tảo của mô đun Chuẩn bị sản xuất giống.
Cấp tảo vào bể mỗi ngày để duy trì màu nước vàng nâu nhạt.
4.1.2. Cho ăn luân trùng
Cho ấu trùng cua ăn luân trùng sau khi thả ấu trùng vào bể 6 - 8 giờ. Cách thu, xử lý và tính lượng luân trùng được hướng dẫn ở bài Nuôi luân trùng của mô đun Chuẩn bị sản xuất giống.
Mật độ luân trùng cho ăn là 15 cá thể/ml nước bể. Cho ăn luân trùng trong 12 ngày đầu.
Thức ăn tổng hợp hay thức ăn vi nang là các hạt siêu nhỏ dung dịch đạm được bao trong màng keo mỏng.
Các loại thức ăn này có độ đạm, độ trôi nổi khác nhau thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng thủy sản.
Sử dụng phổ biến trong ương ấu
trùng cua là Frippak, Lansy. Hình 4.3.12. Thức ăn Frippak, Lansy
Ngoài ra, còn có các sản phẩm khác như AP1, AP0, N0
1, N02… Cho ăn 3 lần/ngày vào lúc 6 giờ, 14 giờ và 22 giờ.
Lượng thức ăn: 0,5 - 1g/m3 /ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hình 4.3.13. Một loại thức ăn tổng hợp cho ấu trùng cua
Thực hiện cho ăn như sau:
Bước 1:
Tính lượng thức ăn cần cho ăn
Bước 2:
Cân thức ăn bằng cân đĩa hay cân đồng hồ có độ chính xác 0,1g
Bước 3:
Cho thức ăn vào rây hoặc vợt đặt trên một ca nhựa chứa nước ngọt.
Hình 4.3.15. Cho thức ăn vào rây (vợt)
Bước 4:
Cà bằng muỗng để thức ăn tách rời nhau và lọt qua rây (vợt) rơi vào nước bên dưới.
Hình 4.3.16. Cà thức ăn bằng muỗng
Bước 5:
Khuấy nước trong ca để phân tán đều các hạt thức ăn.
Hình 4.3.17. Các hạt thức ăn phân tán trong ca
Bước 6:
Lấy thức ăn từ ca lớn vào ca nhựa nhỏ
Hình 4.3.18. Lấy thức ăn bằng ca nhỏ
Bước 7:
Cho thức ăn vào đều khắp mặt bể hoặc ở vị trí dây sục khí để thức ăn phân tán đều khắp bể.
Hình 4.3.19. Cho thức ăn vào bể
4.1.4. ho ăn Artemia
Cho ấu trùng Zoea ăn bổ sung Artemia 2 - 4 lần/ngày, với mật độ 10 - 15 Artemia/ml. Ở giai đoạn Zoea 1, 2, cho ăn Artemia bung dù. Khi ấu trùng cua chuyển sang giai đoạn Zoea 3, 4, 5, cho ăn Artemia dạng ấu trùng nauplius.
4.1.5. Kiểm tra cho ăn
- Quan sát màu nước để đánh giá mật độ tảo trong bể để quyết định về việc tăng hay giảm lượng tảo cho ăn hàng ngày.
Nếu màu nước nhạt hơn màu nước cùng thời điểm hôm trước thì có thể tăng lượng tảo cấp vào bể.
Nếu màu nước đậm hơn màu nước cùng thời điểm hôm trước thì có thể giảm hoặc ngưng cấp tảo vào bể.
- Quan sát sự hiện diện của các hạt thức ăn tổng hợp
Múc nước trong bể vào ly thủy tinh trong suốt, đưa ra nguồn sáng và quan sát mật độ các hạt thức ăn.
Nếu gần đến thời điểm cho ăn cữ tiếp theo, trong bể còn một ít hạt thức ăn là ấu trùng ăn vừa đủ.
Nếu chưa đến cữ cho ăn mà trong bể không có các hạt thức ăn lơ lửng là ấu trùng ăn thiếu.
Đến cữ cho ăn, trong bể có nhiều hạt thức ăn lơ lửng là thừa thức ăn.
Hình 4.3.20. Các hạt thức ăn tổng hợp trong bể ương
- Đánh giá mức độ vừa đủ của việc cho ăn Artemia được thực hiện qua quan sát sự hiện diện của Artemia trong bể ương.
Nếu trước cữ cho ăn tiếp theo, trong bể còn một ít Artemia là cho ăn đủ.
Nếu trước cữ cho ăn tiếp theo, trong bể không còn Artemia là cho ăn thiếu.
Nếu trước cữ cho ăn tiếp theo, trong bể còn nhiều hơn 1 - 2 Artemia/ấu trùng là cho ăn thừa.
Hình 4.3.21. Ấu trùng Zoea 5 của cua và ấu trùng nauplius của Artemia
Thực hiện bằng cách: Trước cữ cho ăn, dùng ly thủy tinh trong suốt múc đầy ly nước trong bể và quan sát tỷ lệ Artemia so với ấu trùng cua.
4.2. Kiểm tra ấu trùng
Quan sát bằng mắt:
- Điều chỉnh sục khí cho ấu trùng phân tán đều.
- Lấy mẫu ấu trùng bằng ly thủy tinh trong suốt ở ít nhất ba điểm trong bể, đưa ra sáng để kiểm tra:
Hình 4.3.22. Kiểm tra ấu trùng bằng mắt
+ Quan sát hình dạng ngoài, vỏ ấu trùng.
.+ Ước lượng tỷ lệ sống của ấu trùng trong bể.
- Quan sát bể vào ban đêm để phát hiện vệt sáng của ấu trùng Zoea bị bệnh phát sáng trong bể.
Hình 4.3.23. Ấu trùng bị bệnh phát sáng trong bể ương
- Bên cạnh việc kiểm tra mỗi ngày hai lần bằng mắt, thường xuyên kiểm tra ấu trùng bằng kính hiển vi để quan sát màu sắc cơ thể, sự nguyên vẹn của các phụ bộ, nguyên sinh động vật ký sinh.
Hình 4.3.24. Ấu trùng bị nguyên sinh động vật ký sinh
- Quan sát sự hiện diện của ấu trùng Megalop để nhanh chóng san bể, hạn chế Megalop ăn Zoea.
Hình 4.3.25. Ấu trùng Megalop
5. Quản lý môi trường bể ương
5.1.Kiểm soát các chỉ tiêu môi trường
pH của nước trong bể ương ấu trùng Zoea ít thay đổi do tảo kém phát triển (tảo mới được cấp vào bể).
Độ mặn của nước trong bể ương cũng ít thay đổi do nước ít bị bốc hơi.
Nhiệt độ nước được kiểm tra thường xuyên (2 lần/ngày).
Giữ nhiệt độ nước ổn định, ít bị biến đổi theo nhiệt độ môi trường xung quanh bằng cách duy trì mức
nước trong bể cao. Hình 4.3.26. Dụng cụ nâng nhiệt Khi nhiệt độ nước thấp có thể
nâng lên bằng dụng cụ nâng nhiệt (heater).
Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hàm lượng oxy hòa tan được điều chỉnh qua việc bố trí các dây sục khí trong bể.
Quan sát màu nước, nước có màu vàng sau khi cấp tảo vào và
bể là mật độ tảo trong bể thích hợp cho ấu trùng ăn.
5.2.Siphon Dụng cụ để siphon đáy bể là Dụng cụ để siphon đáy bể là ống nhựa cứng đường kính 20 - 25mm, đầu ống hút nước bể có hình chữ T để dễ thao tác và hạn chế ấu trùng bị hút vào ống.
Đầu còn lại của ống siphon được nối với ống nhựa mềm cùng cỡ để đưa nước và chất thải ra khỏi đáy bể.
Đầu cuối của ống nhựa mềm được đặt trong vợt hay rây có mắt
lưới mịn Hình 4.3.28. Đầu ống siphon bể ương
Vợt, rây được đặt trong một thau hay xô với phần mép rây cao hơn mép thau, xô để giữ lại chất thải của đáy bể trong quá trình siphon.
Thực hiện như sau:
- Tắt sục khí.
Ấu trùng tập trung lên mặt nước có nhiều ánh sáng và oxy hơn, không bị hút ra ngoài khi siphon đáy.
- Cho ống siphon vào bể, phần đầu chữ T hướng xuống đáy
- Cho nước sạch vào đầy ống dây nhựa mềm.
- Nâng đồng thời cả 2 đầu ống nhựa mềm lên đến gần đầu ống siphon.
- Gắn một đầu ống nhựa mềm vào ống siphon.
Hình 4.3.30. Ống nhựa mềm nối với ống nhựa cứng
- Đặt đầu ống nhựa mềm còn lại vào rây đặt trong thau.
Nước trong bể được hút vào ống, chảy vào rây và tràn qua mép thau ra ngoài.
Hình 4.3.31. Đầu ống nhựa mềm còn lại đặt vào vợt, rây trong thau.
- Di chuyển ống siphon để đầu chữ T của ống rà sát đáy bể xi măng hình vuông, chữ nhật theo đường dích dắc cho đến hết đáy bể.
- Hoặc đầu chữ T của ống rà sát đáy bể nhựa tròn theo đường xoáy ốc vào giữa bể.
- Dừng siphon đáy bể.
Hình 4.3.33. Đường siphon ở bể tròn
- Để yên nước trong thau. - Dùng vợt vớt ấu trùng trong rây (bị hút ra ngoài khi siphon) trả vào bể.
- Chuyển rây ra khỏi thau. Quan sát các chất lắng tụ ở đáy thau như xác ấu trùng chết, các sinh vật lạ, thức ăn dư thừa… để đánh giá tình trạng ấu trùng, cho
ăn… Hình 4.3.34. Chất lắng tụ ở đáy thau
5.3.Thay nước
Thực hiện thay nước như sau:
- Căng lưới lọc trong bể bằng cách mắc vào các dây cước căng trong bể.
- Cho nước sạch vào ống hút nước.
- Bịt 2 đầu ống để nước không thoát ra.
- Đặt một đầu ống vào giữa lưới
- Đặt đầu ống còn lại vào hố ga thoát nước thải.
- Mở đồng thời 2 đầu ống để hút nước trong bể ra.
- Xả khoảng 15 - 20% nước trong bể thì ngưng.
- Cấp từ từ nước biển đã qua xử lý (như hướng dẫn ở bài 3. Xử lý nước, mô đun Chuẩn bị sản xuất
giống) vào bể đến mức nước cũ. Hình 4.3.36. Nước thải được đưa vào hố ga
- Ở giai đoạn Zoea 3, mức nước bể ương thích hợp khoảng 1,5m.
- Nhiệt độ nước mới và cũ chênh lệch không quá 10C, độ mặn không quá 2‰.
Lưu ý:
Trong phương pháp xử lý sát trùng nước biển cấp vào trại giống bằng chlorine, dư lượng clo trong nước được xử lý bằng thiosunfat natri.
Có 2 cách tính lượng thiosunfat natri để khử hết clo dư là: 1. Dùng 7gam thiosunfat natri để khử 1 gam clo dư.
2. Đưa vào bể lượng thiosunfat natri bằng lượng chlorine đã dùng để xử lý sát trùng nước.
Với cách 2, lượng thiosunfat natri sẽ còn dư lại trong nước.
Khi cấp nước có lượng dư thiosunfat natri vào bể ương ấu trùng, có thể xuất hiện bệnh phát sáng trong bể ương sau khi thay nước.
Có thể giải thích như sau:
Nước có lượng dư thiosunfat natri chứa nhiều lưu huỳnh là môi trường phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio gây bệnh phát sáng cho ấu trùng cua.
Khi cấp nước này vào bể, nhóm vi khuẩn Vibrio tồn tại trong bể có khả năng phát triển, gia tăng số lượng đủ để gây bệnh phát sáng cho ấu trùng.
Việc thay nước thường xuyên có những bất lợi:
- Dễ đưa mầm bệnh vào bể ương nếu xử lý nước không triệt để. - Dễ làm mầm bệnh từ bể ương lan truyền ra môi trường xung quanh. - Làm môi trường nước trong bể thay đổi, gây sốc cho ấu trùng. Tăng chi phí xử lý nước.
Hiện nay, một số trại giống đưa các chế phẩm sinh học vào bể ương để hạn chế sự phân hủy chất thải tạo khí độc, ổn định môi trường, hạn chế thay nước bể ương.
Chế phẩm sinh học gồm 2 dạng là men-vi sinh và dạng chiết xuất từ thực vật. Chế phẩm men-vi sinh gồm hệ vi sinh vật và hệ men.
Hệ vi sinh trong chế phẩm men-vi sinh gồm: - Nitrosomonas sp
- Nitrobacter sp
- Bacillus sp…
Hệ men phân giải chất đạm, chất đường, chất béo như protease, lipase, amylase, cellulase…
Chế phẩm men-vi sinh có tác dụng:
- Phân hủy nhanh chất thải, giảm khí độc H2S, NH3 trong bể, giảm mùi hôi của nước
- Giảm lượng vi khuẩn có hại trong bể, phòng bệnh cho ấu trùng tôm. - Hạn chế sử dụng các hóa chất diệt khuẩn và thuốc kháng sinh.
Chế phẩm dạng chiết xuất từ thực vật (phổ biến là cây xương rồng Yucca).
Phổ biến có De-Odorase, Mazzal… có tác dụng phân hủy nhanh chất thải, hạn chế tạo thành khí độc ở đáy bể.
Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. âu hỏi
1.1. Trình bày cách chuẩn bị bể ương ấu trùng Zoea.
1.2. Trình bày cách chăm sóc ấu trùng Zoea trong bể ương.
2. ác bài thực hành
2.1. Bài thực hành 4.3.1. Chuẩn bị, cấp nước bể ương ấu trùng cua 2.2. Bài thực hành 4.3.2. Xử lý (tắm) ấu trùng Zoea bằng formol
2.3. Bài thực hành 4.3.3. Xác định số lượng ấu trùng Zoea bằng phương pháp đếm mẫu
2.4. Bài thực hành 4.3.4. Cho ấu trùng cua ăn thức ăn tổng hợp
2.5. Bài thực hành 4.3.5. Quan sát các giai đoạn ấu trùng cua bằng kính hiển vi
B. Ghi nhớ
Mắc đèn cho bể nhằm để ấu trùng phân bố ở mặt nước, không ở đáy bể nhiều chất thải, khí độc và ổn định hệ tảo trong bể.
Bài 4. HĂM SÓ QUẢN LÝ ẤU TRÙNG MEGALOP Mã bài: MĐ 04-04
Sau 16 - 18 ngày ương, ấu trùng Zoea phát triển thành ấu trùng Megalop. Khi trong bể xuất hiện ấu trùng Megalop, cần phải san thưa ấu trùng để đạt mật độ không quá 50 con/l vì nếu ở mật độ dày, Megalop sẽ tiêu diệt Zoea gây hao hụt rất nhiều ấu trùng.
Mục tiêu
- Chăm sóc được ấu trùng Megalop đạt tỷ lệ sống cao.
- Quản lý được môi trường bể ương thích hợp cho ấu trùng phát triển.
A. Nội dung
1. San thưa ấu trùng Zoea 5
Quan sát bể thường xuyên từ các ngày 15 - 18.
Khi phát hiện có Megalop bò ở đáy bể hoặc bơi nhanh nhẹn trong nước thì lấy mẫu, xác định số lượng ấu trùng còn trong bể.
Nếu mật độ ấu trùng còn ít hơn 50 con/l thì có thể giữ nguyên tình trạng bể và tiếp tục chăm sóc ấu trùng.
Nếu mật độ ấu trùng nhiều hơn 50 con/l thì san thưa ấu trùng để đạt mật độ từ 15 - 50con/l.
Hình 4.4.1. Ấu trùng Megalops ở đáy bể
1.1. Xác định lượng ấu trùng
Xác định số lượng ấu trùng cua bằng phương pháp đếm mẫu.
- Điều chỉnh sục khí mạnh hơn để ấu trùng phân bố đều trong nước, không bám vào đáy bể.
- Dùng ca nhựa đã biết thể tích (1 hoặc 2 lít) múc 3 - 4 mẫu nước trong bể ở các vị trí đều khắp mặt bể. - Đếm số ấu trùng trong từng mẫu nước hoặc tập trung các mẫu vào thau lớn hơn và đếm số lượng cua.
- Dùng vợt vớt hoặc dùng ca, chén nhỏ múc từng ít một ấu trùng trong mẫu và đếm lần lượt cho đến
khi hết ấu trùng trong mẫu. Hình 4.4.2. Vớt ấu trùng bằng vợt
- Tính số lượng ấu trùng có trong bể theo số lượng của ấu trùng trong mẫu và thể tích nước bể.
Ví dụ: Số lượng ấu trùng của 3 lần lấy mẫu và đếm lần lượt là 182, 205, 198 con.
Ca nhựa có thể tích là 2 lít.
Thể tích nước chứa trong bể là 4m3. Số lượng ấu trùng trong 3 mẫu là:
184 + 206 + 198 = 588 con Thể tích nước của 3 mẫu là 2 lít x 3 = 6 lít
Lượng nước trong bể là 4m3
= 4000 lít
Mật độ ấu trùng trong bể là: 588 con / 6l = 98 con/l Số lượng ấu trùng có trong thùng chứa là:
98 con/l x 4.000l = 392.000 ấu trùng.
Vậy: Cần phải san thưa ấu trùng trong bể để đạt mật độ ít hơn 50 con/l.
1.2. Thu chuyển ấu trùng Megalop 1.2.1. Bố trí bể ương 1.2.1. Bố trí bể ương
- Vệ sinh, sát trùng bể. Hình 4.4.3. Vệ sinh bể - Lắp các dây sục khí, mật độ 1 dây/m2. Hình 4.4.4. Thả các dây sục khí vào bể - Cấp nước có độ mặn từ 28 - 30‰ đã được xử lý sát trùng vào bể đến khoảng 1,5m.
Hình 4.4.5. Cấp nước vào bể qua ống lọc
- Bố trí giá thể vào bể để ấu trùng bám, trú ẩn, hạn chế ăn lẫn nhau. Có thể là: + Rải lớp cát mỏng ở sát thành bể. Cát đã được rửa sạch, sát trùng.
+ Tấm vải màn hoặc tấm lưới:
Hình 4.4.6. Treo tấm vải màn trong bể
Hình 4.4.7. Tấm lưới và treo các tấm lưới trong bể
- Kiểm tra các yếu tố pH, độ mặn, nhiệt độ, oxy hòa tan như đã được hướng dẫn. Thích hợp khi:
pH = 7,5 - 8,5 Độ mặn: 20 - 28‰ Nhiệt độ: 25 - 300C Oxy hòa tan > 5mg/l
Hình 4.4.8. Kiểm tra độ mặn bằng tỷ trọng kế
Thu ấu trùng Megalop như sau:
- Tháo bớt nước trong bể bằng ống nhựa mềm hoặc bằng van xả ở