Bản sắcvăn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 49)

8. Kết cấu

1.2.2.Bản sắcvăn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnhVĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là địa bàn có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm hơn 90%, so với dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc cư trú rải rác ven sườn đồi và chân núi thuộc các huyện:

44

Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên, Phúc Yên.

Cùng với lịch sử hình thành người Sán Dìu ở Việt Nam, Người Sán Dìu đến đinh cư tại Vĩnh Phúc khá sớm. Theo cuốn Địa Chí Vĩnh Phúc có ghi: người Sán Dìu đến tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 300 năm trước. Đó là những người dân từ Quảng Đông (Trung Quốc) phiêu tán sang, con đường đi của họ trải qua Hoàng Chúc, Cao Sơn, đến Hà Cối, Tiên Yên rồi tỏa ra các vùng ven biển Quảng Ninh, ngược lên Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và xuống vùng chân núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thì dừng lại, điều này cho thấy người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc có nguồn gốc lịch sử gắn với sự hình thành người Sán Dìu ở Việt Nam.

Mặc dù, có nhiều đặc điểm chung giống với dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam, nhưng do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đã quyết định đến bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc. Do đó, ngoài những đặc điểm chung dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc còn mang những nét riêng, tạo nên bản sắc dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc.

+ Về làng, bản và nhà ở: Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc sống định canh, định cư, tập trung thành từng xóm nhỏ, làng to có khoảng từ 300 – 400 hộ (xã Minh Quang, Đạo Trù thuộc huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, nên người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc hiện nay sống xen kẽ với các dân tộc như Kinh, Dao và người Cao Lan.

Nhà ở của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, có quy mô nhỏ, 3 gian 2 chái, bộ sườn đơn giản bằng tre hoặc gỗ không được bào trục trau chuốt. Đôi lúc cũng có một số nhà quy mô lớn, có kiểu vì kèo phức tạp, nhiều nhà xây bằng gạch, tường hoa quá mái hiên tây, lợp ngói vẩy, ngói Đáp Cầu. Có sự khác nhau so với ở khu vực phía Đông Bắc (Quảng Ninh, Bắc Giang) là nhà đất tường trình (chông song ốc) hoặc xây bằng gạch mộc. Bộ sườn đơn giản, vì kèo cầu quá giang gác lên đầu tường. Lợp ngói vẩy hay ngói âm dương (ngói

45

máng). Nhà chính hợp với nhà phụ ở hai bên ôm lấy sân nhỏ ở giữa tạo thành tổ hợp ba nhà, kiểu nhà ở này đế nay còn tồn tại rất ít. Phổ biến cũng là tổ hợp ba nhà nhưng lại nằm trên một trục đường thẳng, hai nhà bên thấp hơn nhà chính một chút và đầu hồi lại thêm một chái vẩy.

Ngoài ra, nhà ở cũng có sự tiếp thu về kiến trúc của người dân tộc Kinh, nhưng lại mang kiểu thiết kế không giống hoàn toàn mà về kiến trúc vẫn mang đậm chất văn hóa tộc người. Đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc cũng rất sáng tạo cho mình kiểu kiến trúc nhà ở bằng nhà đất, lập bằng mái tranh hay mái lá bằng lá cọ, nhà dựa lưng vào núi hướng mặt ra cánh đồng màu mỡ, hoặc nơi gần ruộng thuận lợi cho sinh hoạt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung đất nước, nhà ở của người Sán Dìu cũng có sự biến đổi nhất định, song sự biến đổi đó là sự kế thừa của những yếu tố hợp quy luật.

+ Về trang phục: Cùng cư trú trên dải chữ hình S nhưng dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc lại có trang phục độc đáo, khác biệt so với các dân tộc trên địa bàn tỉnh và dân tộc Sán Dìu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang và một số nơi khác được biểu hiện rõ nét trong trang phục của nữ giới.

Bộ trang phục truyền thống gồm có: Khăn đội đầu, áo ngắn, váy, yếm, thắt lưng và xà cạp. Áo dài và áo ngắn cắt cùng kiểu chỉ khác nhau về độ dài. Áo thường mặc thành từng cặp, áo dài bên ngoài bao giờ cũng là màu chàm, còn áo bên trong có thể là màu trắng. Áo dài cắt theo kiểu áo tứ thân, cổ cao nẹp trơn, không đính khuy, bên trong đắp bằng vải màu trắng, để khi mặc lộn ra phía ngoài. Cách mặc áo cũng có sự khác biệt giữa lứa tuổi người già thường mặc áo vắt sang bên phải, còn người trẻ thì ngược lại. Họ dùng thắt lưng màu màu xanh, đỏ, tím, hoa lý, hoặc có hoa văn trang trí nhiều màu.

Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ thường mặc áo ngắn cắt theo kiểu áo năm thân nhưng không có khuy, chỉ đính dài để buộc. Phụ nữ Sán Dìu trước đây không có yếm. Như chúng ta biết trang phục phụ nữ nước ta có nhiều kiểu

46

váy, nhưng không có một một dân tộc nào có kiểu váy độc đáo như chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu. Đó là kiểu váy không khâu liền, gồm hai hoặc bốn mảnh vải cùng đính trên một cạp, mảnh này chồng lên mảnh kia khoảng 10 – 15cm. Nếu là váy hai mảnh có từ ba đến bốn bức can lại với nhau. Khi mặc váy thì một mảnh ở phía trước, một mảnh ở phía sau, tạo thành hai khe hở dọc hai bên chân. Với kiểu váy này, khiến cho người phụ nữ Sán Dìu luôn phải giữ ý tứ trong lao động cũng như trong sản xuất và giao tiếp. Chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu không thêu thùa nhiều kiểu hoa văn xanh đỏ, đen, trắng như một số dân tộc khác mà vẫn đẹp, gọn gàng, mở từ hai vai khép lại ở thắt lưng ngang eo bụng, tạo nên nét văn hóa độc đáo, muôn hình muôn vẻ.

Nếu như phụ nữ người Cao Lan, Dao ở Vĩnh Phúc có khăn đội đầu màu đen, mặc áo dài có thắt lưng bằng vải buộc ngang lưng, xà cạp màu đen cuốn vào chân. Thì phụ nữ Sán Dìu đội khăn khăn vuông màu đen và có các tua vải, khi đội người ta thường buộc 2 tua vải lên đỉnh đầu, cùng với thắt lưng giống như chiếc khắn màu xanh lá cây hoặc lá mạ, phụ nữ Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đi giày vải, dép lốp, dép nhựa và các kiểu guốc. Trong lao động hoặc đi đường còn cuốn xà cạp (Kịooc sen) bằng vải màu trắng. Bên cạnh đó, đi kèm là trang sức: Khuyên tai, vòng cổ, nhẫn, xà tích bằng bạc. Khi nói đến đồ trang sức, nổi bật là cái túi đựng trầu (loi thoi) hình múi bưởi, được may và trang trí thêu thùa rất công phu. Từng đường kim múi chỉ được các chị em phụ nữ Sán Dìu thể hiện bằng sự khéo léo của mình, có lẽ được thể hiện rõ nét nhất là ở đây. Túi thêu bằng chỉ màu, luồn từ bốn đến tám sợi dây tết bằng chỉ nhiều màu. Đầu dây tết nút và có tua dài đeo một chuỗi xu đồng để vắt qua vai ra sau lưng giữ lấy túi trầu, ngoài ra còn phải kể đến con dao cau với cái vỏ gỗ chạm khắc rất công phu, thường được chị em phụ nữ đeo bên thắt lưng vào dịp hội hè, tết nhất. Túi đựng trầu là vật làm duyên của phụ nữ Sán Dìu.

47

Phụ nữ Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đã rất khéo léo trong việc kết hợp một cách tinh tế và sáng tạo trong bộ trang phục của mình.

+ Về ẩm thực: Ăn uống là một tập quán của mỗi dân tộc, đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc cũng vậy, họ dùng gạo tẻ để nấu cơm và nấu cháo. Có thể nói một điều đáng lưu ý nhất chính là món cháo loãng. Trong mỗi bữa ăn của gia đình hay các dịp lễ hội, người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đều có món cháo loãng và cơm là chủ đạo. Ngoài ra còn một số món đi kèm là rau xanh, thịt, cá. Vào các ngày lễ tết món bánh truyền thống được sử dụng là bánh chưng gù (thoi chổng) và bánh tro (voi slúi chổng). Bánh Tro được đồng bào sử dụng từ những nguyên liệu thảo dược quý hiếm từ trên núi và kết hợp với nhiều loại thân cây khác nhau đốt lấy tro và lọc lấy nước ngâm với gạo nếp chế biến thành món bánh đặc trưng của đồng bào mình.

+ Về ngôn ngữ: Đều xuất phát từ thổ ngữ Hán, Quảng Đông (Trung Quốc). Do vậy, chữ viết và ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Việt Nam về cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, do điều kiện cư trú và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh khiến cho người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc có đôi nét khác biệt so với dân tộc Sán Dìu ở các tỉnh trên cả nước. Đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc không hoàn toàn là ngôn ngữ bản địa như một số nơi khác, mà ngôn ngữ Sán Dìu đã có sự vay mượn đặc biệt là của người Kinh, nhưng lại tạo thành ngôn ngữ của riêng đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc mà không nơi nào có, điều nay được biểu hiện thông qua sự so sánh bảng biểu dưới đây:

Tiềng Việt Tiếng Sán Dìu ở Vĩnh Phúc

Tiếng Sán Dìu ở Quảng Ninh

Hoa quả Chấy Chế

Hoa Va Pa

Điện thoại Điện thoại Tá then hị

48

Tiếng Việt Tiếng Sán Dìu ở Vĩnh Phúc

Tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên

Ấm pha trà Ấm chấy Pheang

Chén Chông Boi

Gầu Mầu Mô tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.3: So sánh ngôn ngữ Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Thái Nguyên

Ngoài ra còn một số nơi khác như so với Bắc Giang, món canh mà chúng ta sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, người Sán Dìu Vĩnh Phúc phát âm là “Thong” còn ở Bắc Giang gọi là “Căng” và Thìa, Sán Dìu Vĩnh Phúc gọi là thìa ở Bắc Giang phát âm “sloc”.

Nét khác biệt về Ngôn ngữ đã nói lên một phần cái riêng của gười Sán Dìu ở Vĩnh Phúc tạo nên bản sắc văn hóa.

+ Về tín ngưỡng, tôn giáo: Ngoài những điểm chung về tín ngưỡng tôn giáo việc thờ cúng tổ tiên chung của người Việt và quan niệm về vũ trụ và nhân sinh quan. Đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc còn thờ Quốc Mẫu - Tây Thiên giống với người Việt do điều kiện cư trú khiến cho đồng bào sớm tiếp thu và có sự giao thoa về văn hóa, sự giao thoa đó đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc. Thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là một phần trong đời sống tâm linh của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc gắn với truyền thuyết Bảy Nàng Tiên. Trong văn hóa dân gian của đồng bào có ghi chép, và qua lời kể của những người già trong bản làng.

+ Về văn hóa dân gian: Hát “sọong cô” phản ánh đời sống tinh thần của đồng bào người Sán Dìu. Trong các dịp lễ hội, ngày tết, cưới hỏi, người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc tổ chức hát. Vào dịp lễ hội Tây Thiên, đồng bào tổ chức hát “sọong cô”, múa trống, để khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Ngoài những câu hát “sọong cô” mang âm hưởng tiếng dân tộc, còn dịch ra bằng tiếng Việt, phản ánh đời sống của đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc.

49

*Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Xét trong mối quan hệ giữa các nền văn hóa dân tộc bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu Vĩnh Phúc ngoài nhưng đặc điểm chung, còn được biểu hiện ở sự đa dạng như: Phong tục tập quán, lễ nghi, quan niệm về vũ trụ, văn hóa dân gian.

Bản sắc văn hóa của dân tộc Sán Dìu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc tạo ra trong qúa trình lịch sử, đó là lối sống, cách ứng xử trong giao tiếp, trong ngôn ngữ, tín ngưỡng, trang phục, v,v. Ta có thể thấy được cái bản sắc ấy, của người Sán Dìu khi nó được bểu hiện qua những sắc thái văn hóa nhất định. Chính vì vậy, thông qua các giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần. Nêu trên bản sắc văn hóa của người Sán Dìu được bộc lỗ rõ nét.

Thứ nhất, Quan niệm về vũ trụ quan và nhân sinh quan.

Quan niệm về vũ trụ quan: Người Sán Dìu quan niệm thế giới này không phải do Thượng đế sinh ra, mà họ đề cao vai trò của ông trời, ông trời có quyền lực tối cao. Do vậy, mỗi khi làm việc ác và thiện, đồng bào nói rằng: “then dịu ngạn” (trời cao có mắt), nên ai làm việc thiện sẽ được trời phù hộ, làm việc ác sẽ bị trừng phạt. Người làm nghề thầy cúng còn rất giỏi xem tướng số, thông thạo về Kinh Dịch, làm việc lớn dựng vợ gả chồng cho trai gái, hoặc tang mang, làm nhà, người Sán Dìu đều phải xem ngày giờ, qua việc “xem lá số” cho những đôi trai gái sắp đi tới hôn nhân. Thông thường xem số căn cứ vào ngày tháng năm sinh của nam và nữ đều được quy về mệnh thuộc ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) Ngoài ra, còn phân theo can - chi xem có tương sinh tương khắc hay không để từ đó hai người có thể tiếp tục đến với nhau. Bên cạnh đó, tri thức dân gian còn biểu hện ở dự đoán, dự báo thời tiết góp phần xây dựng nên vũ trụ quan phong phú.

50

Quan niệm về nhân sinh quan: Vạn vật xung quanh đều có linh hồn, hồn và thể xác gắn liền với nhau, tồn tại bên nhau. Thể xác là một thực thể vật chất tồn tại khách quan nhìn thấy được, còn linh hồn thì không thể nhìn thấy. Đồng bào người Sán Dìu còn quan niệm đàn ông có 3 hồn 7 vía, đàn bà có 3 hồn 9 vía, hồn trú ngụ trên cơ thể người đang sống, khi con người chết đi linh hồn sẽ tách khỏi thể xác và trở về âm phủ hay thiên đình tùy vào số kiếp. Quan niệm số phận con người là do trời định. Do đo, (sinh, lão, bệnh, tử) là tất yếu trong mỗi đời người.

Thật vậy, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan cho thấy, quan niệm của người Sán Dìu mang tính chất sơ khai nguyên thủy, tất cả đã tạo nên cái riêng của đồng bào.

Thứ hai, đặc trưng thiết chế xã hội, người Sán Dìu sống thành từng làng nhỏ, và trong làng các gia đình đều là anh em thân tộc hoặc cùng dòng họ với nhau. Trong gia đình chuyển sang gia đình phụ quyền nhỏ, đàn ông trong gia đình người bố có vai trò quan trọng, vai trò của trưởng tộc không được đề cao. Tuy nhiên, với kiểu gia đình dòng họ như vậy, tạo nên văn hóa truyền thống của người Sán Dìu, mỗi dòng họ lại có một tục lệ riêng.

Thứ ba, Văn hóa dân gian thể hiện ở lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày phản ánh rõ nét đặc điểm tâm sinh lý của đồng bào người Sán Dìu, qua đó những câu chuyện cổ, truyền thuyết nói lên tình cảm, tình yêu đôi lứa của đồng bào mà khác với các dân tộc thiểu số khác trên cả nước. Mỗi câu chuyện phản ánh một khía cạnh của cuộc sống. Câu chuyện “Lương Sơn Bá – Chúc Đài” ( Loang hênh - Ếnh Thoi) phản ánh tình yêu đôi lứa, tình cảm con người cùng tồn tại trong một xã hội, cái thiện và cái ác, luôn tồn tại cùng nhau. “Bảy Nàng Tiên” là sự phản ánh về hình thức sinh hoạt, về tình cảm, lao động đã gắn bó những con người ở hai thế giới khác biệt lại với nhau, tạo nên lối tư duy cho đồng bào.

51

Một hình thức sinh hoạt không thể thiếu khi nói đến người Sán Dìu, đó chính là “Sọong cô”. “Sọong cô” là điệu hát đối đáp giao duyên của đồng bào người Sán Dìu, phản ánh hình thức sinh hoạt của cộng đồng người. Đối với mỗi dân tộc đều có nét sinh hoạt văn hóa, như người Dao ở Vĩnh Phúc cũng có những điệu hát và điệu múa đặc sắc nhưng người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc lại có nét avwn hóa là “Sọong cô” được hát mọi lúc mọi nơi, trong lao động sản xuất, trong đám cưới, đi chợ, trai gái tìm hiểu nhau.

Như vậy, bản sắc văn hóa của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc cũng mang bản sắc giống với người Sán Dìu ở Việt Nam, là tổng thể giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của lịch sử

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 49)