Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở Hà Tĩnh (Trang 47)

- Kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 10%. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, các công trình hạ tầng kỹ thuật nhất là giao thông, điện lưới tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, diện tích và sản lượng cây công nhiệp, nông sản, xuất khẩu thủy sản đều tốt.

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước đến năm 2020, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh đã xác định: “Huy động cao nh t mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao ch t lư ng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế… Ph n đ u đến năm 2020 chuyển d ch cơ c u kinh tế theo hướng CNH- HĐH… Chuyển d ch cơ c u lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và d ch vụ… Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về

40

mức sống gi a các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống vật ch t, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [48, 94].

Thực hiện chủ trương của Đảng, Hà Tĩnh đã phấn đấu nỗ lực trên mọi lĩnh vực và thu được một số kết quả cụ thể. Tại báo cáo kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; bàn mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nêu lên các số liệu khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2013 đạt 19,2%; GDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh, giai đoạn 2011 - 2013 đạt 12.585 tỷ. Tốc độ tăng trưởng nông lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 4,44%. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2013 tăng 15,5%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đã về đích 7 xã. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được tăng cường.

Các vấn đề văn hóa, xã hội của Hà Tĩnh được tiếp tục củng cố và phát triển ổn định: không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (giai đoạn 2006 - 2010 giảm bình quân 3,3%/năm, giai đoạn 2011 - 2013 giảm bình quân mỗi năm ít nhất 1,8 - 2%); đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa VH, TT và DL, chú trọng hợp tác phát triển về văn hóa - du lịch dựa trên những lợi thế về giáp ranh với các tỉnh của nước bạn, sở hữu nhiều di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội truyền thống, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống.

Sự phát triển về KT - XH của tỉnh, sự phát triển các lĩnh vực khác trong khối văn hóa - xã hội của Hà Tĩnh trong những năm tới sẽ là tiền đề và điều kiện tốt cho các sự phát triển lĩnh vực văn hóa.

- Quốc phòng - an ninh

Hà Tĩnh có 137km bờ biển với vùng lãnh hải rộng lớn, với bốn cửa sông, với sự giao lưu kinh tế của nước bạn Lào cùng hai cửa khẩu quốc tế thông thương với Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Trong khi trình độ dân trí chưa cao, lại nhiều tín

41

đồ theo các tôn giáo, với nhiều cơ sở thờ tự, với 131/262 xã, phường, thị trấn và 11/11 huyện, thị có đồng bào giáo dân, có 461 khu dân cư vùng giáo, trong đó có 114 xóm giáo toàn nên tình hình chính trị, an ninh khá phức tạp.

Hà Tĩnh có vị trí địa lý nằm trên trục giao thông tỉnh Bắc - Nam, dọc theo quốc lộ 1A, có đường biên giới dài 145km với nước bạn Lào nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng.

Lợi dụng chính sách đổi mới mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch tìm mọi cách đưa người về nước thông qua các phương thức như Việt kiều hồi hương, hoạt động viện trợ nhân đạo, đầu tư các chương trình dự án kinh tế để nắm tình hình trước móc nối gây dựng cơ sở thu nhập tin tức tình báo nhằm phục vụ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Thời gian qua, tình hình biên giới không thuận lợi đã có nhiều vụ vượt biên trái phép sang Lào kiếm việc làm, buôn lậu, săn bắn thú rừng, khai thác lâm sản... Đồng thời lợi dụng nhận thức chưa cao của người dân để đưa và tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, gây mất đoàn kết trong nhân dân.

Trước tình hình quốc phòng, an ninh như trên, yêu cầu đối với CC, VC là phải nâng cao nhận thức về vai trò quốc phòng, an ninh nắm chắc hình diễn biến ở cơ sở, giải quyết kịp thời dứt điểm các điểm nóng, các vụ khiếu kiện, tránh tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, xây dựng và củng cố tốt thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển KT - XH Hà Tĩnh

Như vậy, tuy còn nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng Hà Tĩnh là tỉnh có vị trí địa chiến lược quan trọng, với sự đa dạng về văn hóa tộc người, với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, giàu truyền thống văn hóa đã và đang có những bước đột phá về kinh tế tạo nền tảng và thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện trong thời gian tới, trong đó có sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với những người làm công tác văn hóa của tỉnh.

2.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh

2 2 1 Khái quát chung về ch t lư ng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội. Đồng thời, chủ động sáng tạo thể chế hóa đường lối,

42

quan điểm của Đảng bằng việc thông qua các đề án về xây dựng đội ngũ CC, VC như Đề án chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2007 - 2020 và những năm tiếp theo nhằm thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh.

Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đã có bước chuyển biến tốt trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể và các nhóm giải pháp mà Nghị quyết của tỉnh đã đề ra. Đội ngũ CC, VC làm công tác văn hóa các cấp ngày càng được quan tâm xây dựng, có bước trưởng thành. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Nghị quyết TW 4 của Đảng gắn với Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh “phê bình và tự phê bình” đã giúp đội ngũ CC, VC tự nhìn nhận lại để “chỉnh đốn”, rèn luyện bản thân về mọi mặt trong quá trình công tác.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC, Hà Tĩnh đã dần hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức của ngành VH, TT và DL trên địa bàn tỉnh:

- Mô hình tổ chức và hệ thống thiết chế ngành VH, TT và DL có 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện/thành phố/thị xã, và cấp xã/phường/thị trấn.

+ Cấp tỉnh:

Đơn vị quản lý Nhà nước có Sở VH, TT và DL Hà Tĩnh. Cơ cấu gồm: Lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn thuộc Sở.

Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.

Các phòng chuyên môn thuộc Sở, gồm: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình; Phòng Nghiệp vụ Văn hóa; Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao; Phòng Nghiệp vụ Du lịch; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Tổ chức Cán bộ.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, gồm: Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Quảng bá, xúc tiến Văn hóa Du lịch, Trung tâm Thể dục - Thể thao, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Ban Quản lý di tích Nguyễn Du, Ban Quản lý di tích Trần Phú, Ban Quản lý di tích Hà Huy Tập và Ban Quản lý các dự án xây dựng cơ bản.

Sau khi sáp nhập, là một sở đa ngành, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã sớm kiện toàn, ổn định về mặt tổ chức, tăng cường các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh.

43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cấp huyện/thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện): Đơn vị quản lý Nhà nước: Phòng Văn hóa và Thông tin.

Các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trực thuộc UBND, gồm: Trung tâm VH, TT, TT và Du lịch và một số BQL các di tích, danh thắng.

+ Cấp xã/phường/thị trấn(gọi chung là cấp xã):

Đơn vị quản lý nhà nước: UBND xã, phường, thị trấn (do 01 công chức văn hóa tham mưu).

Các thiết chế trực thuộc UBND gồm: Nhà văn hóa xã; thư viện, tủ sách pháp luật, tủ sách thôn văn hóa; sân bãi luyện tập thể dục, thể thao; trung tâm Dịch vụ văn hóa tổng hợp; khu vui chơi, giải trí tổng hợp; hệ thống nhà văn hóa thôn/bản/khu phố/cụm dân cư.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy đội ngũ CC, VC của ngành văn hóa, thể thao và du lịch ở Hà Tĩnh sau nhiều năm kiện toàn đã có những kết quả đáng ghi nhận:

+ Cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, đã tinh giản biên chế, trong đó giảm các đầu mối quản lý, phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch. Đặc biệt tỉnh đã nhấn mạnh đến tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy chính quyền làm công tác văn hóa.

+ Bộ máy tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được củng cố theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao năng lực tham mưu của các phòng chuyên môn.

Tại báo cáo năm 2013, UBND tỉnh đã đánh giá, “năng lực tham mưu của một số Sở, ngành chức năng chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của UBND tỉnh Còn một vài cơ quan, đơn v chưa xác đ nh rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý công việc; đôi khi s trách nhiệm ho c không nắm chắc quy đ nh để dồn việc lên UBND tỉnh, có việc phải giải quyết nhiều lần” [44, 55].

Để nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, trong những năm qua, Hà Tĩnh cũng đã ban hành nhiều nghị định, nghị quyết về cải cách hành chính, về công tác văn hóa và công tác CC, VC như: Chỉ thị 35-CT/TU, Kết luận 05-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định 33/QĐ-UBND của UBND về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã tạo nên hợp lực cho các cấp, các ngành và toàn xã hội trong quá trình phát triển văn hóa

44

và con người.Đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả điều hành của UBND tỉnh, năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Đề án 3713 với việc đưa ra một số giải pháp đổi mới hoạt động của các sở, ban ngành với một số nội dung như: ban hành quy chế làm việc, quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc...

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TU, Kết luận 05-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định 33/QĐ-UBND của UBND tỉnh đã được Sở VH, TT và DL cụ thể hóa bằng các kế hoạch, ban hành các văn bản phối hợp với các sở ban ngành khác cùng UBND huyện, thị xã thực hiện và thu được một số kết quả:

+ Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ: Đến nay, 100% số làng văn hóa, khối phố văn hóa có nhà văn hóa diện tích từ 70m2

đến 100m2, đặc biệt có những đơn vị như: Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc… nhiều nhà văn hóa có diện tích từ 150 - 250m2.

+ Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... Đến 2013, toàn tỉnh có 72,68% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (tăng 19,1% so với năm 1998); 43,94% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa.

+ Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ rệt: đối với việc cưới thực hiện theo hình thức nếp sống mới, hình thức tổ chức tiết kiệm, không mở loa máy từ sau 22 giờ; đối với việc tang được tổ chức vừa phù hợp với phong tục vừa loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà như rải vàng mã, kéo dài thời gian làm ma chay...

+ Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo: Đến nay, toàn tỉnh có 441 di tích đã được xếp hạng (trong đó có 366 di tích cấp tỉnh, 73 di tích quốc gia, 02 di tích quốc gia đặc biệt). Trong những năm qua, việc triển khai trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa đã được tỉnh quan tâm đầu tư; nhiều dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa được triển khai thực hiện với tổng nguồn vốn thực hiện tới hàng trăm tỷ đồng.

+ Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp đã được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng như Lễ hội Sỹ - Nông - Công - Thương (Nghi Xuân), Hò Chèo cạn (Nhượng

45

Bạn , Cẩm Xuyên)... Nét đẹp trong việc cưới, việc tang và lễ tết của dân tộc Mường, Chứt, Lào… được phát huy. Ca trù Cổ Đạm được bảo tồn và phát huy, hiện Hà Tĩnh đang phối hợp Nghệ An trình UNESCO công nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

+ Đội ngũ những người làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước phát triển, xuất hiện nhiều văn nghệ sĩ trẻ ở nhiều loại hình. Các cơ quan phát thanh, truyền hình có bước phát triển nhanh chóng: tháng 6/2014 tỉnh có 7 cơ quan báo địa phương, (tăng 3 cơ quan báo chí so với năm 1998), 44 bản tin; 12 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện; 260/262 trạm truyền thanh cấp xã; 5 trang thông tin điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động, hơn 40 trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên bên cạnh một số kết quả đáng mừng đó, trong công tác xây dựng văn hóa và con người của Hà Tĩnh vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập:

+ Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn

+ Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng.

+ Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở Hà Tĩnh (Trang 47)