh hưởng sau khi PTĐT không?

Có Không

* Nếu có thì bị ảnh hưởng như thế nào?

Ô nhiễm Không ô nhiễm

2. Sau khi PTĐT, nguồn nước của gia đình có bị ảnh hưởng không?

Có Không

* Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt

Không đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt

Nguồn nước bị ô nhiễm không dùng cho sinh hoạt và sản xuất được 3. Ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi của hộ như thế nào?

……… ……… 4. Tình hình ngập úng

Thường xuyên ngập úng, ngập úng tại nhiều nơi

Thỉnh thoảng ngập úng

Thoát nước tốt không bị ngập úng

5. Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến môi trường?

……… ………

nào khác tác động đến môi trường?

……… ……… 7. Nguyện vọng của gia đình trong việc bảo vệ môi trường trước tình hình PTĐT như hiện nay?

……… ………..……… Ngày…. tháng …. năm 2014 Xác nhận của chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường nước các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)