Phân tích về mặt định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT (LV01412) (Trang 73)

Quá trình điều tra tìm hiểu, trao đổi với GV, HS dẫn chúng tôi đưa một số nhận xét sau:

1) Tính tích cực học tập của học sinh ở lớp TN cao hơn so với HS lớp ĐC, thể hiện:

- 100% HS lớp TN hăng hái phát biểu bài và vận dụng tốt quy tắc tổng hợp và phân tích lực. Trong khi đó có đến 20% HS lớp ĐC không vận dụng

được phép phân tích lực để chiếu các phương trình định luật II Niwton lên trục tọa độ về dạng đại số, ý thức học chưa tập trung.

- Trong khi giải bài tập chương "Động lực học chất điểm" – Vật lí 10 cơ bản 100% HS lớp TN luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài, luôn muốn tìm hiểu kiến thức mới và tích cực suy nghĩ, trao đổi bài đã học. Tuy nhiên ở lớp ĐC còn khoảng 20% HS vẫn chưa tích cực nghiên cứu bài học, chưa phát huy tính độc lập suy nghĩ của mình, vẫn còn xác định sai chiều của các lực đàn hồi của lò xo hay phản lực của mặt nâng khi vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.

- Do học theo cách mà chúng tôi hướng dẫn nên 100% HS lớp TN đều giải bài tập đầy đủ theo các bước của phương pháp động lực học chất điểm và áp dụng kiến thức đã học để giải quyết được một số tình huống, hiện tượng thường gặp.

- Trong giờ kiểm tra, rất nhiều em HS lớp TN làm xong trước giờ nộp bài do các em nhanh chóng định hướng được cách giải các bài tập đã cho. Trong khi các lớp đối chứng, hầu hết các em chưa làm xong.

- Trong các bài tập định tính hay các bài hỏi ngắn về lí thuyết HS lớp TN vẫn tư duy nhanh chóng và tìm lời giải một cách nhanh nhất so với HS lớp ĐC.

- Kết quả qua ba bài kiểm tra của các lớp TN được nâng lên điểu đó chứng tỏ các em nắm vững kiến thức, giải thành thạo các bài tập, vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tiễn.

2) Năng lực sáng tạo của HS lớp TN cao hơn so với HS ở lớp ĐC, thể hiện: - HS ở lớp TN có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS, kích thích HS không chỉ ham học mà còn mong muốn khám phá tri thức khoa học, thực tiễn cuộc sống thông qua hệ thống BTĐT. Đối với HS ở lớp ĐC thì khả năng tư duy vẫn còn hạn chế, ham muốn học hỏi và vận dụng vào thực tiễn còn thấp.

- HS lớp TN tạo được sự hứng thú trong học tập và ham mê tìm tòi, sáng tạo những vấn đề, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các hiện tượng đó.

- Việc sử dụng hệ thống BTĐT vào dạy học giúp các em HS lớp TN có kĩ năng vận dụng kiến thức một cách thành thạo hơn so với HS lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT (LV01412) (Trang 73)