Đánh giá ưu điểm, hạn chế của giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính số và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã thượng ấm, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 85)

3.5.1. Ưu điểm

- Công tác cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính gắn liền với công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính đạt hiệu quả cao về kinh phí đầu tư của Nhà nước. Khắc phục được tình trạng cấp Giấy chứng nhận, dữ liệu của hồ sơ địa chính không phù hợp với thực tế so với các giải pháp trước đây đã áp dụng; góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai.

- Việc thu thập thông về thửa đất, thông tin về chủ sử dụng trong khâu đo đạc lập bản đồ; thực hiện lồng ghép việc thẩm tra, xác nhận của VPĐKQSDĐ huyện với việc kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký của UBND xã; thực hiện viết và in Giấy chứng nhận sau khi công khai kết quả họp xét để trình cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã giảm được 1/3 lượng thời gian so với quy trình cấp Giấy chứng nhận đang áp dụng (Quy trình cấp Giấy chứng nhận lần đầu đơn lẻ đối với trường hợp thửa đất không đăng ký cấp tài sản gắn liền với đất theo Hướng dẫn số 229/HD-TNMT ngày 26/4/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang là 53 ngày làm việc; trong đó nội dung thực hiện tại VPĐKQSDĐ huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường là 19 ngày làm việc).

- Việc áp dụng giải pháp cấp Giấy chứng nhận nêu trên sẽ đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính; đáp ứng được yêu cầu về thời gian quy định giải quyết thủ tục hành chính đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày theo quy định tại Điểm p, Khoản 1, Điều 61 Nghị đinh 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.

- Việc ứng dụng công nghệ GPS trong việc xây dựng lưới địa chính và xây dựng lưới khống chế đo vẽ trong công đoạn thành lập bản đồ địa chính đã

đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định; khá phù hợp với điều kiện thi công tại địa bàn miền núi có địa hình phức tạp, điều kiện thông hướng khó khăn; giảm được nhiều thời gian và chi phí trong khâu xây dựng lưới so với biện pháp xây dựng lưới bằng máy toàn đạc truyền thống.

- Việc ứng dụng phần mềm ELIS để thực hiện kê khai đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đã rút ngắn được thời gian thi công, mang lại hiệu quả cao so với phương pháp kê khai đăng ký truyền thống là phát cho người sử dụng đất các mẫu giấy tờ trắng để họ tự kê khai đăng ký, thể hiện như sau:

+ Phần mềm ELIS cho phép nhiều người cùng sử dụng trong cùng một thời gian, trên cùng một hệ thống thông qua hệ thống mạng LAN.

+ Quản lý các thửa đất đã đăng ký, chưa đăng ký; đã cấp Giấy chứng nhận hoặc chưa cấp Giấy chứng nhận một cách chính xác, đầy đủ. Từ đó giúp cho người quản lý tra cứu, xử lý thông tin dễ dàng, nhanh chóng hơn so vói việc tra cứu thông tin quản lý trên giấy.

+ In ấn được các loại giấy tờ phục vụ cho đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; tờ khai lệ phí trước bạ, tờ khai tiền sử dụng đất; kết quả đo đạc địa chính thửa đất, trích lục thửa đất; Giấy chứng nhận) nhanh chóng, chính xác; đồng thời đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

+ Tổng hợp các loại sổ sách, hỗ trợ xuất và in sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận; hỗ trợ in bản đồ địa chính.

+ Có khả năng trao đổi dữ liệu với các phần mềm Vilis, Famis, Excel phục vụ cho công tác quản lý.

+ Có khả năng phát triển để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành.

+ Phần mềm có khả năng phát triển trên diện rộng, quản lý tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh theo mô hình sử dụng và quản lý đồng bộ 3 cấp xã - huyện - tỉnh.

3.5.2. Hạn chế

- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần một khoản kinh phí đầu tư lớn (khoảng từ 03 đến 07 tỷ đồng/01 đơn vị hành chính cấp xã)

- Đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cán bộ nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐKQSDĐ huyện, UBND xã và đơn vị thi công (nếu có) trong các khâu kiểm tra bản đồ địa chính; tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất; kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

- ELIS là một phần mềm cài đặt khó, các bước kê khai đăng ký, quản lý biến động, đăng ký cấp Giấy chứng nhận... được viết theo quy trình chặt chẽ; đòi hỏi cán bộ phải nắm vững về nghiệp vụ và có trình độ công nghệ thông tin khá mới có thể sử dụng thành thạo được. Như vậy, với thực trạng cán bộ địa chính cấp xã như hiện nay thì việc ứng dụng phần mềm vào kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ điạ chính tại cấp xã gặp rất nhiều khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan.

- Việc kết nối mạng mạng LAN để nhiều người sử dụng trên cùng một hệ thống của phần mềm ELIS thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận tại xã gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các xã miền núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính số và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã thượng ấm, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 85)