Nhận xét chung về nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm

Một phần của tài liệu Phong cách nhà báo, NGHỆ THUẬT tổ CHỨC NGÔN NGỮ báo CHÍ TRONG DẠNG bài “PHỎNG vấn PHIẾM CHỦ” của NHÀ báo lê THỊ LIÊN HOAN (Trang 63)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2 Nhận xét chung về nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm

Với cách dùng hình thức hỏi đáp của thể loại phỏng vấn kết hợp với những đặc điểm về thể loại tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan đã tạo dựng được những thành công khi kết hợp những ưu việt của hai thể loại phỏng vấn và thể loại tiểu phẩm. Ta có thể thấy rõ nét sự giao thoa biến thể của thể loại báo chí qua hình thức hỏi đáp, cách đặt tít hay dung lượng tác phẩm mang đặc điểm thể loại phỏng vấn. Lê Thị Liên Hoan đã khai thác triệt để các tính chất ưu việt của thể loại phỏng vấn và tiểu phầm. Đó là hình thức hỏi đáp của phỏng vấn và các yếu tố ngôn ngữ đả kích châm biếm của thể loại tiểu phẩm. Hình thức hỏi đáp được thực hiện hướng đến các đối tượng trong cuộc hoặc am hiểu về sự kiện, hình thức này tạo được sự khách quan và thu hút được sự quan tâm của công chúng, đáp ứng tính tò mò của họ. Đồng thời nghệ thuật đặt câu hỏi nghi vấn, truy tìm bản chất sự kiện làm tăng tính biện giải, lý lẽ cho tác phẩm, giúp nhà báo có thể xoay chuyển, khai thác theo nhiều hướng hay nhiều khía cạnh nhằm làm nổi bật lên vấn đề được đề cập thông qua những câu trả lời của nhân vật. Cách thức khai thác thông tin mang tính chất tay đôi – hỏi và đáp này tạo nên được một không khí sinh động và trực quan, nghiêm túc. Cùng với đó, Lê Thị Liên Hoan sử dụng lớp ngôn ngữ đậm chất hài hước với các yếu tố thông tin, lý lẽ lập luận cùng với tính giàu hình tượng và các thủ pháp nghệ thuật cùng phương pháp dẫn chuyện khéo léo vốn là thế mạnh của thể loại tiểu phẩm. Sự giao thoa này đã tạo nên những nét rất riêng biệt và một giọng điệu khó có thể hòa tan trộn lẫn của Lê Thị Liên Hoan.

Đồng thời, sự giao thoa thể loại này không làm mờ đi tính chất đặc trưng của thể loại. Ở tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, tuy có sự giao thoa, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy đặc điểm của thể loại tiểu phẩm nổi trội hơn cả. Đó là sự tài hoa trong cách thức điều khiển ngôn ngữ giàu hình tượng, thông minh, cũng những thủ pháp nghệ thuật khéo léo và đầy lôi

cuốn, dí dóm và đầy bất ngờ trong phương pháp dẫn chuyện, thể hiện một cái tôi rất riêng biệt có một không hai. Và chỉ cần đọc qua, công chúng cũng có thể dễ dàng nhận ra giọng điệu của tác giả bởi phong vị đặc biệt và thói quen chữ nghĩa chỉ có thể có ở tác giả mà thôi.

Tuy nhiên, “nhân bất thập toàn”, không một nhà báo có thể xuất sắc trên mọi tác phẩm trong cuộc đời cầm bút của mình. Một người uyên bác đến mấy thì nói một nghìn lời cũng phải “vụng” dăm ba ý. Chúng ta sẽ bắt gặp một số hạt sạn nhất định trong cách thức tổ chức tác phẩm của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Đó là cách miêu tả đôi khi mang đậm tính chất gây cười quá nhiều, sự dụng hơi quá tay các thủ pháp nghệ thuật, những ngôn ngữ giàu chất hình tượng, khiến cho cán cân giá trị của tác phẩm nghiêng về nghệ thuật hơn là vấn đề thông tin. Nó làm cho những tác phẩm đó trở nên có phần vượt quá tầm hiểu biết của công chúng, hoặc có thể khiến công chúng chỉ chú trọng vào những tình tiết gây cười, thư giãn chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, không để lại những giá trị thông tin sâu sắc trong lòng công chúng.

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy, lối đi riêng trong cách xây dựng tổ chức tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan về cách sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ và các yếu tố của thể loại tiểu phẩm đã thành công. Những ưu thế nổi vật của hình thức phỏng vấn phiếm chủ trong cách thức đặt câu hỏi, đối thoại của nhân vật cộng hưởng với những đặc điểm của thể loại tiểu phẩm trong ngôn ngữ châm biếm gây hài, phương pháp dẫn chuyện được kết hợp rất tinh tế, không hề gượng gạo mà rất tự nhiên, hình thành nên phong cách của Lê Thị Liên Hoan.

Một phần của tài liệu Phong cách nhà báo, NGHỆ THUẬT tổ CHỨC NGÔN NGỮ báo CHÍ TRONG DẠNG bài “PHỎNG vấn PHIẾM CHỦ” của NHÀ báo lê THỊ LIÊN HOAN (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w