Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Điều tra một số bệnh thường gặp ở đàn Hươu nuôi tại chi nhánh nghiên c ứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và thuốc điều trị. (Trang 40)

Theo các tài liệu để lại có thể việc nghiên cứu về thú học ở Việt Nam trong đó có hươu sao được bắt đầu từ thế kỷ 18 Lê Quý Đôn (1972-1984) với sách “Vân đài loại ngữ” và “Phủ Biện Tập Lục” đã thống kê nguồn lợi động vật ở một sốđịa phương trong nước ( Đặng Ngọc Cảnh) [2].

Tiếp theo đó có một số tài liệu công bố liên quan đến hươu sao như sau: Lê Hiển Hào (1973) trong sách “ Thú kinh tế miền bắc Việt Nam” đã nêu một số dẫn liệu về phân bố, sinh sản và sinh trưởng, phát triển của hươu sao trong điều kiện nuôi nhốt [8].

Năm 1992 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã cho thấy cuốn sách “ Nuôi hươu sao ở Việt Nam”, cuốn sách đã dành tập trung và chủ yếu cho phần kinh nghiêm nuôi hươu sao đã có từ trước của các cơ sở chăn nuôi hươu trong lĩnh vực nhà nước [20].

Từ năm 1992-1995 có các nghiên cứu về bảo tồn quỹ gen hươu sao Việt Nam của các tác giả: Lê Viết Ly, Lê Minh Sắt, Nguyễn Quỳnh Anh, Trần Huy Cổn, Hoàng Kim Giao đã đề cập đến một số đặc điểm sinh học, giống, sinh sản, phòng chống bệnh tật…

Đặng Xuân Biên (1979) trong tạp chí kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật viện chăn nuôi (1969-1979) đã thông báo kết quả điều tra một số đặc tính sinh học của hươu sao [1].

Nhìn chung từ năm 1968 trở lại đây đã có những công trình bỏ xung các dẫn liệu về sinh học, sinh thái học tập tính của hươu sao cũng như kỹ thuật nuôi hươu sao. Tuy vậy cũng chưa có một công trình nghiên cứu có hệ thống.

Một phần của tài liệu Điều tra một số bệnh thường gặp ở đàn Hươu nuôi tại chi nhánh nghiên c ứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và thuốc điều trị. (Trang 40)