công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa
Bất kỳ lĩnh vực nào yêu cầu về chất lượng đội ngũ thực thi công việc luôn là yêu cầu hàng đầu. Đối với Hà Tĩnh, một tỉnh giàu truyền thống văn hóa nhưng còn nhiều khó khăn về kinh tế thì yêu cầu cần có đội ngũ nhân lực đảm bảo chất lượng là đòi hỏi vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Đặc biệt đối với nhiệm vụ phát triển văn hóa thì yêu cầu về năng lực CC, VC được đặt lên hàng đầu bởi văn hóa là sản phẩm mang nhiều yếu tố tinh thần, đôi khi không hiện hữu, không đo đếm được nhưng lại là gốc rẽ, nguồn cội dân tộc nên có tính định hướng sâu sắc tới sự phát triển của con người. Điều đó đòi hỏi những người làm công tác văn hóa phải thực sự là người không những có lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao mà còn là người có khả năng thẩm thấu các giá trị tinh thần, giá trị truyền thống… Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa là yêu cầu khách quan của Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ nh t, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa tỉnh Hà Tĩnh.
20
- Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp về KT – XH. Tuy vậy, tại Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 9 (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ rõ:
“so với nh ng thành tựu trên lĩnh vực chính tr , kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh” [6].
Đặc biệt, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đây chủ yếu là do nhiều cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt trong công tác xây dựng văn hóa. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Đặc biệt, chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới đất nước và nhiệm vụ phát triển KT - XH, ngành văn hóa cần tập trung phát triển hơn nữa để vừa đáp ứng những nhiệm vụ mới của đất nước, của tỉnh Hà Tĩnh vừa để tương xứng với thành tựu về KT - XH, vừa để văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị.
21
Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh cũng đã có những chuyển biến tích cực trên con đường hội nhập, phát triển kinh tế. Tỉnh đã xác định các nội dung cơ bản của sự nghiệp đổi mới là: chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong lao động xã hội; tiếp cận và vận dụng, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ; nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực con người ngang bằng khu vực với bản lĩnh, bản sắc văn hóa Xứ Nghệ nói riêng và Việt Nam nói chung; gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân… Tỉnh Hà Tĩnh đã khẳng định xây dựng văn hóa là yêu cầu cơ bản và then chốt của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (2006): "làm cho văn hóa th m sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá tr mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá tr truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại Nâng cao t nh văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, ch nh tr , xã hội và sinh hoạt của nhân dân ” [17, 213].
Thấm nhuần tinh thần đó và để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), Nghị quyết TW 9 (khóa XI) của Đảng, trong Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng (Khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đưa ra mục tiêu: “Xây dựng văn hóa và con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, th m nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học và truyền thống văn hóa của quê hương Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần v ng chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng để bảo vệ chủ quyền đ t nước và đảm bảo sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Để đạt được mục tiêu chung đó, ngành văn hóa tỉnh Hà Tĩnh đã xác định những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến,
22
thúc đẩy sáng tạo văn hóa và xây dựng thiết chế văn hóa. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa trong kinh tế và văn hóa trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa.
+ Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đi đôi với bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích sáng tạo nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật; tu bổ tôn tạo, phát triển các khu di tích lịch sử - văn hóa như Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, Khu Di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Khu Di tích Tổng Bí thư Trần Phú, Khu Di tích Tổng Bí thư Hà Huy Tập và các di tích khảo cổ học như Di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc, Di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi...
+ Đầu tư hoàn thiện về cơ bản hệ thống các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng, củng cố và tăng cường hiệu quả khai thác một số thiết chế văn hóa, công trình văn hóa công cộng trọng điểm của tỉnh như: Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Trung tâm Thể dục, Thể thao tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh...
+ Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh như ở Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê.
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng vùng; huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng các công trình văn hóa; đặc biệt Hà Tĩnh cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho công tác xã hội hóa văn hóa.
+ Mở rộng giao lưu văn hóa với các tỉnh trong nước và các nước, cụ thể là Hà Tĩnh củng cố và phát triển giao lưu, hợp tác văn hóa với một số tỉnh, thành phố của Lào, Thái Lan, các nước Asean và các các nước khác. Tăng cường giao lưu văn hóa các vùng miền, đặc biệt là các tỉnh kết nghĩa như Bắc Ninh, Bình Định và các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng v.v...
+ Xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phải chú trọng, phối hợp chặt chẽ trong việc chăm lo xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện...
23
Từ những tồn tại của ngành văn hóa trong những năm qua, đặc biệt trong công tác xây dựng con người, từ những nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, đòi hỏi cấp quản lý văn hóa phải có đội ngũ CC, VC thực sự có chất lượng thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra đối với ngành văn hóa trong công cuộc CNH - HĐH của tỉnh và của cả nước.
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ CC, VC văn hóa. - Văn hóa là sản phẩm của con người, nhưng ở một khía cạnh nào đó, văn hóa lại tác động trở lại con người, quy định hành vi ứng xử của con người. Vì thế, vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người. Từ đây, có thể khẳng định, nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ của đội ngũ CC, VC văn hóa.
- Đội ngũ CC, VC làm công tác văn hóa chính là những chủ thể của tạo nên hoặc góp phần tạo nên những sản phẩm văn hóa. Nói đến văn hóa cũng có nghĩa là nói đến con người. Con người tạo ra văn hóa mà những CC, VC làm công tác văn hóa là những người đi tiên phong trong quá trình này. Giữa đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ bền chặt không thể tách rời. Vì thế, muốn xây dựng và phát triển văn hóa thì bản thân những người làm công tác văn hóa phải đảm bảo những yêu cầu về con người văn hóa và phải có trình độ nhất định. Do đó, CC, VC giữ vai trò quan trọng, vừa nắm giữ khâu đầu tiên, vừa là khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo văn hóa của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng cán bộ, coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành công hay th t bại đều do cán bộ tốt hay kém..." [33, 269], trong những năm qua Đảng ta luôn coi trọng xây dựng đội ngũ CB, CC, VC. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng (khóa VIII) khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết đ nh sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đ t nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [15, 1].
Trong công tác văn hóa, đội ngũ CC, VC cũng là nhân tố quyết định sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Đặc biệt ở cơ sở, CC, VC là người trực tiếp tổ chức thực hiện tuyên truyền mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà
24
nước và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Ở một số nơi, chính quyền và bản thân một bộ phận CC, VC làm công tác văn hóa chưa nhận thức đúng và đủ về vai trò, chức năng cũng như vị trí của mình. Do đó, dẫn đến những biểu hiện: một số CC, VC chưa coi trọng công việc của mình; một số CC, VC còn quan liêu, hách dịch, lên mặt làm “quan cách mạng” của nhân dân; một số CC, VC chưa kịp thời giải quyết và phản ánh những yêu cầu chính đáng, cấp thiết của nhân dân, bản thân và gia đình chưa đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hiểu biết đường lối, chính sách chưa có hệ thống, chưa sâu sắc, lại tự trao cho mình những đặc quyền, đặc lợi làm mất dân chủ ở cơ sở, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, văn hóa chậm phát triển và có những biểu hiện tiêu cực.
Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa phải xác định đúng vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ của từng cá nhân CC, VC từ đó hoàn thành mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa địa phương.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa ở Hà Tĩnh. - Đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay về cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tự chủ, năng động và sáng tạo, có kiến thức, trình độ và năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cao.
- Đội ngũ CC, VC, đặc biệt là đội ngũ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở, do được thử thách, rèn luyện trong quá trình công tác nên đại bộ phận có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Công cuộc đổi mới bắt đầu từ những đòi hỏi của cuộc sống thực tiễn, đồng thời cũng được khơi nguồn, thúc đẩy bởi đội ngũ CB, CC, VC và nhất là đội ngũ lãnh đạo - những người có tư duy nhạy bén có thể phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh, từ đó mà hoạch định đường lối và chính sách đổi mới phù hợp.
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống: Số đông CC, VC vẫn giữ được đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, môi trường xã hội rất phức tạp, bên cạnh mặt tích cực thì mặt trái của nó hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực không nhỏ đến xã hội, nhiều CC, VC đã phải
25
bươn chải mưu sinh, vượt qua những cám dỗ và dục vọng vật chất tầm thường. Không ít những CC, VC đã nêu tấm gương sáng về đạo đức và lối sống, có ý thức đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, làm lành mạnh môi trường xã hội.
+ Trình độ, năng lực chuyên môn của CC, VC sau hơn 20 năm đổi mới của Hà Tĩnh đã được nâng cao một cách rõ rệt. Trình độ đó không chỉ do thực tế của quá trình chuyển đổi cơ chế, mà còn do sự chủ động của công tác và ý thức vươn lên của bản thân mỗi một người. Số CC, VC đuợc đào tạo ở trình độ Thạc sỹ không ngừng tăng lên, trình độ lý luận chính trị ngày càng cao.
Trong bối cảnh có nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay, Hà Tĩnh đang từng bước phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, văn