Thành tựu

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 86)

8. Kết cấu

2.2.1.1.Thành tựu

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trong đến công tác gìn giữ văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên.

Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo

81

đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa của đồng bào người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo, cùng nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm.

Một là, trong những năm qua tỉnh Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng tuyên đến bà con đồng bào người Sán Dìu trong việc giữ gìn ngôn ngữ của mình, dạy cho con cháu biết nói tiếng dân tộc, tạo nền tảng cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Sán Dìu. Để gìn giữ lại tiếng nói của mình, những người già đã dạy con cháu mình nói tiếng dân tộc.

Bên cạnh việc vận động con em các dân tộc học tiếng của mình, đi liền là dạy chữ của người Sán Dìu đã thu hút đông đảo thanh niên tham dự ở các xã huyện Tam đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên, Phúc Yên, các địa phương đều có những người cao tuổi biết chữ, để từng bước tạo cơ sở nền tảng cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hai là, trang phục được đồng bào khôi phục. Trong suốt một thời gian dài, bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Sán Dìu đã bị lãng quên và dường như không được ai quan tâm đến. Đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, khôi phục lại các làng nghề truyền thống, những di tích, di sản văn hóa. Do đó, mà trang phục của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc được đồng bào chú trọng và quan tâm. Vào các dip lễ hội Tây Thiên, dịp tết, cưới xin hay giao lưu câu lạc bộ hát “sọong cô”, người Sán Dìu đều mặc trang

82

phục truyền thống của mình. Điều này đã góp phần hiệu quả trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu nói riêng, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Ba là, bên cạnh việc khôi phục lại tiếng nói, chữ viết và trang phục là khôi phục những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của tộc người. Khi nói đến người Sán Dìu không thể không kể đến làn điệu dân ca “sọong cô” Sau khi đất nước được thống nhất, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thời gian này, đồng bào người Sán Dìu cũng đi vào thực hiện phát triển kinh tế do vậy, mà một số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian không được chú trọng, gần như đã biến mất khỏi cuộc sống hàng ngày của đồng bào như hát “sọong cô. Đứng trước nguy cơ bị mai một bản sắc văn hóa, Nghị quyết Trung ương V được ban hành trở thành một bước tiến quan trọng đối với đồng bào người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện triển khai mở rộng các lớp tập huấn về việc: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa dân gian trong đó có làn điệu dân ca của người Sán Dìu được đồng bào khôi phục và phát huy. Hiện nay ở các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng đến hát “sọong cô”, mỗi xã đều thành lập được các câu lạc bộ. Theo kết quả khảo cứu thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 26 câu lạc bộ hát “sọong cô” riêng huyện Tam Đảo có 22 câu lạc bộ, huyện Bình Xuyên có 1 câu lạc bộ, Phúc Yên có 1 câu lạc bộ, Lập thạch có 1 câu lạc bộ. Các câu lạc bộ giao lưu với nhau vào ngày 15 hàng tháng. Ngoài ra đồng bào còn tổ chức hát giao lưu với các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Bốn là, Một số văn hóa dân gian như lễ hội được gìn giữ và tôn tạo, trong đó có các ngày lễ, tết nguyên đán, tết Thanh Minh và lễ hội Tây Thiên. từ xa xưa đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đã coi đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên một phần tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của mình, qua thời gian

83

đền thờ bị đồng bào lãng quên, nay với chính sách về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Vào dịp ngày14 và 15 tháng 2 hàng năm đều được người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc chuẩn bị đầy đủ các nghi thức và lễ vật, tổ chức gói bánh chưng gù và bánh món bánh đặc sản để dâng lên Quốc Mẫu, cầu may mắn cho đồng bào.

Tóm lại, thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII, Nghị quyết Trung ương IX khóa XI, nhằm thực hiện nhiệm vụ: Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sá ng của tiếng Viê ̣t ; khắc phục tình trạng la ̣m du ̣ng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tô ̣c thiểu số , nhất là tiếng nói, chữ viết , trang phục, lễ hô ̣i truyền thống ; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng. Những thành tựu trên đã góp phần xây dựng nên sự đa dạng về văn hóa của tỉnh đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 86)