Tình hình sản xuất cà pháo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014 (Trang 25)

Họ Cà - Solanaceae là một họ thực vật tương đối lớn thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida). Họ Cà gồm 96 chi, với khoảng 2300 loài, phân bố gần như khắp thế giới, mà chủ yếu ở Nam Mỹ. Họ Cà gồm rất nhiều chi khác nhau. Một số chi quan trọng như: Capsicum (ớt), Nicotiana (thuốc lá), Datura (cà độc dược), Solanum (cà chua, khoai tây, cà pháo, cà tím …). Một số chi khác như: Atropa (cà dược), Cestrum (dạ lan hương), Browallia, Brunfelsia,…

Họ Cà ở Việt Nam có 15 chi, với 57 loài, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Cây họ Cà ở Việt Nam có nhiều giá trị thực tiễn như: làm thuốc, làm rau ăn và làm cảnh. Nhiều loài vừa có giá trị làm thuốc lại vừa có cả giá trị làm rau ăn hay làm cây cảnh. Trong các loài có giá trị làm thuốc thì không ít loài có chứa alcaloit nên việc sử dụng chúng cần hết sức lưu ý. Bởi alcaloit trong họ Cà là những hợp chất vừa có tác dụng làm thuốc đồng thời vừa có khả năng gây ngộ độc. Các loài được sử dụng làm rau ăn cũng có giá trị kinh tế không nhỏ, trong đó phải kểđến một số loài đem lại những lợi ích rất to lớn cho con người: khoai tây, cà chua, tiếp đến có thể kể là cà tím, cà pháo. Tuy nhiên, một số loài trong thành phần có chứa một hàm lượng alcaloit nhất định, nên việc sử dụng chúng làm rau ăn cần hết sức thận trọng (Nguyễn Tiến Bân, 1997).

Cây họ cà là cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m với thân màu tím đen, có lông bao phủ, hóa gỗ ở gốc. Rễ chùm, ăn sâu và phân nhành mạnh, khả năng phát triển rễ phụ lớn. Khi cấy rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây chịu đựng được trong điều kiện khô hạn. Cà pháo đa dạng về hình dạng quả, màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà pháo chọn tạo được công nhận giống mà chủ yếu là giống địa phương và các giống nhập nội. Một số giống cà pháo được trồng rộng rãi ở nước ta: Cà pháo trắng, cà pháo tím, cà pháo lai, cà pháo xanh, cà pháo ta…Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cà pháo thuận lợi, giá bán ổn định, nhiều nhà hàng, khách sạn đã bổ sung cà pháo vào danh sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 thực đơn món ăn ngon trong các bữa tiệc, do vậy khoảng vài năm trở lại đây cà pháo đã được bà con chú ý và mở rộng diện tích ở nhiều nơi như Lâm Đồng, Sóc Trăng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang … và cho hiệu quả kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo cho nhiều gia đình. Một số vùng trồng cà pháo ngon có tiếng là huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Láng (Hà Nội), Cái Sắn (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang), huyện Lục Yên (Yên Bái)... (HồĐình Hải, 2006).

Cà pháo có thểđược trồng ởđộ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7- tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 - 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11- tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 3 - tháng 6, ngoài ra có thể trồng vào vụ muộn gieo tháng 1 - tháng 2 (Nguyễn Văn Tuất và cộng sự, 2005).

Một phần của tài liệu Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)