Thay nước

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương ấu trùng cua nghề sản xuất cua xanh giống (Trang 42)

5. Quản lý môi trường bể ương

5.3. Thay nước

Thực hiện thay nước như sau:

- Căng lưới lọc trong bể bằng cách mắc vào các dây cước căng trong bể.

- Cho nước sạch vào ống hút nước.

- Bịt 2 đầu ống để nước không thoát ra.

- Đặt một đầu ống vào giữa lưới

- Đặt đầu ống còn lại vào hố ga thoát nước thải.

- Mở đồng thời 2 đầu ống để hút nước trong bể ra.

- Xả khoảng 15 - 20% nước trong bể thì ngưng.

- Cấp từ từ nước biển đã qua xử lý (như hướng dẫn ở bài 3. Xử lý nước, mô đun Chuẩn bị sản xuất

giống) vào bể đến mức nước cũ. Hình 4.3.36. Nước thải được đưa vào hố ga

- Ở giai đoạn Zoea 3, mức nước bể ương thích hợp khoảng 1,5m.

- Nhiệt độ nước mới và cũ chênh lệch không quá 10C, độ mặn không quá 2‰.

Lưu ý:

Trong phương pháp xử lý sát trùng nước biển cấp vào trại giống bằng chlorine, dư lượng clo trong nước được xử lý bằng thiosunfat natri.

Có 2 cách tính lượng thiosunfat natri để khử hết clo dư là: 1. Dùng 7gam thiosunfat natri để khử 1 gam clo dư.

2. Đưa vào bể lượng thiosunfat natri bằng lượng chlorine đã dùng để xử lý sát trùng nước.

Với cách 2, lượng thiosunfat natri sẽ còn dư lại trong nước.

Khi cấp nước có lượng dư thiosunfat natri vào bể ương ấu trùng, có thể xuất hiện bệnh phát sáng trong bể ương sau khi thay nước.

Có thể giải thích như sau:

Nước có lượng dư thiosunfat natri chứa nhiều lưu huỳnh là môi trường phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio gây bệnh phát sáng cho ấu trùng cua.

Khi cấp nước này vào bể, nhóm vi khuẩn Vibrio tồn tại trong bể có khả năng phát triển, gia tăng số lượng đủ để gây bệnh phát sáng cho ấu trùng.

Việc thay nước thường xuyên có những bất lợi:

- Dễ đưa mầm bệnh vào bể ương nếu xử lý nước không triệt để. - Dễ làm mầm bệnh từ bể ương lan truyền ra môi trường xung quanh. - Làm môi trường nước trong bể thay đổi, gây sốc cho ấu trùng. Tăng chi phí xử lý nước.

Hiện nay, một số trại giống đưa các chế phẩm sinh học vào bể ương để hạn chế sự phân hủy chất thải tạo khí độc, ổn định môi trường, hạn chế thay nước bể ương.

Chế phẩm sinh học gồm 2 dạng là men-vi sinh và dạng chiết xuất từ thực vật. Chế phẩm men-vi sinh gồm hệ vi sinh vật và hệ men.

Hệ vi sinh trong chế phẩm men-vi sinh gồm: - Nitrosomonas sp

- Nitrobacter sp

- Bacillus sp…

Hệ men phân giải chất đạm, chất đường, chất béo như protease, lipase, amylase, cellulase…

Chế phẩm men-vi sinh có tác dụng:

- Phân hủy nhanh chất thải, giảm khí độc H2S, NH3 trong bể, giảm mùi hôi của nước

- Giảm lượng vi khuẩn có hại trong bể, phòng bệnh cho ấu trùng tôm. - Hạn chế sử dụng các hóa chất diệt khuẩn và thuốc kháng sinh.

Chế phẩm dạng chiết xuất từ thực vật (phổ biến là cây xương rồng Yucca).

Phổ biến có De-Odorase, Mazzal… có tác dụng phân hủy nhanh chất thải, hạn chế tạo thành khí độc ở đáy bể.

Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. âu hỏi

1.1. Trình bày cách chuẩn bị bể ương ấu trùng Zoea.

1.2. Trình bày cách chăm sóc ấu trùng Zoea trong bể ương.

2. ác bài thực hành

2.1. Bài thực hành 4.3.1. Chuẩn bị, cấp nước bể ương ấu trùng cua 2.2. Bài thực hành 4.3.2. Xử lý (tắm) ấu trùng Zoea bằng formol

2.3. Bài thực hành 4.3.3. Xác định số lượng ấu trùng Zoea bằng phương pháp đếm mẫu

2.4. Bài thực hành 4.3.4. Cho ấu trùng cua ăn thức ăn tổng hợp

2.5. Bài thực hành 4.3.5. Quan sát các giai đoạn ấu trùng cua bằng kính hiển vi

B. Ghi nhớ

Mắc đèn cho bể nhằm để ấu trùng phân bố ở mặt nước, không ở đáy bể nhiều chất thải, khí độc và ổn định hệ tảo trong bể.

Bài 4. HĂM SÓ QUẢN LÝ ẤU TRÙNG MEGALOP Mã bài: MĐ 04-04

Sau 16 - 18 ngày ương, ấu trùng Zoea phát triển thành ấu trùng Megalop. Khi trong bể xuất hiện ấu trùng Megalop, cần phải san thưa ấu trùng để đạt mật độ không quá 50 con/l vì nếu ở mật độ dày, Megalop sẽ tiêu diệt Zoea gây hao hụt rất nhiều ấu trùng.

Mục tiêu

- Chăm sóc được ấu trùng Megalop đạt tỷ lệ sống cao.

- Quản lý được môi trường bể ương thích hợp cho ấu trùng phát triển.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương ấu trùng cua nghề sản xuất cua xanh giống (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)