Ngôn ngữ tít báo

Một phần của tài liệu Phong cách nhà báo, NGHỆ THUẬT tổ CHỨC NGÔN NGỮ báo CHÍ TRONG DẠNG bài “PHỎNG vấn PHIẾM CHỦ” của NHÀ báo lê THỊ LIÊN HOAN (Trang 38)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1.2 Ngôn ngữ tít báo

Trong các tiểu phẩm trong chuyên mục, tít của nhà báo Lê Thị Liên Hoan thường được thể hiện theo hai dạng nhất định: Bắt đầu hoặc bằng “Phỏng vấn…” hoặc bằng “Cuộc trò chuyện giữa…”. Cách đặt tít đơn giản, nêu bật lên sự xuất hiện của nhân vật chính của cuộc đối thoại trong bài. Thông thường tít trong tiểu phẩm thường khá được coi trọng và có ý nghĩa trong việc khơi gợi sự tò mò cho người đọc. Tuy nhiên, do Lê Thị Liên Hoan sử dụng hình thức phỏng vấn nên lấy tít phù hợp với mô típ thường thấy trong các cuộc phỏng vấn thời sự bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội tức là ngay từ đầu tiêu đề đề cập ngay nhân vật sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn (ở đây là hình thức phỏng vấn phiếm chủ). Thông thường việc đặt tít được các nhà viết tiểu phẩm khá dụng công, nhưng do hình thức phỏng vấn nên trong những tác phẩm của mình, Lê Thị Liên Hoan chỉ lấy tít chỉ đơn giản là Phỏng vấn hay Cuộc trò chuyện giữa….Tuy nhiên cũng có những ý nghĩa chức năng riêng của nó.

“Phỏng vấn với…”, tức là một cuộc đối thoại giả định giữa phóng viên và một nhân vật (là người hoặc sự vật, con vật) đại diện tiêu biểu liên quan tới lĩnh vực đó, vấn đề đó có những đặc trưng vấn đề đó. Qua việc hỏi nhân vật đó sẽ làm sáng rõ vấn đề mà tác giả muốn đề cập và chỉ rõ ra. Thậm chí có những vấn đề phỏng vấn về hội diễn sân khấu thì phỏng vấn khán giả, phỏng vấn diễn viên, về phụ nữ về Phỏng vấn một cô gái, phỏng vấn một con trâu,…

“Cuộc trò chuyện…”, mang tính chất tranh luận, trao đổi giữa hai nhân vật đại diện tiêu biểu cho những vấn đề, những lĩnh vực trong cuộc sống để cùng bàn bac, đưa ra ý kiến về một sự kiện xã hội nóng bỏng nào đó đang diễn ra. Vì là “cuộc trò chuyện…” nên hai nhân vật ở thế cân bằng, mỗi bên

đều đưa ra những cái nhìn, những quan điểm rõ ràng thậm chí đối chọi nhau về điều đang bàn luận.

Thực chất, việc lấy tít “phỏng vấn với…”, hay “cuộc trò chuyện…” cũng đều nhằm mục đích thông báo cho công chúng về hình thức hỏi đáp và không khí đối thoại cho tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan. Trong đó, việc lấy tít nhằm đưa ra một âm hưởng chủ đạo: tạo một cảm giác rằng tác giả không tham gia vào câu chuyện mà chỉ ghi chép làm cho công chúng đọc câu chuyện có tính khách quan. Tít của Lê Thị Liên Hoan không ngắn gọn và hàm ý như những tít mà chúng ta thường thấy trong tiểu phẩm báo chí. Tuy nhiên, nó phù hợp với hình thức phỏng vấn mà tác giả sử dụng.Trong thể loại phỏng vấn, thường có những tít đơn giản và luôn luôn thông báo rằng đây là cuộc phỏng vấn (với ai) để công chúng nắm được. Đây là nét khác biệt so với đặc điểm vốn có của tiểu phẩm về tít, thể hiên sự giao thoa biến thiên của lý luận thể loại khi ứng dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phong cách nhà báo, NGHỆ THUẬT tổ CHỨC NGÔN NGỮ báo CHÍ TRONG DẠNG bài “PHỎNG vấn PHIẾM CHỦ” của NHÀ báo lê THỊ LIÊN HOAN (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w