Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài sâu đục quả cà L orbonalis

Một phần của tài liệu Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014 (Trang 31)

orbonalis

Số cá thể quan sát để xác định kích thước các pha phát dục: 30 cá thể

Phương pháp nuôi sinh học:

+ Thu thập nguồn sâu ngoài đồng ruộng: tiến hành điều tra, thu thập sâu non ngoài đồng ruộng. Chọn các quả cà mới bị đục (vết đục mới, có phân đùn ra ngoài) mang về phòng thí nghiệm để phân loại. Mỗi một quả cà có vết đục đựng trong 1 đĩa peptri được lót giấy thấm nhằm giữẩm. Hàng ngày tiến hành kiểm tra, vệ sinh quả cà nhằm loại bỏ các loại nấm mốc gây hại

+ Khi sâu non tuổi lớn chuẩn bị hóa nhộng, sâu tựđộng bò ra ngoài quả cà. Thu nhộng để vào các hộp nuôi sâu, hộp nuôi sâu có chiều cao 80 mm, đường kính miệng 110 mm. Miệng hộp được bịt kín bằng vải xô để đảm bảo không khí. Hàng ngày kiểm tra, theo dõi thu trưởng thành để tiến hành cho giao phối.

+ Cho các cặp trưởng thành vào lồng lưới (100 cm × 40 cm × 40 cm) chụp cây cà (chụp những cây cà đã ra hoa, có quả nhỏ, sau trồng 35 - 40 ngày) cho giao phối đẻ trứng. Thu trứng đem về phòng thí nghiệm để tiến hành nhân nuôi.

Phương pháp đo kích thước các pha phát dục

+ Đo kích thước các pha phát dục sử dụng kính lúp điện quan sát, mô tả hình dáng, màu sắc các pha phát dục của sâu, đo kích thước: chiều dài đo từđầu tới cuối quả trứng hoặc cơ thể sâu; chiều rộng đo ở phần phình to nhất của quả trứng hoặc cơ thể sâu. Tương tự, các cá thể sâu non nở từ trứng được nuôi tiếp theo phương pháp nuôi cá thểđể theo dõi và mô ta hình thái, màu sắc và đo kích thước các tuổi. Làm tương tự với pha nhộng và pha trưởng thành. Hàng ngày theo dõi, đo kích thước của chúng. Nhưng chú ý các thao tác phải thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương sâu non, làm chết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 + Do sâu đục quả cà L. orbonalis sống trong quả cà nên để xác định được kích thước của chúng cần tiến hành mở quả cà đã có sâu đục quả cà L. orbonalis.

Khi mở quả cà cần tránh cắt vào vết đục của sâu, thao tác tiến hành nhẹ nhàng. Sâu khi đo kích thước xong lấy bông thấm nước để bịt xung quanh vết cắt và cuống quả (lưu ý khép chặt vết cắt để giữ môi trường tốt nhất cho sâu tiếp tục phát triển).

Một phần của tài liệu Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)