Xử lý số liệu về hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt tại các vị trí quan trắc khác nhau qua các năm bằng phần mềm SAS 9.0 để xác định: mức ý nghĩa, hệ số tương quan, hệ số biến động để xác định độ chính xác của kết quả quan trắc. Kết quả được trình bày tổng hợp tại bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Kết quả phần mềm SAS về tương quan giữa hàm lượng các chỉ tiêu và vị trí quan trắc
Tên chỉ tiêu R-square Cv Ftính Pr>F
COD 0,83 39,55 26,84 <0,0001 BOD5 0,45 88,88 4,49 0,0002 TSS 0,51 18,99 5,77 <0,0001 As 0,48 65,39 5,21 <0,0001 Pb 0,51 66,17 5,75 <0,0001 Fe 0,77 45,96 18,84 <0,0001
Qua bảng 4.8 ta thấy:
- Hệ số tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng và vị trí quan trắc từ mức độ trung bình đến mạnh, chứng tỏ hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất phụ thuộc lớn vào từng vị trí quan trắc. R=0,45 - 0,51 tương quan trung bình. Chứng tỏ hàm lượng BOD, TSS, As, Pb trong môi trường nước mặt phụ thuộc lớn vào từng vị trí. R=0,77 là tương quan cao, hay nói cách khác là hàm lượng Fe có quan hệ chặt chẽ nhất với các vị trí nghiên cứu.
- Hệ số biến động (CV) càng cao thì chứng tỏ là hàm lượng các chất trong môi trường nước mặt tại các vị trí có sự biến động chênh lêch khác nhau. Ta thấy rằng hệ số CV của các chỉ tiêu với các vị trí rất cao, chứng tỏ hàm lượng các chỉ tiêu trong các vị trí khác nhau có sự biến động rất lớn, chênh lệch nhau.
- Mức ý nghĩa (Pr>F) của các chỉ tiêu đều nhỏ hơn 0,01. Sự khác nhau giữa các địa điểm khác nhau có hàm lượng các chỉ tiêu khác nhau chắc chắn có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%.
Như vậy, chứng tỏ số liệu quan trắc tại các vị trí nghiên cứu là đúng, giữa các vị trí có hàm lượng các chỉ tiêu trong môi trường nước mặt khác nhau.