Tác động của quá trình toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 80)

8. Kết cấu

2.1.2.2.Tác động của quá trình toàn cầu hóa

Trong điều kiên hiện nay, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Xu thế của toàn cầu hóa bắt nguồn từ sự phát triển của các lực lượng sản xuất từ tính chất

75

xã hội của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc tế. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng tiến của sản xuất và trao dổi hàng hóa, sự mở rộng thị trường, thì các mối quan hệ cũng dần vượt ra khỏi ranh giới quốc gia.

Toàn cầu hóa còn là quá trình được mở rộng tới mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa. Đó là quá trình giao lưu, trao đổi, hội nhập và cả đấu tranh một cách tự nhiên giữa các nền văn hóa. Thông qua các hình thức liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ, luân chuyển vốn và mở rộng thị trường, các nền văn hóa khác nhau có điều kiện giao lưu, truyền bá, lan tỏa và thẩm thấu lẫn nhau làm cho văn hóa phong phú, đa dạng.

Hơn nữa, toàn cầu hóa đang có hiện tượng đồng hóa văn hóa dưới sức ép của quyền lực nước lớn muốn áp đặt văn hóa và hệ thống tư tưởng của mình lên các quốc gia khác trên phạm vi toàn cầu. Từ đó cho thấy bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa còn đang diễn ra những mối đe dọa và thách thức lớn đối với việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

- Những tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu.

Toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói, dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc có một nền văn hóa lâu đời, khẳng định niềm tự hào của bao thế hệ về độc lập chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược. Trở thành một di dản vô cùng quý báu được lưu truyền, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, những giá trị bền vững được vun đắp nên trong quá trình dựng và giữ nước. Nó kết tinh những gì tốt đẹp nhất, đặc sắc nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dân tộc đồng bào, nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian, như một chất keo gắn kết cộng đồng người Việt với nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Thật vậy, sự xuất hiện của toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, cùng với quá hội nhập vào nền kinh tế

76

thế giới, đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh vĩnh Phúc. Trong những năm qua tỉnh đã thu hút được nguồn đầu tư lớn của nước ngoài iệc phát triển kinh tế theo mục tiêu của tỉnh đề ra, đó là những điều kiện thuận lợi đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. Qua đó, góp phần vào thực hiện các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo cho các vùng đặc biệt khó khăn nhất là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, việc giao lưu hợp tác quốc tế về kinh tế còn là điều kiê ̣n tiếp xúc gần hơn với những thành tựu mới nhất của nền văn minh nhân loa ̣i , đă ̣c biê ̣t là nhữ ng thành tựu khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông , giúp xóa nhòa khoảng cách giữa các quốc gia , dân tô ̣c với nhau . Bên cạnh giao lưu kinh tế còn là giao lưu văn hóa. Đó là môi trường để đồng bào Sán Dìu có thể lưu giữ lại những giá trị văn hóa dân tộc, nhất là những điệu hát “sọong cô”, điệu hát đó nay được ghi chép và thu âm, gìn giữ lại cho thế hệ sau. Nhờ công nghệ hiện đại mà những giá trị văn hóa của đồng bào Sán Dìu được nhiều người biết đến dân tộc Sán Dìu với nét văn hóa đặc trưng nhất.

Ngoài những giá trị văn hóa của dân tộc mình, đồng bào dân tộc Sán Dìu còn được tiếp cận bản sắc văn hóa của các quốc gia trên thế giới, những ngày lễ lớn Noel, Valentine hay lễ hội Halloween từ văn hóa phương Tây nay được thanh niên thuộc con em người Sán Dìu tiếp cận nhanh chóng. Đây cũng là cơ hội để chuẩn hóa và phát huy bản sắc văn hóa theo yêu cầu của nền văn hóa mới. Điều này cho thấy, văn hóa chỉ có thể thông qua sự giao lưu bản sắc văn hóa dân tộc mới giúp các dân tộc xích lại gần nhau hiểu nhau hơn về bản sắcvăn hóa của dân tộc mình.

77

Hơn nữa, toàn cầu hóa ngoài việc thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, còn tạo điều kiện cho việc nâng cao dân trí. Hiện nay, trình độ dân trí của của đồng dân tộc Sán Dìu hầu hết được nâng cao, nhờ những chính sách hỗ trợ cho con em các dân tộc đi học nâng cao nhận thức. Tỷ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng khá cao, góp phần nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, từ đó có điều kiện nâng cao nhận thức văn hóa góp phần vào việc thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình trong bối cảnh hiện nay.

Từ sự phân tích trên, ta có thể thấy ngoài những mặt thuận lợi do toàn cầu hóa mang lại, toàn cầu hóa đang đặt ra những mối đe dọa và thách thức lớn đối với việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

- Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Thứ nhất, Toàn cầu hóa đang trở thành nguy cơ làm lu mờ quan điểm coi trọng truyền thống dẫn đến tình trạng xem nhẹ tính kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc trong bộ phận đồng bào người dân tộc Sán Dìu.

Thông qua các quan hệ kinh tế, các nước tư bản tích cực truyền bá các giá trị phương Tây, khai thác và phát triển tâm lý hưởng lạc vật chất tầm thường, đánh vào thị hiếu thấp hèn của một bộ đồng bào và cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị làm thay đổi quan niệm của họ về giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà đồng bào người Sán Dìu đã xây dựng qua những năm tháng lịch sử. Các giá trị văn hóa phương Tây đang thâm nhập ngày càng tăng, từ đó tạo ra trong lòng xã hội trào lưu “cách tân”, xem nhẹ và quay lưng lại với các giá trị truyền thống và coi thường tính kế thừa, tạo ra một lớp người “mới” xa lạ, mất gốc về tiếng nó, phong tục tập quán của mìnhvà không định hướng được tương lai, gieo rắc và khuyến khích các loại hình văn hóa độc hại, các tệ nạn xã hội phát triển nhằm từng bước hủy hoại sức sống văn hóa dân tộc

78

Vì vậy , tác động của toàn cầu hóa đã làmmờ nhạt dần tinh thần đoàn kết cộng đồng các dân tộc, tương thân tương ái. Hàng xóm ít quan tâm nhau tất cả chỉ vì lợi ích cá nhân. Hơn nữa, do trình do trình độ dân trí còn thấp nên ở các làng bản của người Sán Dìu xuất hiện một bộ phận bi quan trước thời cuộc đi tới phá hủy cảnh quan môi trường sống, dẫn đến ô nhiễm môi trường, hủy hoại thiên nhiên, làm mất mát đi giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, ý thức đạo đức của một bộ phân thanh niên đang có xu hướng đi ngược lại với giá trị truyền thống của dân tộc mình và không phân biệt được giá trị đúng sai, tốt xấu, làm lệch lạc đi nhiều giá trị tốt đẹp mà đồng bào người Sán Dìu đã hun đúc trong suốt chiều dài của lịch sử phát triển.

Thứ hai, toàn cầu hóa còn làm xuất hiện suy thoái đạo đức đối với một bộ phận giới trẻ trong làng bản của người Sán Dìu, xuất hiện những tư tưởng sống đi ngược lại với tư tưởng văn hóa dân tộc.

Sự thâm nhập của văn hóa phương tây đã biến đạo đức, lối sống và xuất hiện sự lệch lạc về tư tưởng, tiếp thu một cách tự phát những lối sống, thị hiếu phương tây dẫn đến một bộ phận không nhỏ thanh niên trong làng bản của người Sán Dìu, chưa ý thức đầy đủ về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình và đã tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự chọn lọc. Làng bản vốn đã yên bình, tự do dưới mái ấm gia đình hàng xóm thân thiết nay không ít một bộ phận thanh niên vươn ra ngoài làm ăn kinh tế theo xu hướng tự phát, sau một thời gian quay trở về đã mang theo nhiều tệ nạn xã hội.

Thật vậy, toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tiêu cực thờ ơ trước thời cuôc, đây là một thách thức lớn vô cùng khó khăn đã và đang đặt ra cho đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

79

Thứ ba, toàn cầu hóa đã tạo sự pha trộn và xung đột về văn hóa

Một số giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện nay đã bị pha trộn với giá trị văn hóa phương Tây, sự pha trộn đó biểu hiện rõ nét trong trang phục truyền thống của đồng bào, thậm chí ngôn ngữ dân tộc Sán Dìu còn có sự giao thoa cả với ngôn ngữ phương tây do nhận thức của một bộ phận thanh niên chưa đầy đủ, dẫn đến sử dụng ngôn ngữ phương tây vào để giải thích nghĩa của tiếng Sán Dìu.

Trong thời gian qua, một số hình thức sinh hoạt văn hóa như các lễ hội và phong tục tập quán bị phai mờ, thậm chí bị thương mại hóa như hát “sọong cô” chỉ còn có những người già là hăng hái tham gia, thanh niên trong bản làng ngày càng xa lánh với văn hóa truyền thống của dân tộc. Giới trẻ chỉ biết đến các bài hát thị trường, bài hát nước ngoài, quên đi làn điệu “sọong cô”, thậm chí lễ hội Halloween hay ngày lễ Nôel đã len lỏi đến tới thanh niên. Các lễ hội của truyền thống ít được chú trọng.

Bên cạnh, sự pha trộn về văn hóa, toàn cầu hóa kinh tế còn là nguyên nhân gây ra những xung đột về văn hóa của dân tộc Sán Dìu với văn hóa phương Tây. Điều mà chúng ta thấy ở đây đó là văn hóa phương Tây hay làn sóng văn minh phương Tây đang phát triển, tạo ra nguy cơ đẩy văn hóa truyền thống về phía sau. làm đảo lộn trật tự nhất là các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, làm cho người ta quên đi nghĩa vụ, quên đi bản quán, gốc rễ cội nguồn. xuất hiện bản thân “diễn biến hòa bình” xuất hiện mâu thuẫn trong đời sống của đồng bào người Sán Dìu điều này trở thành làm hậu thuẫn cho chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai. Gây mất đoàn kết trong nội bộ dân tộc.

Chúng ta có thể thấy rõ, mọt bộ phận người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc và cán bộ không phâ biệt được đâu là cái hủ tục lạc hậu và đâu là cái tiến bộ trong giá trị truyền thống văn hóa nên đã đồng nhất ở môt số lĩnh vực, còn một số bị bài trừ hoàn toàn.

80

Tóm lại, những tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa về kinh tế đối với bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Sán Dìu nói riêng phải khẳng định được vị thế của mình trong sự giao lưu tiếp xúc đối thoại với các nền văn hóa trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 80)