- Chính sách khai thác và sử dụng các nguồn vốn.
Thành phố phải có những chính sách hợp lý trong việc thu hút các nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Tăng cường phát huy các công cụ tài chính để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên góc độ bảo vệ môi trường.
- Chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa duy trì được sản xuất, vừa đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt phải tạo điều kiện cho họ đầu tư vào công nghệ sạch.
Các hình thức khuyến khích đầu tư rất đa dạng, song thành phố vẫn còn coi trọng hình thức cho vay ưu đãi.
- Chính sách sử dụng các công cụ quản lý môi trường (chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật,…) để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT.
- Chính sách đào tạo và sử dụng lao động, đặc biệt là đội ngũ các bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Chính sách xử phạt đối với những vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường với các chế tài đủ mạnh để giảm thiểu và ngăn chặn những tác động gây ô nhiềm môi trường.
Có thể nhận thấy việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta đang được quan tâm tương đối lớn và không kém thua so với các nước, nhưng việc thực thi pháp luật ở nước ta còn kém thua nhiều nước. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường năng lực và hiệu quả của công tác giám sát chất lượng môi trường.