Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Đến năm 1831 thuộc thời hiệu Minh Mệnh thứ 1 đời nhà Nguyễn thì trấn Nghệ Tĩnh tách thành hai tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. Tên Hà Tĩnh bắt đầu có từ đó.
2 1 1 Đ c điểm về v tr đ a lý, tài nguyên.
- Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở 17053'56''- 18046'24'' Bắc và 105010'48'' - 106029'30'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hình dáng Hà Tĩnh giống như hình thang lệch, bề rộng phía bắc là 85km, phía Nam là 90km, có bờ biển dài 137km và đường biên giới giáp với Cộng hòa DCND Lào dài 145km.
Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà; có 262 xã, phường, thị trấn. 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh, 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8A, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan... có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế xã hội.
Đặc điểm địa lý trên là tiền đề cho việc giao lưu KT - XH, văn hóa và hòa nhập, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật với các địa phương trong nước và các nước khác góp phần vào phát triển mọi mặt của tỉnh, thuận lợi cho các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Hà Tĩnh với các tỉnh cũng như với nước ngoài.
35
- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn: + Tài nguyên thiên nhiên:
Là tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi quá nhiều, tuy nhiên Hà Tĩnh cũng có một số tài nguyên quý giá. Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như quặng titan và nhiều vị trí có thể xây dựng cảng (hiện đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá). Nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con, đã được khai thác phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch.
Hà Tĩnh có khu nước khoáng ở Sơn Kim (huyện Hương Sơn) có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8A và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thuạn lợi cho việc phát triển thành một khu du lịch, nghỉ dưỡng.
Đặc biệt Hà Tĩnh có Vườn Quốc gia Vũ Quang (ở huyện Vũ Quang và Hương Khê), Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là những khu rừng quý hiếm vừa bảo lưu hệ sinh thái vừa phát huy giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan thiên nhiên.
+ Tài nguyên nhân văn:
Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng đến thời điểm này là 441 di tích, trong đó 366 di tích cấp tỉnh, 73 di tích cấp quốc gia và 2 di tích quốc gia đặc biệt.
Có nhiều danh thắng như: Thác Vũ Môn, Vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc…, những bãi tắm đẹp như Thiên Cầm, Ðèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8A, rất thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút du khách.
Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ: Di chỉ Thạch Lạc, Phôi Phối - Bãi Cọi. Có nhiều làng nghề truyền thồng nổi tiếng như: Làng rèn Vân Chàng, Minh Lương (Trung Lương), đúc đồng Ðức Lâm, làng gốm Cẩm Trang, làng mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũy đá cổ được đắp ghép từ thế kỷ thứ IV.
Là vùng “địa linh nhân kiệt”, trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đã vươn lên tạo dựng đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hóa to lớn. Ở vùng biên viễn, chứng kiến thường xuyên cảnh binh đao, loạn
36
lạc, cướp bóc… người Hà Tĩnh đã hun đúc trong mình nhiều phẩm chất quý giá. Các tài liệu lịch sử, văn hóa nghiên cứu về con người Hà Tĩnh đều khẳng định rằng: người Hà Tĩnh hiếu học, anh hùng, giàu lòng nhân ái, cần cù trong lao động, tiết kiệm trong đời sống… Các đặc điểm nổi bật trên đã được hội tụ trong nhiều văn nhân, hào kiệt mà tiêu biểu có thể lược kể: anh hùng cứu nước Mai Thúc Loan (gọi tắt là vua Mai), Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập v.v… ; những danh nhân văn hóa: Nguyễn Du, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Phan Chánh, Hoàng Xuân Hãn, Xuân Diệu, Huy Cận, … Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và giàu truyền thống anh hùng như Tùng Ảnh, Yên Hồ (Đức Thọ), Thạch Châu (Lộc Hà), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) v.v…
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, tiêu biểu như: Chùa Hương Tích, Đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, đền Cả, Khu Lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Khu lưu niệm Trần Phú, Hà Huy Tập, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc… Ngoài những di tích có giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc thì một số di tích khác có giá trị nghệ thuật và danh thắng cũng đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn như: chùa Chân Tiên, chùa Hương Tích…
Như vậy, di tích lịch sử văn hóa Hà Tĩnh có một vị thế đặc biệt, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, trong công tác nghiên cứu khoa học, trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch của địa phương.
Truyền thống văn hóa Hà Tĩnh còn được thể hiện ở hàng chục lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm ở Hà Tĩnh như: Lễ chùa Hương Tích, Lễ hội Chiêu Trưng đại vương, lễ Hạ Thủy; lễ hội Đền Bích Châu…Đây là vùng đất có nhiều lễ hội hiện nay đang cần được khôi phục như: lễ hội Rước Hến (Đức Thọ), lễ hội Xuân Điền, lễ hội Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), đền Củi (đền Bà Chúa Kho ở Nghi Xuân)…với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
+ Lễ chùa Hương Tích: Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc huyện Can Lộc. Chùa thờ Phật là con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch nhân dân ở khắp nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa.
37
+ Lễ Hội đền Chiêu Trưng: Lễ hội được tổ chức tại đền Chiêu Trưng huyện Thạch Hà, diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5/ 5 (âm lịch) hàng năm. Trong các ngày lễ hội, nhân dân đến dâng hương và lễ vật để tưởng niệm ngày mất của Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng có công với nước.
+ Lệ hạ thủy: Lễ hội được tổ chức tại bãi biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Cứ sau tết Nguyên Đán, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hạ thủy, cầu thần biển giúp cho ngư dân thuận buồm xuôi gió và hứa hẹn một mùa đánh bắt được nhiều tôm cá.
Trên đây là một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức hàng năm trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác. Qua đó cho thấy lễ hội cũng là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá mà tỉnh có thể khai thác để phát triển du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch văn hóa.
Sống trong gian khổ, người Hà Tĩnh vừa kiên trì, bền bỉ chiến thắng các điều kiện khắc nghiệt của thiên tai và giặc dã để vừa trường, tồn vừa sáng tạo các sản phẩm văn hóa tinh thần để bồi đắp tâm hồn, nhân lên lòng tin, các đức tính cao quý của con người. Người Hà Tĩnh đời này qua đời khác đã cùng nhau sáng tạo và lưu giữ kho tàng văn hóa dân gian độc đáo, phong phú, cùng với Nghệ An tạo thành tiểu vùng văn hóa độc đáo vào bậc nhất nước ta. Với những làn điệu dân ca Ví, Giặm, hát ca trù … là những di sản đặc sắc của vùng đất này vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Tỉnh có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng như: Làng hát Ca trù Cổ Đạm, ví phường vải Trường Lưu, giặm Thạch Hà… Các làng nghề truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố…
Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm ra từ các làng nghề truyền thống hàng trăm năm trước như mộc (Thái Yên), làng rèn Vân Chàng (Trung Lương), làng nón Ba Giang (Phù Việt), mây tre Thạch Long… du khách về Hà Tĩnh còn được thưởng nhiều đặc sản nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, cu đơ Hà Tĩnh, quýt Kỳ Anh, hồng vuông Đông Lỗ (Thạch Hà).
Đó là những di sản văn hóa tiêu biểu được bồi đắp bởi tâm hồn người dân Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ.
38
2 1 2 Đ c điểm về dân cư
Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) theo các tôn giáo như đạo Phật, đạo Công giáo và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, với hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang được phân bố khá đồng đều.
Người Hà Tĩnh nổi tiếng cần cù lao động, hiếu học, giàu nghĩa khí và truyền thống văn hóa, hầu như thời nào cũng có các danh nhân kiệt xuất trên các lĩnh vực làm rạng danh cho quê hương đất nước. Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra đại thi hào Nguyễn Du, danh y Hải Thượng Lãn Ông, nhà thơ, nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập, Chí sĩ Ngô Ðức Kế, Nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, sử gia Phan Huy Chú, Phan Huy Lê... Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.
Tính đến năm 2013, dân số Hà Tĩnh khoảng 1.242.700 người. Dân số ở nông thôn là 1.050.100 người, chiếm 85%, số còn lại là dân số thành thị, chiếm khoảng 15%. Số lượng trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 54,5%, tỉ lệ qua đào tạo khoảng 19%. Mật độ dân số hiện nay khoảng 207 người/km2, phân bố không đều, nơi có mật độ cao nhất là ở thành phố Hà Tĩnh và nơi có mật độ thấp nhất là huyện Hương Khê. Hầu hết các xã miền núi dân cư còn sống thưa thớt, trình độ văn hóa thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Hà Tĩnh có khoảng hơn 700 ngàn người trong độ tuổi lao động, trong đó có khoảng 15% đã được đào tạo. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm từ 20 ngàn người là nguồn bổ sung lao động quý giá. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thương gia và doanh nhân giàu trí tuệ.
Đặc điểm dân cư trên cũng tác động nhiều đến những người làm công tác văn hóa, bởi với dân số không tập trung, hạ tầng chưa phát triển nhất là các huyện miền núi đã tạo nên nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động văn hóa nói riêng.
Tuy nhiên, với truền thống văn hóa và tính cộng đồng cao, người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số luôn đoàn kết cùng nhau phát triển KT - XH, thì người Hà Tĩnh nói chung và CC, VC Hà Tĩnh nói riêng không ngừng học tập, trau dồi
39
kiến thức, xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc quê hương, dân tộc.
Hà Tĩnh đang trong quá trình CNH - HĐH không ngừng với sự phát triển của nhiều khu đô thị, khu công nghiệp mới. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ biến động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình này tạo nên những giao thoa văn hóa trên nền tảng các trao đổi kinh tế, văn hóa - xã hội. Quá trình đô thị hóa và dịch chuyển về dân số trong những năm tới đặt ra những vấn đề cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh là: Bên cạnh việc chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa cho địa bàn nông thôn, phải bắt đầu chú ý đến việc xây dựng môi trường văn hóa ở các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở các khu đô thị, cụm dân cư đô thị thông qua hệ thống dịch vụ VH, TT và DL, phòng chống những tác động tiêu cực trong quá trình CHN - HĐH đến đời sống xã hội... Điều đó đòi hỏi số lượng, năng lực của CC, VC văn hóa từ cấp tỉnh cho tới các cấp cơ sở phải không ngừng được nâng cao.
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
- Kinh tế, xã hội
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 10%. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, các công trình hạ tầng kỹ thuật nhất là giao thông, điện lưới tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, diện tích và sản lượng cây công nhiệp, nông sản, xuất khẩu thủy sản đều tốt.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước đến năm 2020, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh đã xác định: “Huy động cao nh t mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao ch t lư ng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế… Ph n đ u đến năm 2020 chuyển d ch cơ c u kinh tế theo hướng CNH- HĐH… Chuyển d ch cơ c u lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và d ch vụ… Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về
40
mức sống gi a các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống vật ch t, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [48, 94].
Thực hiện chủ trương của Đảng, Hà Tĩnh đã phấn đấu nỗ lực trên mọi lĩnh vực và thu được một số kết quả cụ thể. Tại báo cáo kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; bàn mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nêu lên các số liệu khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2013 đạt 19,2%; GDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh, giai đoạn 2011 - 2013 đạt 12.585 tỷ. Tốc độ tăng trưởng nông lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 4,44%. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2013 tăng 15,5%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đã về đích 7 xã. Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ và công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu