Đánh giá kết quả điều tra ý kiến của người dân về công tác BT và giả

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường – giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư Thành Lập tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)

và gii phóng mt bng khu vc d án

Đánh giá công tác BT&GPMB qua phiếu điu tra

Để đánh giá được công tác BT&GPMB qua ý kiến của người dân, em đã tiến hành điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ gia đình có đất bị thu hồi để thực hiện dự án khu dân cư Thành Lập. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bng 4.10. Tng hp kết qu t phiếu điu tra h gia đình

STT Nội dung điều tra Số phiếu Tỷ lệ

(%)

1 - Nghề nghiệp 30 100

+ Nông nghiệp 21 70

+ Ngành nghề khác 9 30

2 - Diện tích đất bị thu hồi là đất: 30 100

+ Nông nghiệp 30 100

+ Đất ở 0 0

3 - Diện tích đất bị thu hồi chiếm 30 100

+ 100% diện tích đất 1 3.3

+ >=30% tổng diện tích 9 30.0

+ <30% tổng diện tích 20 66.7

4 - Mức thu nhập của gia đình trước khi bị thu hồi đất thuộc loại nào

30 100

+ Khá 9 30.0

+ Trung bình 16 53.3

+ Thấp 5 16.7

5 - Mức thu nhập của gia đình sau khi bị thu hồi đất thuộc loài nào

30 100

+ Khá 13 43.3

+ Trung bình 12 40.0

+ Thấp 5 16.7

Số liệu bảng 4.10 cho thấy:

Đa phần người dân trong khu vực GPMB đều làm nông nghiệp là chủ yếu chiếm 70% tổng số phiếu điều tra, số còn lại chủ yếu làm dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và công nhân trong các công ty, doanh nghiệp.

Dự án khu dân cư Thành Lập đã lấy hoàn toàn vào đất nông nghiệp của người dân chiếm 100% tổng diện tích đất thu hồi.

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 100% diện tích đất của gia đình chiếm 3.3% tổng số phiếu điều tra. Diện tích bị thu hồi chiếm >=30% tổng diện tích hiện có của người dân có 9 hộ chiếm 30% tổng số phiếu điều tra. Còn lại 20 hộ gia đình bị thu hồi diện tích đất <30% tổng diện tích, chiếm 66.7%. Các hộ gia đình trước khi bị thu hồi đất đa phần làm nông nghiệp, trình độ canh tác chưa cao, kĩ thuật lac hậu nên nguồn thu nhập từ nông nghiệp là không nhiều. Mức thu nhập bình quân/người/tháng thường ở mức trung bình. Với 30 phiếu phát ra thì số hộ có mức thu nhập trung bình chiếm 16 phiếu tương đương 63.3%. Số hộ có thu nhập khá chiếm 9 phiếu tương đương 30%, đa số các hộ này làm nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Số hộ có thu nhập thấp có 5 phiếu chiếm 16.7%.

Sau khi bị mất đất nông nghiệp một số hộ đã chuyển đổi nghề nghiệp thành công làm cho thu nhập bình quân/người/tháng đã tăng lên. Số hộ có thu nhập khá chiếm 43.3% tăng 13.3% so với trước khi thu hồi đất. Một số hộ sau khi nhận tiền BT vẫn chưa biết đầu tư làm ăn, chuyển đổi nghề nghiệp do vậy tỉ lệ hộ có thu nhập thấp vẫn giữ nguyên là 5 phiếu chiếm 16.7 %. Để thu nhập của người dân tăng lên thì cần có sự quan tâm đồng bộ hơn nữa của các cấp chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người dân, đào tạo những nghề thích hợp với trình độ, lứa tuổi của họ để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn.

Đánh giá nhn xét ca người dân v công tác BT gii phóng mt bng khu vc dự án

Để đánh giá công tác BT&GPMB một cách chính xác, hiệu quả thì chúng ta không thể chỉ dựa vào sách vở, các văn bản có liên quan hay những

lời nhận xét một phía của các cán bộ chuyên trách mà còn phải đánh giá từ phía người dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình BT&GPMB. Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khụ vực GPMB và tiến hành tổng hợp số liệu đã điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bng 4.11. Ý kiến nhn xét ca người dân v công tác BT&GPMB ti d án Khu dân cư Thành Lp – xã Hng Tiến

STT Nội dung điều tra

Tổng số phiếu

Nguyên nhân ý kiến

Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Đất đai 30 100

- Chưa thỏa đáng 24 80 Mức giá chưa thỏa đáng

- Thỏa đáng 6 20

2

Cây cối, hoa màu 30 100

- Chưa thỏa đáng 21 70 Mức giá chưa thỏa đáng

- Thỏa đáng 9 30

3

Tài sản, vật kiến trúc 30 100

- Chưa thỏa đáng 20 66.7 Mức giá còn thấp

- Thỏa đáng 10 33.3 4 Mức hỗ trợ 30 100 - Chưa thỏa đáng 19 63.3 Mức hỗ trợ còn thấp - Thỏa đáng 11 36.7 Nguồn: Tổng hợp từđiều tra Qua bảng 4.11 ta thấy:

- 80% các hộ gia đình không đồng tình với mức BT về đất, họ cho rằng mức BT như vậy là thấp hơn so với giá thị trường. Hầu hết các hộ đều cảm

thấy chưa thoả đáng về mức BT cây cối, hoa màu chiếm tỷ lệ 70% tổng số phiếu điều tra vì họ cho rằng mức BT là thấp so với giá trị thực của cây mang lại hàng năm. Tỉ lệ chưa thoả đáng về mức BT tài sản, vật kiến trúc chiếm tỷ lệ 66.7% số phiếu điều tra, họ cho rằng giá như vậy là chưa vẫn còn thấp.

- Các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, là vẫn còn thấp theo ý kiến của người dân. Họ cho rằng với mức hỗ trợ như vậy khó có thể giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống được. Những người lao động lớn hơn 30 tuổi không đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được (Chiếm đa số trong độ tuổi lao động tại dự án). Nên họ rất khó có thể kiếm được một công việc ổn định, muốn kinh doanh thì thiếu vốn, mặt bằng.

- Mặc dù giá BT còn thấp, chính sách hỗ trợ chưa hợp lý theo ý kiến của người dân nhưng họ vẫn nhất trí nhận tiền BT, họ tin tưởng, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra để bàn giao mặt bằng đúng thời hạn đảm bảo cho công tác GPMB diễn ra thuận lợi.

4.3. Đánh giá chung kết quả quá trình BT&GPMB

Qua tìm hiểu, phân tích việc triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu dân cư Thành Lập em nhận thấy:

- Việc bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng trình tự quy định. Bồi thường giải phóng mặt bằng được triển khai trước khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tạo điều kiện có sẵn đất sạch để giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khi Nhà nước có quyết định giao đất

- Đối tượng và điều kiện để được bồi thường hỗ trợ được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, có lý, có tình và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật

- Về BT đất nông nghiệp: giá BT đối với đất nông nghiệp còn thấp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi của đất. Ngoài ra còn có những chính sách hỗ trợ hợp lý khác. Hơn nữa người dân có nhận thức tốt; một số hộ nông dân cũng không thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp nữa mà họ đi làm các

việc khác như buôn bán và đi làm thuê,…có thu nhập cao hơn. Do vậy người dân cũng chấp nhận với mức BT này. Tuy nhiên đối với những hộ chủ yếu sản xuất nông nghiệp, không kinh doanh, buôn bán hay đi làm ngoài thì khi Nhà nước thu hồi đất họ phải làm thêm một công việc khác mới đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Mặt khác chi phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp lại tương đối thấp, cho nên đời sống của những người dân bị thu hồi đất có diện tích lớn là tương đối khó khăn, cũng như trong việc đi tìm một công việc mới

- Về BT đối với tài sản, cây cối, hoa màu: Quá trình BT tài sản được quy định rõ theo Quyết định số: 19/2011/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà và các công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Giá nhà và các công trình được xác định trên cơ sở phân cấp và tính toán theo giá trị năm 2011 và BT theo tình trạng hiện có của tài sản nhân với giá xây dựng mới của công trình đó. Việc BT cây cối, hoa màu được quy định theo Quyết định số: 28/2011/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; nói chung là được người dân chấp thuận và thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng tiến độ mà Hội đồng BT&GPMB đã đề ra

- Chính sách hỗ trợ thực hiện theo đúng quy định Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Giá bồi thường đất nông nghiệp còn thấp

- Việc hỗ trợ chủ yếu là bằng tiền mặt, công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm cụ thể. Hầu hết dân đều phải tự học nghề và liên hệ với doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm

- Thưởng giải phóng mặt bằng tính bình quân theo đơn vị diện tích và đồng đều cho tất cả các đối tượng không có tính khuyến khích trong việc giải phóng mặt bằng. Nhìn chung công tác GPMB đã thực hiện theo đúng thời gian kế hoạch đã đề ra. Để có được những kết quả trên là do sự tập trung chỉ

đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên cũng như sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự phối hợps của chủ dự án. Cùng với đó là sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời các Chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên cũng như ban BT&GPMB huyện Phổ Yên.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường – giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư Thành Lập tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)