6. Kết cấu của khóa luận
2.2 Vấn đề phản ánh trong tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan
đề cập trong lý luận thực tiễn báo chí. Quá trình này thể hiện rõ trong nhóm thông tấn có các yếu tố của nhóm chính luận, trong nhóm chính luận nghệ thuật có yếu tố của nhóm chính luận và thông tấn. Sự giao thoa kết hợp này không làm nhòa đi hay thay đổi bản chất của từng thể loại mà thực chất các đặc điểm tương trợ lẫn nhau và có những thay đổi phù hợp. Và ở mỗi sự giao thoa, tùy theo đặc điểm, hoàn cảnh thì luôn có đặc điểm của một thể loại trong đó trội hơn cả và ta có thể gọi tên thể loại tác phẩm đó. Ở đây, đặc điểm của thể loại tiểu phẩm được đóng vai trò “tính trội” đó. Để tìm hiểu kỹ hơn về những lý luận thực tiễn vừa nêu, ở chương kế tiếp sẽ đi vào mổ xẻ và phân tích các yếu tố trong tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
2.2 Vấn đề phản ánh trong tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan Hoan
Việc lựa chọn chủ đề và đề tài rất quan trọng, thường phải mang tính thời sự và theo sát thời cuộc. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội cũng như xu hướng phát triển chung của cộng đồng, các sự kiện hiện tượng cũng như các đối tượng thường khác nhau và vận động theo nhiều xu hướng đa dạng phong phú và nhiều cách thức mới. Bởi vậy sự nhạy bén của người viết trong việc lựa chọn đề tài cho mình đóng vai trò quan trọng, nếu không toàn bộ tác phẩm dù mang tính nghệ thuật cũng trở thành không phù hợp và cũng có nghĩa là không được công nhận.
Đề tài của Lê Thị Liên Hoan tập trung vào nhiều khía cạnh của xã hội về văn hóa, xã hội, kinh tế, v.v…Những đề tài này đều được sàng lọc qua con mắt nhìn cuộc đời, qua thế giới quan, nhân sinh quan của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Tác giả Lê Thị Liên Hoan đi vào những khía cạnh mang tính thú vị, kịch tính của cuộc sống thường ngày đang diễn ra tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, và cũng bám sát với thực tiễn cuộc sống hằng ngày.