3.4.3.1. Kết quả các bài kiểm tra
Sau khi cho HS làm 3 bài kiểm tra (2 bài 15 phút, 1 bài một tiết – Phụ lục) ở lớp TN và lớp ĐC vào các tiết học trên lớp trong thời gian tháng 10 đến tháng 12. Chúng tôi thu được các kết quả sau:
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Bài KT Lớp Sĩ số Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC1 40 0 0 0 2 4 9 10 8 6 1 0 6 ĐC2 41 0 0 2 3 6 11 12 5 1 1 0 5.3 TN1 41 0 0 0 1 2 9 10 7 4 7 1 6.6 TN2 41 0 0 1 2 4 10 13 4 5 1 1 5.8 2 ĐC1 40 0 0 0 2 3 13 12 5 3 2 0 5.8 ĐC2 41 0 0 1 4 3 16 9 5 2 1 0 5.4 TN1 41 0 0 0 1 2 5 12 10 6 3 2 6.7 TN2 41 0 0 0 2 3 8 13 9 4 1 1 6.1 3 ĐC1 40 0 0 0 3 2 12 14 3 4 2 0 5.8 ĐC2 41 0 0 1 2 3 14 12 6 2 1 0 5.6 TN1 41 0 0 0 0 1 4 13 11 6 4 2 6.9 TN2 41 0 0 0 1 2 5 15 11 4 2 1 6.4 Σ ĐC1 120 0 0 0 7 9 34 36 16 13 5 0 5.9 ĐC2 123 0 0 4 9 12 41 33 21 5 3 0 5.7 TN1 123 0 0 0 2 5 18 35 28 16 14 5 6.7 TN2 123 0 0 1 5 9 23 41 24 13 4 3 6.1
3.4.3.2. Phân tích kết quả
Sau khi cho HS làm 3 bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC. Chúng tôi thu được các kết quả sau:
Kết quả tổng hợp của toàn bộ hai bài kiểm tra trong thời gian thực nghiệm được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp Sĩ số Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 243 0 0 4 16 21 75 69 32 18 8 0 5.63 TN 246 0 0 1 7 14 41 76 52 29 18 8 6.41
- Xử lý kết quả bằng thống kê toán học để so sánh khả năng năm vững kiến thức của HS thông qua so sánh kết quả kiểm tra giữa hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng:
+ Lập bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất tích lũy.
- Lập bảng phân phối tần số (bảng 3.3) từ bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm (bảng 3.2) Bảng 3.3: Bảng phân phối tần số xi Điểm Σ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 fi ĐC 0 0 4 16 21 75 69 32 18 8 0 243 TN 0 0 1 7 14 41 76 52 29 18 8 246
Lập bảng phân bố tần suất (bảng 3.4) từ bảng 3.3 và vẽ đường phân bố tần suất từ bảng 3.4 (hình 3.1)
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất xi Điểm Σ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 i ĐC 0 0 1.6 6.6 8.6 30.9 28.4 13.2 7.4 3.3 0 100 TN 0 0 0.4 2.8 5.7 16.7 30.9 21.1 11.8 7.3 3.3 100
Lập bảng phân phối tần số tích lũy (bảng 3.5) từ bảng 3.4 và vẽ đồ thị đường tích lũy (hình 3.2) từ bảng 3.5:
Bảng 3.5: Bảng phân phối tần số tích lũy
xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(≤ i%)
ĐC 0 0 1.6 8.2 17 48 76 89 97 100 100 TN 0 0 0.4 3.2 8.9 26 57 78 89 97 100
Vẽ đường phân bố tần suất, tích lũy
Hình 3.2: Đồ thị phân bố tần số tích lũy hội tụ lùi Bảng 3.3: Bảng phân phối tần số xi Điểm Σ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 fi ĐC 0 0 4 16 21 75 69 32 18 8 0 243 TN 0 0 1 7 14 41 76 52 29 18 8 246
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp số liệu xác định các tham số đặc trưng Lớp TN ( =6.41) Lớp ĐC ( = 5.63) xi fi xi - fi xi fi xi - fi 0 0 -6.41 41.09 0.00 0 0 -5.63 31.70 0.00 1 0 -5.41 29.27 0.00 1 0 -4.63 21.44 0.00 2 1 -4.41 19.45 19.45 2 4 -3.63 13.18 52.71 3 7 -3.41 11.63 81.40 3 16 -2.63 6.92 110.67 4 14 -2.41 5.81 81.31 4 21 -1.63 2.66 55.79 5 41 -1.41 1.99 81.51 5 75 -0.63 0.40 29.77 6 76 -0.41 0.17 12.78 6 69 0.37 0.14 9.45 7 52 0.59 0.35 18.10 7 32 1.37 1.88 60.06 8 29 1.59 2.53 73.31 8 18 2.37 5.62 101.10 9 18 2.59 6.71 120.75 9 8 3.37 11.36 90.86 10 8 3.59 12.89 103.10 10 0 4.37 19.10 0.00 Σ 246 591.71 243 510.41 Bảng 3.7: Tổng hợp các tham số , S2, S, V Tham số Lớp S 2 S V (%)= TN (246) 6.41 2,41 1.46 22.78 ĐC (243) 5.63 2.10 1.44 25.58
Trong bảng 3.7, các tham số đặc trưng thống kê: *Giá trị trung bình cộng :
Với xi là điểm số, fi là tần số, N là tổng số học sinh của lớp. * Phương sai S2
và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
* Độ lệch chuẩn:
* Hệ số biến thiên V (chỉ mức độ phân tán của các giá trị xi xung quanh giá trị trung bình cộng ):
* Tần suất tích lũy:
Chúng tôi xử lí kết quả tổng hợp toàn bộ ba bài kiểm tra như sau: * Đánh giá kết quả:
- Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm (từ 5,8 đến 6,9) cao hơn so với các lớp đối chứng (từ 5,2 đến 5,8).
- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (22,78%) nhỏ hơn lớp đối chứng (25,58%) có ý nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp TN là nhỏ.
- Đường tần suất và đường tần suất tích lũy (hội tụ lùi) của lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường tần suất; đường tần suất tích lũy của lớp ĐC.
Từ phân tích định lượng, chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của HS ở lớp TN khá hơn lớp ĐC. Qua đó, có thể khẳng định rằng những HS được học theo tiến trình mà chúng tôi thiết kế có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Tuy nhiên, kết quả học tập của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC có thực sự là do phương pháp dạy học đem lại hay không và có đáng tin cậy không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học sau:
* Kiểm định sự khác nhau của các phương sai S2TN và S2ĐC Chọn mức ý nghĩa α = 0,05.
Giả thiết H0: Sự khác nhau của hai phương sai của hai mẫu là không có ý nghĩa.
Giả thiết H1: Sự khác nhau của hai phương sai của hai mẫu là có ý nghĩa.
Đại lượng kiểm định F:
Tra bảng giá trị Fα từ bảng phân phối F, ứng với mức α và các bậc tự do: f1 = fTN = NTN – 1 = 246 – 1 = 245
f1 = fĐC = NĐC – 1 = 243 – 1 = 242 Ta có Fα = 1,24
Vì F < Fα (0,87 < 1,24) nên ta chấp nhận giả thuyết H0. Vậy sự khác nhau giữa S2TN và S2ĐC là không có ý nghĩa, tức là phương sai mà hai mẫu xuất phát là bằng nhau (S2TN = S2ĐC )
* Kiểm định sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình cộng
với phương sai bằng nhau (S2TN = S2ĐC ) Chọn xác suất sai lầm α = 0,05.
Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình là không có ý nghĩa.
Giả thiết H1: Sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình là có ý nghĩa. Đại lượng kiểm định t:
Do đó, 5,7
Vì NTN + NĐC >60 nên ta tra tα trong bảng kiểm định hai phía Øt với xác suất sai lầm α = 0,05
Tra bảng ta có tα = 1,96 => t > tα nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức là sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình là có ý nghĩa.
* Kết luận:
Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học thực nghiệm, trao đổi với giáo viên, HS cộng tác trong đợt thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lí số liệu qua các bài kiểm tra, chứng tôi có những nhận định sau đây:
- Các tham số thống kê: phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, biểu thị độ phân tán và độ tin cậy của kết quả thực nghiệm đảm bảo để đánh giá mục tiêu đề ra của đề tài.
- Điểm trung bình cộng của lớp TN thực sự cao hơn lớp ĐC chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức cơ bản của HS các lớp TN cao hơn hẳn các lớp ĐC.
Tóm lại, qua phân tích định tính và định lượng kết quả TNSP, chúng tôi thấy rằng tính tích cực học tập và năng lực sáng tạo của HS cũng như kết quả
học tập của học sinh các lớp TN cao hơn lớp ĐC. Như vậy, có thể khẳng định rằng những HS trong quá trình học tập chương "Động lực học chất điểm" – Vật lí 10 bằng giải bài tập mà chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập, tổ chức tiến trình sử dụng bài tập đó để phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Kết quả thực nghiệm sư phạm kết hợp với dự giờ, trao đổi với GV, HS, kiểm tra vở bài tập của HS đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài, cụ thể là:
- Hệ thống bài tập và tiến trình hướng dẫn HS giải nó mà chúng tôi soạn thảo có tác dụng rõ rệt trong việc giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản.
- Sử dụng hệ thống bài tập và tiến trình hướng dẫn HS giải nó trong dạy học của chương "Động lực học chất điểm" Vật lí 10 cơ bản theo cách mà chúng tôi soạn thảo đã góp phần nâng cao tính tích cực, năng lực sáng tạo của HS và cũng giúp HS vượt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm vốn có của HS.
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:
1) Nghiên cứu một số cơ sở lí luận về BTVL và BTĐT; quan niệm về BTVL, tác dụng của BTVL, phân loại BTVL, quan niệm BTĐT, tác dụng của BTĐT, hướng dẫn HS tìm kiếm lời giải BTĐT nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của HS trong học tập.
2) Điều tra thực trạng dạy học BTĐT của HS và GV ở hai trường THPT Thuận Thành số 1 và THPT Thuận Thành số 3 trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 của học kì I năm học 2012 – 2013 nhằm tìm hiểu tình hình dạy học và sử dụng bài tập định tính của GV trong dạy học chương "Động lực học chất điểm" – Vật lí 10 THPT, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn chủ yếu của HS trong học tập chương này.
3) Xác định mục tiêu dạy học chương "Động lực học chất điểm" – Vật lí 10 THPT
4) Xây dựng và đề ra cách sử dụng hệ thống BTĐT gồm 28 bài (10 bài đơn giản và 18 bài tập phức tạp) trong dạy học chương "Động lực học chất điểm" – Vật lí 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của HS
5) Tiến hành TNSP tại bốn lớp ở hai trường THPT nhằm nghiên cứu hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập và tiến trình hướng dẫn HS đề ra. Kết quả bước đầu đã xác nhận hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình phát huy tính tích cực học tập, năng lực sáng tạo của HS.
6) Hướng phát triển của đề tài sẽ cố gắng hoàn thiện hệ thống bài tập của những chương còn lại sau thời gian tới khi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Quá trình nghiên cứu đề tài dẫn chúng tôi đến một số kiến nghị sau: 1) Có nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực học tập, năng lực
sáng tạo của HS trong đó BT là một trong các cách chủ yếu. Do vậy, GV cần chú ý hơn nữa đến xây dựng và sử dụng hệ thống BT nói chung, BTĐT nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của HS.
2) Cần soạn thảo những tài liệu hướng dẫn GV sử dụng BTĐT trong mỗi tiết học.
Đề tài sẽ được tiếp tục với các chương, phần khác của BTĐT ở trường phổ thông không chỉ ở chương trình Cơ bản mà còn ở chương trình Nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Duyên Bình – Nguyễn Xuân Chi – Tô Quang – Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh. Bài tập vật lí 10. NXB Giáo dục,2006
[2] Lương Duyên Bình – Nguyễn Xuân Chi – Tô Giang – Trần Chí Minh – Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh. Vật lí 10, NXB Giáo Dục, 2008
[3] Bộ giáo dục & Đào tạo. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010. [4] X.E.Camenetxki – V.P.Ôrêkhôp. Phương pháp giải bài tập vật lí. Tập 1 [5] Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW 2 khóa VIII. NXB Sự thật
[6] Hoàng Thanh Giang. Biên soạn và tổ chức dạy giải bài tập chương "Động
lực học chất điểm" Vật lí 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực nhận thức và rèn luyện tư duy sáng tạo ở học sinh. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học. Trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2, 2011.
[7] Nguyễn Thanh Hải. Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 10. NXB Giáo dục, 2007.
[8] Bùi Quang Hân – Trần Văn Bồi – Phạm Ngọc Tiến – Nguyễn Thành Tương, Giải toán vật lí 10, NXB Giáo dục, 2007.
[9] Nguyễn Thế Khôi. Một phương án xây dựng hệ thống bài tập phần động
lực học lớp 10 PTTH nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Luận án phó tiến sĩ khoa học sư
phạm – Tâm lí. Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1995.
[10] Nguyễn Thị Hương Liễu. Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt
động giải bài tập chương "Động lực học chất điểm" Vật lí 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, góp phần phát triển tính tích cực và năng lực tự chủ. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2008.
[11] IA.I.PÊ – REN – MAN. Vật lí vui. NXB Giáo dục, 2005.
[12] Nguyễn Đức Sinh. Hình thành một số kiến thức bằng giải bài tập trong
dạy học vật lí ở trường THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường Đại học
[13] Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Trường Đại học Sư phạm, 2002.
[14] Lê Văn Thông. Phân loại & phương pháp giải bài tập vật lí 10, NXB
Trẻ, 2005.
[15] Đinh Thị Thu Thủy. Xây dựng và hướng dẫn học sinh lớp 10 THPT giải
hệ thống bài tập chương " Động lực học chất điểm" – Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học.
Trường Đại học sư phạm Hà nội 2, 2012.
[16] Phạm Hữu Tòng. Bài tập về phương pháp dạy bài Vật lí. NXB Giáo dục, 1994.
[17] Phạm Hữu Tòng. Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB
Đại học Sư phạm, 2007.
[18] Phạm Hữu Tòng. Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông trung học.
NXB Giáo dục,2001.
[19] M.E.Tyltrixki. Những bài tập định tính về vật lí cấp ba. Tập I,II. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978.
[20] M.E.Tyltrixki. Những bài toán nghịch lí và ngụy biện về vật lí. NXB Giáo dục, 1974.
[21] Từ điển Tiếng Việt. NXB Hồng Đức, 2008. [22] Trần Đức Vượng. Lí luận dạy học hiện đại. 2004.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
Ngày...tháng...năm 2014 Họ và tên:...
Trường:...lớp...
Hãy đánh dấu vào câu trả lời mà bạn cho là phù hợp với suy nghĩ của mình.
1. Trong các giờ học vật lí, bạn có thường xuyên được thảo luận theo nhóm về những vấn đề do thầy cô giáo đưa ra không?
A. Thường xuyên B. Đôi khi
C. Rất ít khi D. Không bao giờ
2. Trong các giờ học vật lí, bạn có được làm những bài tập in sẵn trong phiếu học tập do thầy cô phát cho bạn không?
A. Thường xuyên B. ít khi
C. Rất ít khi D. Không bao giờ
3. Bạn có học những giờ vật lí mà thầy cô có sử dụng máy chiếu các hình ảnh, hiện tượng hay các video clip không?
A. Thường xuyên B. Đôi khi
C. Rất ít khi D. Không bao giờ
4. Bạn có thường xuyên học những giờ vật lí mà thầy cô sử dụng thí nghiệm không?
A. Thường xuyên B. Đôi khi
C. Rất ít khi D. Không bao giờ
5. Trong các giờ vật lí, bạn có được các thầy cô yêu cầu giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp trong tự nhiên không?
A. Thường xuyên B. Đôi khi
6. Trong các giờ vật lí, bạn ghi lại kiến thức vào vở bằng cách nào?