Mục đích, nội dung và phƣơng pháp thực hiện việc nâng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở Hà Tĩnh (Trang 34)

lƣợng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa.

1 3 1 Mục đ ch và nội dung thực hiện việc nâng cao ch t lư ng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa

* Mục đ ch thực hiện việc nâng cao ch t lư ng đội ngũ công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa.

- Văn hóa là nền tảng của sự phát triển xã hội. Vì vậy để nâng cao năng lực, vị trí, giá trị của quốc gia, dân tộc thì cần phải coi trọng văn hóa. Để xây dựng được nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thì cần phải có đội ngũ làm văn hóa có chất lượng.

Trên thế giới, từ rất sớm, chính phủ các nước đều rất coi trọng việc đào tạo đội ngũ CC, VC nhà nước. Nhật Bản cho rằng, việc đào tạo các công chức là một cách “đầu tư trí lực”, là khai thác “tài nguyên trí óc” của các nhân tài. Chính phủ Pháp khi tổng kết thành quả đào tạo CC đã đưa ra kết luận, đào tạo CC là “sự đầu tư tốt nhất”. Ở Anh đã có trường đào tạo, bồi dưỡng CC, VC từ thế kỷ thứ XVII. Ở Cộng hòa Liên bang Đức đã thực hiện chế độ thi cử và đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CC, VC từ thế kỷ thứ XVIII. Như vậy, có thể nói, coi trọng và tăng cường đào tạo đội ngũ CC, VC đã trở thành một xu thế của thế giới và là vấn đề “sống còn” của các quốc gia, dân tộc.

27

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa là nhu cầu bức thiết để nâng cao trình độ quản lý văn hóa, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa vừa tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa là góp phần xây dựng đội ngũ CC, VC giỏi, tinh thông, liêm khiết, làm việc có hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đó là xây dựng đội ngũ CC, VC có số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa không phải là một yêu cầu mang tính nhất thời mà đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Bởi nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa vừa là để phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch CC, VC đồng thời, để đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, bậc CC, VC khác nhau

* Nội dung thực hiện việc nâng cao ch t lư ng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa xuất phát từ nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của ngành văn hóa, trên cơ sở những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hà Tĩnh. Thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tuyển dụng công chức, viên chức:

Tuyển dụng CC, VC trên lĩnh vực văn hóa là quá trình tuyển dụng những người phù hợp và đáp ứng được yêu cầu vị trí của những công việc cụ thể. Việc tuyển dụng đúng người, đáp ứng yêu cầu công việc là một trong những khâu quan trọng đối với các đơn vị trong ngành văn hóa hiện nay.

Việc tuyển dụng CC, VC dù bằng bất kỳ hình thức nào theo quy định của pháp luật thì cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tuyển dụng CC, VC phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan, đơn vị để chọn người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyển dụng CC, VC là phải đáp ứng được yêu cầu của công việc.

28

+ Tuyển dụng CC, VC phải đảm bảo tính vô tư, khách quan và chính xác, phải tuân thủ những quy định của Chính phủ, phù hợp với định hướng lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ; lựa chọn được những người đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định của bộ máy nhà nước.

Để thực hiện được điều này, việc tuyển dụng CC, VC trong cơ quan văn hóa phải được thực hiện trên cơ sở khoa học như: xác định nhu cầu cần tuyển dụng, phân tích công việc, các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ để tiến hành tuyển chọn...

+ Tuyển dụng CC, VC cho các cơ quan văn hóa phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống về phương pháp, cách thức tiến hành tuyển dụng. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải có cơ quan tập trung thống nhất quản lý về công tác tuyển chọn.

- Sử dụng công chức, viên chức:

+ Cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng đội ngũ CC, VC nói chung, đội ngũ CC, VC văn hóa nói riêng.

Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, khi đề cập đến vấn đề sử dụng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 yêu cầu hết sức quan trọng, đó là: “Phải biết rõ cán bộ; phải c t nhắc cán bộ cho đúng; phải khéo dùng cán bộ; phải phân phối cán bộ cho đúng; phải giúp cán bộ cho đúng và phải gi gìn cán bộ” “Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc Cán bộ không phải ai cũng có năng lực như nhau Nhưng lãnh đạo khéo, tài nhỏ hóa ra tài to Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ Khi sử dụng, phải tin cán bộ ”[35, 99].

+ Việc sử dụng đội ngũ CC, VC phải xuất phát trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị. Đối với đội ngũ CC, VC văn hóa, hai căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng là yêu cầu của nhiệm vụ và điều kiện nhân lực hiện có của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Sử dụng CC, VC văn hóa phải đảm bảo nguyên tắc sau: Sử dụng phải nằm trong quy hoạch; sử dụng phải căn cứ vào mục tiêu: mục tiêu của hoạt động dẫn đến mục tiêu sử dụng CC, VC văn hóa; bổ nhiệm trên cơ sở đòi hỏi của nhiệm vụ và nguồn nhân lực hiện có (đúng người, đúng việc).

29

Trong sử dụng, cần chú ý đảm bảo sự cân đối giữa các vị trí trong một cơ quan, giữa lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa cơ sở với lĩnh vực di sản văn hóa và các lĩnh vực khác v.v…

+ Việc bố trí, sử dụng CC, VC cần đảm bảo: bố trí phải đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường; đề bạt, cất nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bố trí, đề bạt không đúng có thể dẫn đến thừa, thiếu cán bộ công chức một cách giả tạo, làm cho công việc không trôi chảy, tiềm lực con người không được phát huy.

+ Trọng dụng nhân tài, không phân biệt đối xử với người có tài ở trong hay ngoài Đảng, người ở trong tỉnh hay ngoài tỉnh.

- Quy hoạch sử dụng công chức, viên chức:

Quy hoạch sử dụng CC, VC là nội dung trọng yếu của công tác nâng cao chất lượng CC, VC văn hóa, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ CC, VC văn hóa nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao. Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch.

Quy hoạch sử dụng CC, VC văn hóa là một quá trình đồng bộ, mang tính khoa học nên khi tiến hành quy hoạch cần căn cứ vào những nhiệm vụ cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; bộ máy tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức bộ máy trong thời gian tới; tiêu chuẩn CC, VC văn hóa giai đoạn quy hoạch; thực trạng đội ngũ CC, VC văn hóa hiện có.

+ Phạm vi quy hoạch sử dụng CC, VC văn hóa được xây dựng trong thời gian 5 năm, 10 năm, hàng năm phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ.

+ Đối tượng quy hoạch là CC, VC văn hóa ở từng cấp, từng cơ quan đơn vị, từng địa phương. Đặc biệt chú ý quy hoạch để tạo nguồn, trong đó chú trọng để xây dựng quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những CC, VC trẻ có năng lực, có triển vọng…

Nội dung quy hoạch sử dụng CC, VC văn hóa ngoài yêu cầu năng lực chuyên môn còn có một số yêu cầu riêng như sau:

30

+ Về phẩm chất chính trị: Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với tất cả đội ngũ CC, VC nước ta. Biểu hiện cao, tập trung nhất về phẩm chất chính trị của CC, VC văn hóa là phải nắm vững và quán triệt đường lối, quan điểm phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước.

+ Về phẩm chất đạo đức: Bác Hồ luôn đòi hỏi người CC, VC văn hóa phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, “hồng” và “chuyên”, “đức” và “tài”, trong đó “đức” là gốc.

Quy hoạch sử dụng CC, VC văn hóa bao gồm cả một quy trình. Vì thế, cần thực hiện tốt các bước của quy trình một cách đầy đủ, chặt chẽ theo hướng như sau:

+ Xây dựng nội dung quy hoạch: mục tiêu, quy mô CC, VC. + Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng.

+ Thực hiện quy trình điều chỉnh, luân chuyển CC, VC theo kế hoạch. + Đưa CC, VC dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch.

Công việc cuối cùng của quy hoạch là kiểm tra, tổng kết để đánh giá và bổ sung các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch.

- Đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC, VC văn hóa là biện pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ CC, VC giỏi, tinh thông, sống lãnh mạnh, liêm khiết, làm việc có hiệu quả cao. Bởi xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi CC, VC có trình độ chuyên môn cáo hơn, năng lực toàn diện hơn, kỹ năng quản lý, tiếp cận các kiến thức mới một cách kịp thời.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại thì điều kiệntrước hết phải coi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC, VC văn hóa là khâu quan trọng trong cải cách bộ máy nhà nước.

+ Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng CC, VC văn hóa nhằm hướng tới các mục tiêu cụ thể đó là: Phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch, sử dụng đội ngũ CC, VC văn hóa. Mặt khác, đào tạo gắn với quy hoạch CC, VC văn hóa không chỉ hiện tại mà còn tạo nguồn cho tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; đào tạo để đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, bậc, chức vụ CC, VC văn hóa khác nhau.

31

Trong bối cảnh mới, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC, VC văn hóa của Hà Tĩnh cần được các cấp ban ngành phải được nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện, phải hướng tới hình thành đội ngũ CC, VC văn hóa có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Hiện tại Hà Tĩnh cũng đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, đào tạo lại, tuy nhiên, chất lượng đào tạo thu lại không cao.

+ Nội dung đào tạo tại trường, lớp, ngoài việc tăng cường trang bị lý thuyết thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong công tác đối với CC, VC văn hóa là yêu cầu rất cần thiết. Yêu cầu về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, Hán Nôm để CC, VC văn hóa có thể chủ động giao lưu, nghiên cứu học tập thêm những thông tin, kinh nghiệm, thành tựu của nhân loại là không thể thiếu. CC, VC văn hóa không thể thoả mãn với một số kiến thức đã được đào tạo, mà phải tiến hành tự đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên.

1 3 2 Phương pháp thực hiện việc nâng cao ch t lư ng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa của ngành Văn hóa, Thể thao và Du l ch

Hồ Chí Minh từng nói: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến nền kinh tế, văn hóa ". Do đó, nâng cao chất lượng CC, VC văn hóa là quá trình lâu dài, đòi hỏi áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để mang hiệu quả tốt nhất. Nhóm phương pháp thường được áp dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa, có thể kể đến nhóm: phương pháp kinh tế; phương pháp hành chính tổ chức; phương pháp tâm lý xã hội và đồng thời kết hợp cả 3 nhóm giải pháp trên.

- Phương pháp kinh tế là nhóm các giải pháp tác động trực tiếp về mặt kinh tế đối với CC, VC văn hóa cũng như đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa. Nhóm các giải pháp này bao gồm như giải pháp kinh tế để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC, VC văn hóa; về vấn đề bổ nhiệm chức vụ, cấp bậc, khen thưởng, đề bạt, thanh tra, xử lý… Ngoài ra còn phải kể đến giải pháp giải quyết vấn đề tiền lương và các nguồn thu nhập khác của CC, VC văn hóa:

+ Đầu tư kinh phí để thu hút những tài năng trong lĩnh vực văn hóa về làm việc lâu dài cho ngành văn hóa Hà Tĩnh.

+ Đầu tư ngân sách để xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại hóa. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tại lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

32

+ Chăm lo xây dựng đội ngũ CC, VC văn hóa, đặc biệt có chính sách ưu đãi cho những lĩnh vực có tính đặc thù cao. Có chính sách ưu tiên cho CC, VC văn hóa ở vùng đặc biệt khó khăn.

+ Thực hiện chính sách bổ nhiệm chức vụ, cấp bậc một cách công bằng, khoa học dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá để có những hình thức khen thưởng động viên hay nhắc nhở kịp thời.

- Phương pháp hành chính tổ chức là phương pháp mang tính chất mệnh lệnh, yêu cầu cán bộ, công viên chức phải thực hiện thông qua những quy định, quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở, ban ngành liên quan bao gồm các biện pháp nhỏ như: tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm …

+ Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh quy trình, quy chế đánh giá CC, VC. + Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ mới

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bổ nhiệm và sử dụng CC, VC. + Thực hiện nghiêm túc việc điều động và luân chuyển cán bộ.

Phương pháp này gần như là biện pháp bắt buộc CC, VC văn hóa phải thực hiện để có chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp tâm lý xã hội là nhóm các giải pháp tác động trực tiếp tới tâm lý tinh thần, đời sống của CC, VC văn hóa, nhất là đội ngũ CC, VC văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: chế độ, chính sách hỗ trợ cho CC, CV; chế độ thi đua, khen thưởng; chế độ tiền lương…

Để CC, VC văn hóa thực sự yên tâm làm việc, chuyên tâm vào công việc thì tiền lương phải là thu nhập chính, chủ yếu, đảm bảo đủ sống, có mức sống trên mức trung bình của xã hội; đảm bảo đủ để tái sản xuất sức lao động. Một mức lương đảm bảo đời sống ổn định sẽ góp phần làm giảm tiêu cực xã hội, làm cho cán bộ không phải bươn chải, lăn lộn để kiếm sống, do đó có điều kiện học hành, nghiên cứu, đầu tư trí tuệ và công sức vào công việc và sáng tạo.

+ Hoàn thiện cơ bản chính sách đặc thù đối với từng đối tượng CC, VC trên từng lĩnh vực của hoạt động văn hóa.

+ Chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng trong các lĩnh vực về làm việc cho tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở Hà Tĩnh (Trang 34)