Khả năng cho nhung

Một phần của tài liệu Điều tra một số bệnh thường gặp ở đàn Hươu nuôi tại chi nhánh nghiên c ứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và thuốc điều trị. (Trang 35)

Theo Tô Du (1993) [4] Cho đến nay nhung của con hươu đực vẫn được coi như sản phẩm chính vì nó đem lại khoản tiền lớn hàng năm cho người nuôi. Nhung hươu sao được coi là thuốc bổđứng đầu bảng trong đông y. Chỉ có hươu đực có sừng và thay nhung hàng năm. Nhung mới mọc có nhiều mạch máu, mọng đỏ, mềm như chồi non, mặt ngoài phủ một lớp lông tơ mịn màng.

Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sừng hàng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện vào lúc một năm tuổi. Cặp sừng này không phân nhánh, dài 16 - 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay “chóc”. Lứa nhung đầu thường thấp khoảng 0,4 kg. Từ lứa cắt thứ 3 đến thứ 5 khối lượng nhung tương đối ổn định, khoảng 0,7 – 0,9 kg. Cá biệt có con cho tới 2,4 kg trong một lần cắt. Các cặp sừng cũ đều rụng vào khoảng từ trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3. Hai sừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 - 2 ngày (có trường hợp tới 5 ngày). Hầu như nhánh sừng bên phải bao giờ cũng rụng trước. 10 - 15 ngày sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ xuất hiện cặp sừng mới. Sừng còn non gọi là nhung. Lúc này nhung mềm, mọng mầu hồng nhạt, có những lông tơ mầu trắng, xám rất mịn phủ ngoài. Nhung mọc được 2 - 3 cm thì bắt đầu phân nhánh lần thứ nhất (mấu trên ở mắt). Khi được 18 - 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2.

Đầu tiên 2 nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình “trái mơ”, hình “yên ngựa” và mọc dài hơn là “gác sào”. Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hoá xương dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó là “gạc”. Sừng hươu sao thường có 4 mấu (khoảng 1/3 số hươu đực sừng chỉ có 3 mấu). Ngọn mấu rất nhọn. Vào khoảng cuối tháng 4 đến tháng 7 hươu làm sạch dần lớp da bọc ngoài sừng, để trở lại gạc màu trắng ngà. Phần gốc gạc to hơn nhưng sần sùi, không nhẵn bóng như phần ngọn.

Nhung hươu có quan hệ với khả năng sinh sản. Thường những hươu đực có sản lượng nhung cao thì sức sịnh sản tốt, đàn con của chúng thường cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Điều tra một số bệnh thường gặp ở đàn Hươu nuôi tại chi nhánh nghiên c ứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và thuốc điều trị. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)