3.1.2 Đặc điểm vềđiều kiện tự nhiên và dân số
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, với diện tích 822,7km2 nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 16km. Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có hệ thống giao thông đường sông, đường bộ thuận lợi, đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành phố trên.
Dân số Bắc Ninh hiện nay là hơn 1.079.283 người, trong đó dân số nông thôn là 792.315 người (chiếm gần 74% dân số chung toàn tỉnh), dân số thành thị là 286.968 người (chiếm hơn 26% dân số toàn tỉnh ); thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn. Dân số Bắc Ninh có đặc điểm là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động, tính đến 31/12/2013 dân số trong độ tuổi lao động là 692.900 người, thể hiện qua các năm như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
Bảng 3.1. Dân số tỉnh Bắc Ninh từ 2011 – 2013
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. Dân số trung bình 1 041 159 1060 328 1 079 283 - Dân số nông thôn 771 786 784 310 792 315 - Dân số thành thị 269 737 276 018 286 968 2. Dân số trong độ tuổi lao động 660 330 678 880 692 900 3.Lực lượng lao động làm việc 637 495 652 790 679 300 4. Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)
-Tổng dân số 1,4 1,84 1,78
-Dân số nông thôn -1,6 1,6 1,02
-Dân số thành thị 11,3 2,32 3,96
Nguồn: (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2013)
3.1.3 Đặc điểm về văn hoá, xã hội
Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian... cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.
Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho... Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian.
Các làng nghề Bắc Ninh: Nhờ có vị trí liền kề với thủđô Hà Nội qua nhiều thế kỷ - Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai ... Ngày nay nhiều làng nghềđã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội.
3.1.4 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh những năm qua
Khi tách tỉnh năm 1997, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề, trong những năm gần đây, hòa cùng với sự phát triển chung của cả nước, nền kinh tế Bắc Ninh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, GDP tăng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 là 15,1%/năm, GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, từ 630 USD/người/năm, năm 2007 lên 1.800USD năm 2011; riêng năm 2012 GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.
Hiện nay Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 2 cả nước. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 13,7 tỷ USD. Xuất khẩu là điểm sáng trong sự phát triển vượt bậc của kinh tế Bắc Ninh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Bảng 3.2 Tình hình kinh tế tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tốc độ tăng (%) 11/10 12/11 BQ 1.Tổng sản phẩm (triệu đồng) 9.697.000 11.528.000 13.607.000 19 18 18,5 2. Cơ cấu kinh tế (%) - Dịch vụ 23,6 20,1 16,57 - Công nghiệp 66,2 72,4 77,82
- Nông, lâm nghiệp 10,2 7,5 8,61 3.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 17,86 16,2 12,3
4.GDP bình quân đầu người (triệu đồng) 38,94 52,2 67,4 34 29 31,5 5.Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 1,7 2,109 2,52 24 19,48 21,76
(Nguồn:Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh)
Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng; Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%.
Bắc Ninh có định hướng trở thành vùng đô thị lớn: Văn hiến, văn minh, giàu bản sắc (của văn hóa Kinh Bắc), hiện đại, sinh thái và bền vững, trên nền tảng kinh tế trí thức; có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có môi trường sống tiện nghi, trong lành đáp ứng nhu cầu vật chất ngày một cao của nhân dân. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt là sau gần 20 năm tái lập tỉnh, đến nay Bắc Ninh đã là tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển chung, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.
Những nét đặc thù vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp của chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành có liên quan trong việc tổ chức các sự kiện lớn, các hội nghị, hội thảo, tiệc, giao lưu văn hóa văn nghệ...của tỉnh, khu vực và quốc tế, đồng thời thực hiện công tác quản lý tài chính của Trung tâm một cách hiệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 quả hơn.
3.2 Đặc điểm của Trung tâm văn hoá Kinh Bắc
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc
Trung tâm văn hoá Kinh Bắc được thành lập theo Quyết định số 175/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh về việc thành lập Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc; chuyển Nhà khách tỉnh trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh về Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc quản lý. Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc hiện là công trình có quy mô lớn nhất của tỉnh được xây dựng hoàn chỉnh, hiện đại trên tổng diện tích gần 10 ha, nằm giữa trung tâm chính trị, văn hóa thành phố Bắc Ninh, trên đường Kinh Dương Vương Phường Vũ Ninh (phía sau Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan). Đây là nơi đáp ứng nhu cầu hoạt động về mọi mặt văn hóa, nghệ thuật, hội họp có tầm cỡ khu vực và quốc tế.