Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Trung tâm VHKB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở trung tâm văn hóa Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh (Trang 56)

Trung tâm có 01 phòng kế toán và hạch toán Phòng Kế toán gồm có :

01 Kế toán trưởng – Trưởng phòng 01 Kế toán tổng hợp – Phó phòng 01 Kế toán thanh toán

01 Kế toán thu chi tiền mặt

01 Kế toán kho vật tư, thống kê thực phẩm hàng hóa

Cán bộ, nhân viên phòng kế toán được phân công nhiệm vụ rõ trách nhiệm trong từng phần hành kế toán như: Kế toán thanh toán, Kế toán thu chi tiền mặt, Kế toán tài sản, thuế, công nợ phải thu, phải trả, Kế toán thống kê vv.. và bố trí theo đúng tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán: Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật và không bố trí những đối tượng trái với Luật kế toán Nhà nước quy định hiện hành.

Công tác kế toán được tổ chức tập trung và sử dụng hình thức kế toán Nhật

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền, thu, chi hoạt động sự nghiệp Kế toán thanh toán, tài sản, thuế, công nợ phải thu, Kế toán vật tư, thống kê kho thực phẩm hàng hóa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 ký chứng từ; nhằm thu nhận, xử lý hệ thống hoá và cung cấp được đầy đủ, kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh, tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kịp thời, tiết kiệm chi phí, giảm bớt khối lượng công việc kế toán, đồng thời thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.

* Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế toán tài chính:

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc lập Kế hoạch, dự toán thu – chi, cân đối, giám sát quá trình sử dụng tài chính theo đúng quy định quản lý của Nhà nước, cụ thể như sau :

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chếđộ kế toán;

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

- Tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.

- Lập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý nhà nước và cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;

3.2.4 Tình hình cơ s vt cht, trang thiết b k thut

Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc Là công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, được đầu tư 180 tỷđồng với nhiều hạng mục lớn như: Khối phòng khán giả phục vụ biểu diễn và mít tinh có sức chứa (1.200 chỗ ngồi), khối các phòng họp, hội thảo có sức chứa (từ 50 đến 500 chỗ ngồi); khối trưng bày các thành tựu văn hoá-kinh tế-xã hội; khối trưng bày các thành tựu khoa học-kỹ thuật công, nông nghiệp; khối các công trình ngoài trời (sân khấu biểu diễn quảng trường, cây xanh, hồ nước và các công trình phụ trợ khác) có sức chứa hàng nghìn người. Bên trong các phòng hội họp có hệ thống cách âm tốt, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, màn chiếu, máy chiếu, sân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 khấu, …phục vụ cho hội nghị được đầu tư hiện đại đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trong nước và quốc tế.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Khung phân tích

Hình 3.6 Sơđồ khung phân tích lý thuyết về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu

3.3.2 Phương pháp thu thp d liu

Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu là thứ cấp và sơ cấp.

Tổ chức thực hiện, chấp hành dự toán Văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý tài chính

Quản lý tài chính trong đơn vị sự

nghiệp có thu Nội dung quản lý Quy trình hoạt động quản lý Nhân tố ảnh hưởng Quản lý tài sản Xây dựng quy chế chi tiêu NB Lập kế hoạch tài chính Kiểm tra, giám sát Nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan Giải pháp hoàn thiện Hoạch toán, quyết toán Quản lý chi Quản lý thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

3.3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các báo cáo khoa học, mạng internet …các số liệu về tình hình của địa bàn nghiên cứu.

Sử dụng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Trung tâm, Cụ thể: - Báo cáo Quyết toán thu – chi tài chính các năm 2011, 2012 và 2013.

- Báo cáo tổng hợp Quyết toán, chi tiết, thuyết minh báo cáo tài chính Trung tâm năm 2011, 2012 và 2013.

3.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. - Đối với cán bộ, công nhân viên trong trung tâm:

Khảo sát các cán bộ lãnh đạo, quản lý tài chính tại trung tâm, một số cán bộ công nhân viên của trung tâm, số phiếu điều tra là 30 phiếu.

- Đối với khách hàng:

Qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ để lấy ý kiến. Ngoài ra thông tin sơ cấp còn được thu thập bằng phương pháp quan sát thực địa. Đề tài khảo sát 30 phiếu điều tra với khách hàng.

Toàn bộ phiếu điều tra sẽ đảm bảo cho việc thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin được đầy đủ, ước lượng thống kê đảm bảo được tính không chệch, tính bền vững và hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Bảng 3.3 Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng khảo sát Số lượng (người) I. Cán bộ, công nhân viên (bao gồm cả biên

chế và lao động hợp đồng)

30

1. Lãnh đạo các phòng 10

2. Cán bộ phòng tài chính kế toán 5

3. Cán bộ công nhân viên 15

II. Khách hàng (Đã sử dụng dịch vụ tại trung tâm)

30

1. Người dân ở thành phố Bắc Ninh 30

Tổng cộng 60

3.3.3 Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm:

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ biến động nguồn thu và các khoản chi của đơn vị.

- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức quy định về các khoản mục chi so với quy định.

Thông qua các số liệu thu thập được từ các báo cáo của Trung tâm để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm. Phân tích số liệu trên báo cáo tài chính để phát hiện mối tương quan giữa thu và chi tác động đến chất lượng dịch vụ như thế nào.

3.3.4 H thng ch tiêu ch yếu trong phân tích

- Giá trị và tỷ lệ mức tăng, giảm thu so với năm trước. - Giá trị và tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp so với tổng thu

- Giá trị và tỷ lệ thu phí dịch vụ trực tiếp so với tổng nguồn thu - Giá trị và tỷ lệ tăng giảm thu phí dịch vụ so với các năm trước - Giá trị phân bổ tỷ lệ các nguồn thu

- Cơ cấu nguồn thu, nguồn chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

4.KẾTQUẢNGHIÊNCỨU

4.1 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc

4.1.1 Xây dng quy chế chi tiêu ni b.

Để chủ động hơn trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên tiết kiệm và có hiệu quả, Trung tâm văn hóa Kinh Bắc đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi. Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính “Hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Hàng năm, trung tâm đều thực hiện rà soát và bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Quy chế chi tiêu nội bộ của trung tâm được thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi, với sự tham gia của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong trung tâm nhằm khai thác, huy động các khả năng tăng nguồn thu trên cơ sở phát triển hoạt động sự nghiệp, triệt để thực hành tiết kiệm, đảm bảo thu đủ bù đắp chi phí, từng bước có tích luỹ, phấn đấu không ngừng cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ viên chức và người lao động.

Quy chế chi tiêu nội bộ của trung tâm đã thực sự như một cuốn cẩm nang về quản lý tài chính ở trung tâm, là hành lang pháp lý để kiểm tra, giám sát và bình xét thi đua hàng năm. Quy chế được phổ biến đến toàn thể cán bộ viên chức và người lao động của trung tâm .

Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Nội dung chủ yếu của quy chế chi tiêu nội bộ tập trung vào các nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

4.1.1.1 Quy định về các khoản thu, định mức thu

- Thu phí dịch vụ từ cho thuê hội trường, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác: Căn cứ vào quy định mức thu phí dịch vụ của trung tâm xây dựng trên cơ sở lấy thu bù chi. Thu phí dịch vụ từ hội trường và phí dịch vụ ăn uống là nguồn thu lớn của trung tâm, phòng Kế toán - tài vụ căn cứ vào quy định của các cơ quan có thẩm quyền để xác định mức thu phí dịch cho từng danh mục.

Bảng 4.1 Định mức thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc

Đơn vị tính: nghìn đồng/1đvt

Nội dung Thời gian ĐVT Mức thu

1. Định mức thu dịch vụ Hội trường Hội trường 1200 chỗ Từ 7h– 11h30 Phòng 6.000 Hội trường 500 chỗ Từ 7h – 11h30 Phòng 5.000 Hội trường 350 chỗ Từ 7h – 11h30 Phòng 3.500 Hội trường 170 chỗ Từ 7h – 11h30 Phòng 1.500 Hội trường 140 chỗ Từ 7h – 11h30 Phòng 1.500 Hội trường 50 chỗ Từ 7h – 11h30 Phòng 800 Hội trường 1200 chỗ Từ 7h – 4h30 Phòng 10.000 Hội trường 500 chỗ Từ 7h – 4h30 Phòng 8.000 Hội trường 350 chỗ Từ 7h – 4h30 Phòng 6.000 Hội trường 170 chỗ Từ 7h – 4h30 Phòng 3.000 Hội trường 140 chỗ Từ 7h – 4h30 Phòng 3.000 Hội trường 50 chỗ Từ 7h – 4h30 Phòng 1.500 2. Định mức thu DV ăn uống và các dịch vụ khác

Phun nước nghệ thuật Giờ 600

Phông hội nghị (giá thuê khung) M2 70

Phông hội nghị (giá làm khung mới) M2 200

Màn chiếu, máy chiếu Buổi 500

Bảng chữđiện tử sảnh chính Buổi 300

Hoa tươi bục phát biểu Lẵng 250

Hoa tươi bàn Bát 40

Cờ chuối Cái 5

Nước khoáng Bình 65

Nước khoáng Chai 6

Đặt ăn bữa chính Có thực đơn theo định mức thỏa thuận Đặt ăn giữa giờ Có thực đơn theo định mức thỏa thuận Đặt ăn sáng Có thực đơn theo định mức thỏa thuận Các dịch vụ khác nếu có Theo thỏa thuận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Hiện tại, mức thu hoạt động sản xuất, dịch vụ của trung tâm được thực hiện theo quyết định số 22/TB-TTVHKB ngày 01/07/2011 về việc quy định danh mục và mức thu phí dịch vụ phục vụ hội nghị tại Trung tâm văn hoá Kinh Bắc. Mức thu cụ thể được thể hiện trên bảng 4.1

Bảng định mức thu phí dịch vụđược niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của trung tâm, để khách hàng nắm bắt kịp thời các khoản chi phí sẽ và đã sử dụng, tạo sự công khai minh bạch trong công tác thu.

Toàn bộ khách hàng đến đến sử dụng dịch vụ tại trung tâm đều được áp dụng thanh toán theo đúng quy định của trung tâm đã ban hành.

- Thu các hoạt động dịch vụ khác: thu trông giữ xe, thu từ dịch vụ bán hàng giải khát...Việc thu nộp các khoản đóng góp từ các dịch vụ trên được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụđối với Ngân sách Nhà nước.

- Các khoản thu khác phát sinh không thường xuyên do Giám đốc quyết định mức thu.

4.1.1.2 Quy định về các khoản chi, định mức chi

Các khoản chi thực tế của trung tâm được thực hiện dựa trên dự toán đã được lập và quy chế chi tiêu nội bộ và thực tiễn phát sinh.

a. Định mức chicho con người:

- Nhóm chi cho con người gồm có:

+ Các khoản thanh toán cho cá nhân: đối với các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, gồm tiền lương cơ bản và phụ cấp lương của cán bộ viên chức.

Cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn được trả căn cứ theo ngạch, cấp bậc, hệ số lương, phụ cấp và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định của từng cán bộ viên chức và hợp đồng dài hạn để xác định mức lương tháng cho từng người, trung tâm đảm bảo chi hàng tháng gồm lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc và các khoản phụ cấp.

Các khoản phụ cấp chức vụ thực hiện theo thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể trung tâm quy định thanh toán phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh được ghi trong bảng 4.2

Bảng 4.2 Hệ số chi phụ cấp chức vụ theo chức danh

TT Chức vụ Hệ số chức vụ tính theo

lương cơ bản

1 Giám đốc 0.7

2 Phó Giám đốc 0.5

3 Trưởng phòng và tương đương 0.3 4 Phó phòng và tương đương 0.2

(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc)

Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc thực hiện chi trả phụ cấp trách nhiệm nghề theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chếđộ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ công chức viên chức.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với một số công việc cụ thể được thể hiện trong bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3 Hệ số chi phụ cấp đối với một số vị trí công việc

TT Vị trí công việc Hệ số phụ cấp

1 Thủ quỹ 0.1

2 Nhân viên bảo vệ 0.1

3 Bếp trưởng 0.1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở trung tâm văn hóa Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)