0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ’’KHẢO SÁT CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ELEAD (Trang 40 -40 )

Nhu cầu đào tạo có thể do công ty, cũng có thể do nhu cầu của nhân viên các cấp muốn được nâng cao tay nghề, nâng cao vị trí và vai trò của mình trong công ty. Mặc dù vậy, không phải lúc nào nhân viên cũng nhận thấy được lợi ích của chương trình đào tạo mang lại. Họ sẽ không tự nguyện tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình chương trình đào tạo của công ty, dẫn đến kết quả đào tạo không đạt được như mong muốn. Do đó khi ban hành chương trình đào tạo, ngoài việc thông qua các bộ phận chức năng, điều cần thiết là các nhân viên sẽ tham gia thảo luận về chương trình mà họ sẽ học, nêu lên những suy nghĩ thật của mình về chương trình đào tạo. Điều này sẽ giúp họ thấy rằng công ty thật sự quan tâm đến

ý kiến của mình nên họ sẽ vui vẻ đóng góp ý kiến, tạo sự công bằng và tránh được luồng suy nghĩ rằng cấp trên đưa chỉ thị xuống buộc họ phải làm theo. Như vậy khi chương trình được thực hiện mọi người sẽ tham gia nhiệt tình không phản đối, chương trình sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Công ty phải đưa ra các những chương trình, những chính sách khuyến khích nhân viên để họ tự nguyện tham gia vào chương trình đào tạo như: tài trợ hoàn toàn chi phí cho đào tạo, ngoài ra còn được hưởng lương hàng tháng. Sau khi đi đào tạo về, khi trình độ được nâng cao lên thì công ty nâng cấp, thăng chức cho họ phù hợp với trình độ mà họ đã đạt được.

Đổi mới nội dung chương trình là một trong những nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó công ty nên thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo định hướng của thị trường, mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ’’KHẢO SÁT CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ELEAD (Trang 40 -40 )

×