Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu đục quả cà L orbonalis theo mật

Một phần của tài liệu Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014 (Trang 30)

độ trng và phương pháp s dng phân bón khác nhau trên cây cà pháo ti Thanh

Đa, Phúc Th v xuân hè năm 2014

Điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 15 quả. Bổ tất cả các quảđể tính toán mật độ sâu đục quả cà L. orbonalis.

Điều tra diễn biến mật độ sâu đục quả cà L. orbonalis tại Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Nội vụ xuân hè năm 2014 theo mật độ trồng

• Ruộng 1: Mật độ trồng theo khuyến cáo, khoảng cách cây - cây và hàng - hàng: 40 cm x 60 cm, khoảng 1200 cây/sào Bắc Bộ.

• Ruộng 2: Mật độ nông dân thường trồng, khoảng cách cây - cây và hàng - hàng: 30 cm x 50 cm, khoảng 1500 cây/sào Bắc Bộ.

Điều tra diễn biến mật độ sâu đục quả cà L. orbonalis tại Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Nội vụ xuân hè năm 2014 theo phương pháp sử dụng phân bón

• Ruộng 3: Bón phân theo khuyến cáo, lượng phân sử dụng cho 1 sào Bắc Bộ: 350 - 400 kg phân gà hoai mục + 35 - 40 kg phân hữu cơ vi sinh + 40 - 45 kg NPK (5:10:3) + 8 - 10 kg ure + 13 - 15 kg supe lân + 6 - 8 kg kali sunfat

• Ruộng 4: Bón phân theo truyền thống canh tác của nông dân, lượng phân sử dụng cho 1 sào Bắc Bộ: 100 - 120 kg tro bếp + 4 - 5 kg ure + 8 - 10 kg supe lâm + 45 - 50 kg NPK (16:16:8).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Chỉ tiêu theo dõi:

Tổng số sâu non Mật độ sâu non (con/quả)= ---

Tổng số quảđiều tra

Một phần của tài liệu Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014 (Trang 30)