Tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu Điều tra một số bệnh thường gặp ở đàn Hươu nuôi tại chi nhánh nghiên c ứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và thuốc điều trị. (Trang 28)

2.2.1. Cơ sở khoa học

2.2.1.1. Nguồn gốc, phân loại hươu

Theo hệ thống phân loại động vật [28], hươu thuộc: Giới động vật (regnum) : Animalia

Ngành (phylum) : Chordata

Lớp có vú (class) : Mammalia

Bộ guốc chẵn (ordo) : Artiodactyla

Họ (familia) : Cervidae

Phân họ (subfamilia) : Cervidae Chi (genus) : Cervus

Loài (species) : C. nippon

Theo tác giả Đặng Huy Huỳnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhóm hươu nai ở Việt Nam có giống 4 giống: Cervus, Moschus, Muntiacus và Axia. Với 6 loài và 8 phụ loại chiếm 10,81% loài và 5,05% phụ loài hươu nai trên toàn thế giới [9].

Giống Cervus ở nước ta thuộc họ Cervidae bao gồm 3 loài: (1) Cervus Unicolor Equinus, 1823 (Nai đen).

(2) Cervus Nippon pseudaxis Eydonexet Souloget, 1841 ( Hươu sao). (3) Cervus eldi Siameasia Lydekker, 1915 ( Hương cà toong).

2.2.1.2 Giới thiệu chung về loài hươu

Hươu sao Việt Nam có tên khoa học Cervus Nippon Pseudasia, lớp có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), loài nhai lại (Ruminant), họ hươu (Cervidae).

Hươu sao là một loài động vật quý của nước ta. Nó được coi là con vật bán thuần dưỡng, có thể nuôi ở nhà nhưng phải nhốt cẩn thận bởi vì nó vẫn giữ tập tính đã sinh hễđược thả là chạy về rừng. Hươu sao nước ta còn gọi là Sika Deer là loại hươu nhiệt đới. Nó khác với hai loại cận nhiệt đới là Cervus nippon taiouanensis (Đài Loan) và Cervus nippon kopschi ở Đông Nam Trung Quốc. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôi hươu sao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật nuôi hươu sao [28].

* Phân bố:

Hươu Việt Nam: bắt nguồn từ các khu rừng nhiệt đới, hiện nó phân bố rộng rãi ở các vùng trên đất nước ta: Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai (Hiếu Liêm, Long Thành). Cao Bằng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá,. Nghệ An (Quỳnh Lưu), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê..). Ở Sơn La (Thị Xã), Hà Tây (Ba Vì), Hải Phòng (đảo Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương), Sông Bé (Hữu Liêm), TP Hồ Chí Minh (Vườn thú).Có điều là hươu sao sống hoang dã không còn lại là bao bởi chúng bị con người

săn bắn quá mức. May sao nghề nuôi hươu sao đã phát triển khá mạnh trong nông hộ của một số vùng với một đàn hươu sao có lúc lên tới chục ngàn con. Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi nuôi nhiều hươu sao nhất [26].

Những năm đầu của thập kỷ 90 nghề nuôi hươu phát triển kéo theo một cơn sốt giống nên rất nhiều hươu sao được mua đi bán lại và phân bổ ra rất nhiều tỉnh trong nước. Nhưng Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn là quê hương của nghề nuôi hươu sao. Chỉ riêng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời điểm phát triển nhất, đàn hươu đã có tời 10.000 con. Nếu tính trên phạm vi toàn quốc thì đàn hươu sao có khoảng 22.000 con. Thế giới: Trên thế giới hươu phân bố ở các nơi: Đông Xibiri, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Pakixtan, Nêpan, Xri Lanka, Thái Lan, Cămpuchia v.v.v…[27].

2.2.1.3. Một sốđặc điểm sinh học của hươu

Hươu Sao nhỏ hơn nai, lớn hơn hoẵng. Thể chất nhẹ nhàng, cân đối, chân dài và mảnh. Đầu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi. Kích thước trung bình của hươu trưởng thành như sau:

- Chiều dài thân (từ mút mõm đến hậu môn): 1.300 - 1.600 mm - Chiều dài đuôi (không kể mút lông): 83 - 170 mm

- Chiều dài bàn chân sau: 330 - 370 mm - Chiều dài tai: 123 - 175 mm

- Chiều cao vai: 700 - 950 mm

- Con đực cân nặng: khoảng 50 - 70 kg - Con cái nặng: khoảng 45 - 60 kg

Theo Hoàng Minh Khiêm (1987) [10], cũng như trâu bò, hươu thuộc loài nhai lại, dạ dày của hươu có cấu tạo phức tạp gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ có dung tích từ 6 đến 10 lít, là một túi lên men lớn, ởđó có tới 50% các chất khó tiêu được tiêu hóa.

Mỗi ngày hươu nhai lại từ 6-8 lần và thời gian dùng cho nhai lại mỗi ngày bình quân là 7 giờ. Hươu có thểăn rất nhiều loại lá cây. Đặc biệt lá xoan

là loại lá đắng (có tác dụng tẩy giun sán) mà hươu lại rất thích ăn. Hươu sao như tên gọi của nó là trên nền màu vàng của thân có hai hàng chấm trắng như những ngôi sao chạy song song từ vai đàn hai bên thân của hươu. Hươu sao có thân hình thon chắc, nhanh nhẹn, cổ dài, đầu nhẹ, tứ chi cao giúp hươu chạy nhanh. Toàn thân màu vàng, phía vụng vàng nhạt hơn.

Chỉ hươu đực mới có sừng, sừng non ta gọi là nhung (hay còn gạo là lộc). Nhung mọc mỗi năm 1 lần. Có một số con cho 2 lần mọc nhung sau khi cắt, nhưng lần thứ hai trong năm nhung mọc nhỏ hơn.

Tập tính của hươu sao : nhút nhát là bản tính nổi bật của hươu sao, hễ nghe tiếng động lạ là bỏ chạy. Có lẽ do sức vóc nhỏ nên hươu đã chọn cách chạy trốn làm thượng sách và tứ chi cao khỏe giúp nó chạy nhanh thoát hiểm. Được nuôi ở nhà, hươu sao quen với người và tỏ ra thân thiện, nuôi càng lâu biểu hiện này càng rõ. Người ta có nhận xét đàn hươu nuôi nhà ở vùng Hương Sơn dễ gần hơn, không sợ sệt cảnh giác như đàn hươu nuôi ở Quỳnh Lưu. Sống trong rừng hươu sao hoạt động nhiều vềđêm, ban ngày tìm nơi trú ẩn để nhai lại. Hươu sao ăn được nhiều loại thức ăn xanh. Đặc biệt nông dân thường cho hươu sao ăn lá xoan, một thứ lá đắng thường đùng làm thuốc tẩy giun, nhưng hươu lại rất thích ăn.

2.2.1.4. Khả năng sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Khả năng sinh trưởng và phát triển

So với các gia súc nhỏ nhai lại khác thì hươu sao có tốc độ sinh trưởng tương đối khá và tầm vóc cũng lớn. Có những hươu đực nặng tới 90 - 100kg. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Mạnh Đạt, Dương Viết Viên (1996) [6].

Hươu con đẻ ra tương đối khoẻ: khoảng nửa giờ sau khi đẻđã đứng dậy được và bú mẹ. Trong những ngày đầu, hươu con thường nằm nhiều và nằm tách mẹđến bữa mới về bú.

Bảng 2.1. Khối lượng cơ thể hươu từ sơ sinh đến trên 30 tháng tuổi (kg) Tháng tuổi Khối lượng đực (kg) Khối lượng cái (kg)

Sơ sinh 3,8 3,4 1 10,3 8,5 2 17,0 14,4 3 22,5 20,0 6 28,3 24,3 12 40,2 32,9 24 54,2 43,2 >30 65,5 51,5

Nói chung, trọng lượng hươu sơ sinh bằng 6 - 7% trọng lượng hươu trưởng thành. Trong khoảng 10 ngày đầu, hươu con phát triển nhanh, tăng trọng gần gấp đôi lúc mới sinh, chạy nhảy tốt. Một tháng tuổi, hươu con đã nặng khoảng 10 kg. Đến 7 tháng tuổi đã có trọng lượng 21 - 29 kg. Tăng trọng bình quân trong 7 tháng đầu là một lạng một ngày. Sau 10 - 20 ngày, hươu con đã bắt đầu tập ăn lá, cỏ. Từ 40 ngày trở đi đã hoạt động khá mạnh, vận động nhanh, không kém gì hươu trưởng thành.

Hươu sao ở Việt Nam chỉ thay lông một lần trong năm. Hiện tượng này thấy rõ nhất ở hươu đực. Cuối mùa thu và trong mùa đông, bộ lông có mầu tro thẫm hay xám bẩn; chỉ lưng không rõ và sao rất mờ, lông xơ xác, rụng và thưa dần. Từđầu tháng 3 đến cuối tháng 4, bộ lông thay hết, chuyển sang màu vàng tươi đẹp, mượt sạch, chỉ lưng rõ,

* Khả năng sinh sản

- Mùa động dục, mùa sinh sản

Theo Hoàng Kim Giao, Nguyễn Văn Lý, Trần Mạnh Đạt, Cù Vĩnh Tường (1996) [7] mùa động dục của hươu tập trung cao điểm vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Có lẽ sau mùa mưa, được ăn nhiều cỏ lá xanh đã kích thích hoạt động tính dục của hươu. Như vậy mùa sinh sản của hươu tập trung vào các tháng 3, 4, 5. Lúc bấy giờ khí hậu đã ấm áp, cỏ lá cũng bắt đầu sinh sôi và do đó hươu con được nuôi tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn.

Các biểu hiện động dục của hươu cũng giống như ở các con vật khác, Mùa động dục, hươu đực ít ăn hơn bình thường từ 30 - 40%, kêu nhiều hơn, tiếng kêu rít lên to và kết thúc bằng giọng khàn khàn. Thời kỳ này hươu đực bị kích thích mạnh, tính tình hung dữ hơn, đi lại lung tung, hay cúi gầm đầu xuống sát đất, hướng cặp sừng ra phía trước như sẵn sàng lao vào cuộc ẩu đả, hai chân trước cào bới đất. Dịch hoàn phát triển mạnh, dương vật luôn rỉ nước màu đen như nước điếu, mùi rất hoi.

Hươu cái trong mùa động dục thường cũng ít ăn hơn. Hiện tượng động dục tương đối rõ: xung huyết thành âm đạo, cổ tử cung tiết niêm dịch, đầu kỳ động hớn niêm dịch dính kéo dài như thuỷ tinh, giữa kỳđộng hớn niêm dịch trong suốt chứa đầy âm đạo và chảy ra quanh cơ quan sinh dục ngoài, còn cuối kỳ động hớn niêm dịch đục và giảm số lượng. Hươu cái động hớn thường biểu hiện không yên tĩnh, thích gần con đực và dạn người hơn (thời kỳ động dục của hươu cái thường từ 1 - 3 ngày, trung bình là 28 giờ. Cho hươu phối giống vào lúc động dục cao độ sẽđạt kết quả cao nhất. Nếu giao phối lần đầu mà không có kết quả, thì sau khoảng 15 - 30 ngày, hươu cái lại có những biểu hiện động dục trở lại.

Hươu đực trưởng thành sinh dục lúc 2 năm tuổi và lúc này mới có khả năng phối giống hiệu quả. Hươu cái biểu hiện động dục từ 1- đến 2 năm tuổi. Hươu cái có khả năng đẻ lứa con đầu vào lúc 20 tháng tuổi, thậm chí mới 17 tháng. Đến 15 tuổi hươu cái vẫn còn khả năng sinh sản. Theo Trần Mạnh Đạt, Bùi Quốc Cảnh, Tăng Văn Tân (1992) [5], hầu hết đàn hươu nuôi ở Nghệ An và Hà Tĩnh có khả năng sinh sản tốt, một năm một lứa. Sau khi đẻ 90 - 120 ngày hươu mẹ có thểđộng dục trở lại.

- Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của hươu đến vào khoảng 12 – 16 tháng tuổi, thời gian còn tùy thuộc vào nuôi dưỡng, ánh sáng, v.v... Được nuôi tốt, có ánh sáng sân chơi đầy đủ thì sự thành thục đến sớm hơn. Cũng do các nguyên

nhân khác nhau mà đôi khi có những con hươu sự thành thục sinh dục đến muộn, sau hai năm tuổi mới động dục. Chu kỳđộng dục của hươu trung bình là 20 ngày, biến động trong khoảng từ 15 – 30 ngày. Không nên cho hươu phối ngay sau lần động dục đầu tiên bởi vì hươu cái tơ cơ thể còn yếu và chưa có kinh nghiệm nuôi con. Những người nuôi có kinh nghiệm và ở các trại nuôi giống thương cho hươu phối lúc 1,5 – 2 tuổi. Thời gian mang thai của hươu là từ 220 – 225 ngày.

Thời gian động dục lại sau khi đẻ của hươu là từ 102 – 116 ngày. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dao động từ 339 – 350 ngày, trung bình là 345 ngày. Như vậy có nghĩa là hươu sao đẻ mỗi năm một lứa.

- Tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ thụ thai đối với hươu thành thục (trên 20 tháng) theo khảo sát trong sản xuất đạt 76%. Tỷ lệ nuôi sống của hươu đạt 93%. Đây là tỷ lệ đạt cao trong sản xuất đối với con hươu; một loài còn mang rất nhiều tính chất dã sinh. Tất nhiên các tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nuôi dưỡng và mùa sinh sản. . Khoảng 70% số hươu cái có thời gian mang thai sớm hơn mức trung bình, và trường hợp đẻ sớm tỷ lệ chết sơ sinh là 40%. Còn lại, 30% hươu cái có thời gian mang thai muộn hơn mức trung bình và đẻ muộn có thể làm tỷ lệ hươu chết lúc sinh là 25%. Thời gian mang thai của hươu sao có thể thay đổi trong những trường hợp sau:

+ Những thai là con đực thường chậm hơn những thai là con cái. + Con mẹ còn non thì thời gian mang thai dài hơn là con mẹđã già. Vài ngày trước khi đẻ, hươu cái ít hoạt động hơn và thường nằm tách biệt với đàn. Những biểu hiện bên ngoài dễ thấy như: bụng to, bầu vú căng và sạ xuống, âm hộ sưng mọng, thái độ hoảng hốt lúc đứng, lúc nằm, đuôi ve vẩy luôn. Thời gian đẻ của hươu nuôi có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Đa số các hươu cái đẻ con vào cuối tháng 3 - 4 hàng năm, muộn nhất là vào tháng 7. Hươu thường đẻ con vào ban đêm nhất là khoảng chiều tối. Động tác đẻ giống

như trâu bò, trước lúc đẻ có hiện tượng vỡ màng ối, làm chảy ra một chất nước nhầy màu vàng đục. Sau đó 2 chân trước con non ra trước, rồi đến mõm, đầu, ngực, lưng và 2 chân sau. Hươu con ra theo chiều lưng - bụng như trên là đẻ thuận. Thời gian từ khi vỡ màng ối cho đến lúc 2 chân trước con non lò ra, thường kéo dài 5 - 10 phút và đến khi đẻ hươu con ra khoảng 25 - 40 phút (cá biệt có trường hợp sau 2 giờ).

Sau khi đẻ từ 30 phút đến 2 giờ thì nhau sẽ bong ra hết (trung bình là 80 phút). Trọng ượng của nhau 350 - 450 g. Hươu mẹ thường dùng răng cắn đứt dây rốn, rồi liếm khắp mình con cho khô sạch. Nó còn ăn nhau và liếm sạch mọi vết máu hoặc chất nhầy trên nền chuồng. Cũng có trường hợp hươu cái đẻ ngược: 2 chân sau hươu con ra trước hoặc thai ra ngửa. Hiện tượng này ít gặp hơn. Nếu gặp trường hợp này người chăn nuôi không can thiệp kịp thời thì hươu con thường bị chết ngạt và tính mạng hươu mẹ nhiều khi cũng bị đe doạ. Hươu sao đẻ mỗi năm một lứa. Phần lớn mỗi lần đẻ một con. Tỷ lệ đực cái hươu con là 1:1,5.

Hầu hết các bộ phận trên cơ thể hươu có thể sử dụng cho việc chữa trị các bệnh con người. Thịt hươu có tác dụng bổ trung, ích khí, mạnh gân cốt. Thịt hươu còn được dùng để nấu cao toàn tính (cùng với xương, da v .v… ) dùng bồi bổ khí huyết. Xương hươu, da hươu thường được nấu cao. Các bộ phận cơ thể khác của hươu cũng rất bổ ích; huyết hươu, thận, dịch hoàn, dương vật, gân hươu, v.v… đều được dùng trong các bài thuốc dân gian và rất được tán thưởng.

2.2.1.5. Khả năng cho nhung

Theo Tô Du (1993) [4] Cho đến nay nhung của con hươu đực vẫn được coi như sản phẩm chính vì nó đem lại khoản tiền lớn hàng năm cho người nuôi. Nhung hươu sao được coi là thuốc bổđứng đầu bảng trong đông y. Chỉ có hươu đực có sừng và thay nhung hàng năm. Nhung mới mọc có nhiều mạch máu, mọng đỏ, mềm như chồi non, mặt ngoài phủ một lớp lông tơ mịn màng.

Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sừng hàng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện vào lúc một năm tuổi. Cặp sừng này không phân nhánh, dài 16 - 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay “chóc”. Lứa nhung đầu thường thấp khoảng 0,4 kg. Từ lứa cắt thứ 3 đến thứ 5 khối lượng nhung tương đối ổn định, khoảng 0,7 – 0,9 kg. Cá biệt có con cho tới 2,4 kg trong một lần cắt. Các cặp sừng cũ đều rụng vào khoảng từ trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3. Hai sừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 - 2 ngày (có trường hợp tới 5 ngày). Hầu như nhánh sừng bên phải bao giờ cũng rụng trước. 10 - 15 ngày sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ xuất hiện cặp sừng mới. Sừng còn non gọi là nhung. Lúc này nhung mềm, mọng mầu hồng nhạt, có những lông tơ mầu trắng, xám rất mịn phủ ngoài. Nhung mọc được 2 - 3 cm thì bắt đầu phân nhánh lần thứ nhất (mấu trên ở mắt). Khi được 18 - 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2.

Đầu tiên 2 nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình “trái mơ”, hình “yên ngựa” và mọc dài hơn là “gác sào”. Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hoá xương dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó là “gạc”. Sừng hươu sao thường có 4 mấu (khoảng 1/3 số hươu đực sừng chỉ có 3 mấu). Ngọn mấu rất nhọn. Vào khoảng cuối tháng 4 đến tháng 7

Một phần của tài liệu Điều tra một số bệnh thường gặp ở đàn Hươu nuôi tại chi nhánh nghiên c ứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và thuốc điều trị. (Trang 28)