Bản sắcvăn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 26)

8. Kết cấu

1.1.3.Bản sắcvăn hóa dân tộc

Dân tộc nào cũng có nền văn hóa truyền thống, đó là tổng hợp những hiện tượng văn hóa xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuôn mẫu văn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các nghi thức, v,v. Được bảo tồn qua năm tháng, tạo nên nét đặc thù chỉ có trong dân tộc ấy.

Từ góc độ triết học, xét trong mối quan giữa các nền văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc bao giờ cũng thể hiện tính hai mặt: Thống nhất và đa dạng. Sự thống nhất đó phản ánh những nét chung của nền văn hóa như văn hóa vùng, văn hóa quốc gia, văn hóa khu vực. Tính đa dạng, phản ánh những sắc thái riêng, đặc thù của mỗi dân tộc.

Xét trong sự vận động và phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang tính ổn định, vừa mang tính biến đổi. Bản sắc văn hóa dân tộc ổn định ở quá trình hình thành và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc. Tính biến đổi, ở chỗ bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một thực thể cố định, mà nó luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vì thế, trong tiến trình phát triển của lịch sử, bản sắc văn hóa luôn được kế thừa những giá trị của thế hệ trước đó.

Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm “động” và “mở”. Trong cuốn “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, GS Phan Ngọc đã khẳng định: Một nền văn hóa là một cơ thể sống, muốn cơ thể ấy có đủ sinh lực và dũng khí để tồn tại và lớn lên thì nó buộc phải thích nghi với mọi hoàn cảnh, tức là phải biến đổi bản thân và tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. Nếu khép kín, chắc chắn nó sẽ xuống cấp và chết dần chết mòn. Mang tính lịch sử cụ thể và vận động, bản sắc văn hóa đổi mới không ngừng trên cơ sở để xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực và tiến bộ, đồng thời tạo lập các giá trị mới để đáp ứng với yêu cầu phát triển của thời đại.

Nói như vậy, chúng ta có thể hiểu bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử tự nhiên, nơi cư trú, thể chế chính trị, cũng như sự giao thoa với các nền văn hóa khác.

21

Bản sắc văn hóa dân tộc cũng giống như bộ “gen” bảo tồn dân tộc. Được thể hiện ở hệ giá trị dân tộc, ở truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, tình cảm, cách nghĩ và khát vọng. Đó là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, thống nhất giữa trình độ và tư duy, tinh thần độc lập tự cường, ý chí và bản lĩnh dân tộc với các hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, thật không nên đồng nhất bản sắc văn hóa dân tộc với một số yếu tố hình thức bên ngoài của các nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc vừa bao hàm các giá trị do dân tộc mình sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại, vừa bao hàm các giá trị tinh hoa của nhân loại được dân tộc tiếp nhận một cách sáng tạo.

Thật vậy, không thể có nền văn hóa nào hình thành và phát triển nếu không thể hiện được tâm hồn, trí tuệ, bản lĩnh, sức sáng tạo của một dân tộc. Văn hóa chỉ tồn tại và phát triển khi chứa đựng và thể hiện đầy đủ bản sắc dân tộc đã sáng tạo ra nó. Mỗi dân tộc trong quá trình lựa chọn thái độ, phương thức sống và hoạt động để ứng phó với hoàn cảnh, vừa tiếp thu, tiếp biến các giá trị để nâng cao tinh thần tự chủ, tự cường tạo nên các tố chất riêng biệt của dân tộc. Nó không chỉ biểu hiện bên ngoài như cung cách ứng xử, phong thái sinh hoạt, nghệ thuật kiến trúc, đền, chùa, nét đặc trưng của các làn điệu dân ca, ngôn từ các tác phẩm văn học – nghệ thuật, mà còn được biểu hiện ở cái bên trong như năng lực sáng tạo, tư duy, chiều sâu tâm hồn, truyền thống đạo lý, thế giới quan, nhân sinh quan.

Bản sắc văn hóa dân tộc còn thể hiện với những khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo của văn hóa của mỗi dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng,v.v. trong quá trình vận động và phát triển không ngừng của dân tộc ấy.

Bản sắc văn hóa dân tộc hiểu một cách chung nhất – là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hóa được xác lập, tồn tại, phát triển

22

thông qua nhiều sắc thái văn hóa cụ thể khác nhau. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử, những nét độc đáo của dân tộc này so với dân tộc khác.

Tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ ra bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam: “bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết; tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước; lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đầu óc thực tế; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. [8, tr.23]

Sự đặc sắc trong văn hóa dân tộc Việt Nam là một nền văn hóa vừa đa dạng vừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ sung lẫn nhau của văn hóa các tộc người. Nền văn hóa đó có được là nhờ vào sự cố kết cộng đồng 54 dân tộc anh em trong quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên ý thức cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi vùng văn hóa nước ta, do điều kiện tự nhiên, phương thức canh tác, sự giao lưu vùng văn hóa nước ta, sự giao lưu văn hóa, tâm lý cộng đồng, nguồn gốc lịch sử mà sắc thái văn hóa riêng thể hiện ở tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lối sống, lối ứng xử trong các sinh hoạt xã hội và trong giao tiếp văn hóa, ở đây thể hiện tính thống nhất và đa dạng phong phú không loại trừ nhau mà bổ sung nhau. Trong quá trình giao lưu văn hóa, những yếu tố đặc trưng cốt lõi của mỗi dân tộc vẫn được giữ gìn, duy trì và phát huy nó, tạo nên những sắc thái riêng độc đáo không bị pha trộn với các dân tộc khác. Do vậy, hòa hợp các dân tộc tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

23

Nếu như văn hóa là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, bản sắc văn hóa cụ thể trong mọi mặt của đời sống xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc phản ánh của hình thái ý thức xã hội. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng, thể hiện cái riêng của mình. Do vậy, muốn nhận biết được bản sắc văn hóa, phải thông qua vô vàn những sắc thái khác nhau.

Tóm lại, từ quan niệm của nhiều học giả khác nhau, luận văn đã lựa

chọn hướng tiếp cận về bản sắc văn hóa dân tộc theo Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII : “bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết; tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước; lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đầu óc thực tế; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo của sự phân tích các quan niệm dưới những chiều cạnh khác nhau và đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bản sắc văn hóa dân tộc chỉ được biểu hiện khi đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa các dân tộc khác. Luận văn tiếp cận bản sắc văn hóa dân tộc trên tính hai mặt thống nhất và đa dạng.

Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị vật chất tinh thần đặc trưng tiêu biểu, cơ bản phán ánh diện mạo, phẩm chất cốt cách và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà qua đó chúng ta có thể phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác. Đó là tổng thể tính chất đường nét màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, nhất quán của mình trong sự phát triển.

24

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 26)