kiến của người dân
Phiếu điều tra “Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường sống của người dân”được tổng hợp tại bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Ý kiến của các hộđiều tra về mức độ tác động của PTĐT đến môi trường
Đơn vị: %
TT Nội dung đánh giá Ý kiến người dân Có/đồng ý Không
1 Hiểu biết về ô nhiễm môi trường 40 60
2 PTĐT ảnh hưởng đến môi trường 76 24
3 Thái độ đối với PTĐT 72 28
- Dựa vào bảng tổng hợp ta thấy rằng sự hiểu biết của người dân về ô nhiễm môi trường là chưa cao. Chỉ có 40/100 phiếu điều tra người dân có sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường. Đa số người dân đánh giá chất lượng môi trường dựa theo cảm quan của bản thân (thấy nước có mùi, màu sắc thay đổi; đất canh tác giảm năng suất, khô cằn; không khí bụi, tầm nhìn giảm…). Đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết môi trường ô nhiễm, chưa thể kết luận được điều gì. Vì người dân không được tìm hiểu, đào tạo, hơn nữa không có máy móc, thiết bị để xác định mức độ ô nhiễm môi trường.
- Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường được đánh giá qua một số câu hỏi đối với người dân như sau:
+ Nguồn nước có bị ô nhiễm không? Biểu hiện như thế nào? + Cây trồng vật nuôi như thế nào?
+ Ngập úng có thường xuyên xảy ra không?
Kết quả phiếu điều tra người dân cho thấy rằng 76/100 phiếu cho rằng phát triến đô thị ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Một số biểu hiện cụ thể như sau: Nguồn nước ô nhiễm, nhiều đá vôi, màn dạt… Chất lượng đất giảm dần, chỉ trồng được 1 vụ/năm; không khí bụi nhiều hơn; khí hậu nóng hơn vào mùa hè và lạnh hơn vào mùa đông.
- Thái độ của người dân với phát triển đô thị phụ thuộc vào sự tác động của phát triển đô thị đến đời sống và sức khỏe của họ.
+ 28/100 phiếu điều tra không ủng hộ việc phát triển đô thị vì PTĐT gây ra ô nhiễm môi trường sống và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
+ 72/100 phiếu điều tra ủng hộ việc PTĐT vì dù PTĐT gây ra ô nhiễm môi trường nhưng lại nâng cao đời sống cho người dân, tăng thu nhập vì có việc làm ổn định… và môi trường ô nhiễm ở mức cho phép thì sẽ có biện pháp khắc phục và đưa ra phương hướng để PTĐT xanh, sạch, đẹp.
Tóm lại, PTĐT tác động theo hai chiều hướng là chuyến biến tốt hơn hoặc xấu đi. Vì thế, để có thể phát triển được bền vững trong tương lai, cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của
PTĐT đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.