San thưa ấu trùng Zoea 5

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương ấu trùng cua nghề sản xuất cua xanh giống (Trang 45)

Bài 4 CHĂM SÓC, QUẢN LÝ ẤU TRÙNG MEGALOP

1. San thưa ấu trùng Zoea 5

Quan sát bể thường xuyên từ các ngày 15 - 18.

Khi phát hiện có Megalop bị ở đáy bể hoặc bơi nhanh nhẹn trong nước thì lấy mẫu, xác định số lượng ấu trùng còn trong bể.

Nếu mật độ ấu trùng cịn ít hơn 50 con/l thì có thể giữ ngun tình trạng bể và tiếp tục chăm sóc ấu trùng.

Nếu mật độ ấu trùng nhiều hơn 50 con/l thì san thưa ấu trùng để đạt mật độ từ 15 - 50con/l.

Hình 4.4.1. Ấu trùng Megalops ở đáy bể

1.1. Xác định lượng ấu trùng

Xác định số lượng ấu trùng cua bằng phương pháp đếm mẫu.

- Điều chỉnh sục khí mạnh hơn để ấu trùng phân bố đều trong nước, không bám vào đáy bể.

- Dùng ca nhựa đã biết thể tích (1 hoặc 2 lít) múc 3 - 4 mẫu nước trong bể ở các vị trí đều khắp mặt bể. - Đếm số ấu trùng trong từng mẫu nước hoặc tập trung các mẫu vào thau lớn hơn và đếm số lượng cua.

- Dùng vợt vớt hoặc dùng ca, chén nhỏ múc từng ít một ấu trùng trong mẫu và đếm lần lượt cho đến

khi hết ấu trùng trong mẫu. Hình 4.4.2. Vớt ấu trùng bằng vợt

- Tính số lượng ấu trùng có trong bể theo số lượng của ấu trùng trong mẫu và thể tích nước bể.

Ví dụ: Số lượng ấu trùng của 3 lần lấy mẫu và đếm lần lượt là 182, 205, 198 con.

Ca nhựa có thể tích là 2 lít.

Thể tích nước chứa trong bể là 4m3. Số lượng ấu trùng trong 3 mẫu là:

184 + 206 + 198 = 588 con Thể tích nước của 3 mẫu là 2 lít x 3 = 6 lít

Lượng nước trong bể là 4m3

= 4000 lít

Mật độ ấu trùng trong bể là: 588 con / 6l = 98 con/l Số lượng ấu trùng có trong thùng chứa là:

98 con/l x 4.000l = 392.000 ấu trùng.

Vậy: Cần phải san thưa ấu trùng trong bể để đạt mật độ ít hơn 50 con/l.

1.2. Thu chuyển ấu trùng Megalop 1.2.1. Bố trí bể ương 1.2.1. Bố trí bể ương

- Vệ sinh, sát trùng bể. Hình 4.4.3. Vệ sinh bể - Lắp các dây sục khí, mật độ 1 dây/m2. Hình 4.4.4. Thả các dây sục khí vào bể - Cấp nước có độ mặn từ 28 - 30‰ đã được xử lý sát trùng vào bể đến khoảng 1,5m.

Hình 4.4.5. Cấp nước vào bể qua ống lọc

- Bố trí giá thể vào bể để ấu trùng bám, trú ẩn, hạn chế ăn lẫn nhau. Có thể là: + Rải lớp cát mỏng ở sát thành bể. Cát đã được rửa sạch, sát trùng.

+ Tấm vải màn hoặc tấm lưới:

Hình 4.4.6. Treo tấm vải màn trong bể

Hình 4.4.7. Tấm lưới và treo các tấm lưới trong bể

- Kiểm tra các yếu tố pH, độ mặn, nhiệt độ, oxy hòa tan như đã được hướng dẫn. Thích hợp khi:

pH = 7,5 - 8,5 Độ mặn: 20 - 28‰ Nhiệt độ: 25 - 300C Oxy hịa tan > 5mg/l

Hình 4.4.8. Kiểm tra độ mặn bằng tỷ trọng kế

Thu ấu trùng Megalop như sau:

- Tháo bớt nước trong bể bằng ống nhựa mềm hoặc bằng van xả ở đáy.

Đặt vợt ở đầu nước ra để giữ lại ấu trùng theo nước thốt ra ngồi.

Hình 4.4.9. Thu ấu trùng vào vợt ở đầu ống nước

- Vớt ấu trùng bằng vợt cho đến khi hết ấu trùng trong bể hoặc đến khi lượng ấu trùng giảm xuống đạt mật độ yêu cầu.

- Cho lượng ấu trùng được vớt ra vào trong thau, xô chứa nước trong bể đến mức ½ chiều cao và sục khí.

Hình 4.4.10. Thu ấu trùng bằng vợt

1.2.3. huyển ấu trùng

- Cân bằng độ mặn của nước giữa bể ương cũ và mới bằng cách từ từ cho nước trong bể ương mới vào đầy thau, xô chứa ấu trùng.

- Xử lý ấu trùng Megalop bằng formol 20ppm trong 10 phút

Hút 1ml formol bằng ống tiêm, bơm vào thau, xơ chứa 50l nước, sục khí 10 phút.

- Dùng vợt vớt ấu trùng trong thau, xô cho vào bể ương mới, mật độ từ 15 - 50 con/l (60.000 - 200.000 ấu trùng Megalop trong bể 4m3 nước)

2. hăm sóc ấu trùng Megalop

2.1. Cho ăn

2.1.1. Cho ăn thức ăn tổng hợp

Lượng thức ăn: 5g/m3

/ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách cho ăn thức ăn tổng hợp được hướng dẫn ở mục 4.1.3. Cho ăn thức ăn tổng hợp, bài Chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea.

2.1.2. ho ăn Artemia

Cho ấu trùng Megalop ăn Artemia sinh khối với mật độ 50 cá thể/l nước bể, cấp 1 lần/ngày.

Tùy theo sự phát triển của ấu trùng Megalop, cho ăn Artemia sinh khối ở những ngày tuổi khác nhau.

Đánh giá mức độ vừa đủ của việc cho ăn thức ăn tổng hợp và Artemia được thực hiện như hướng dẫn ở mục 4.1.5 Kiểm tra cho ăn, bài Chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea.

2.2. Kiểm tra ấu trùng

- Lấy mẫu ấu trùng bằng vợt ở ít nhất ba điểm trong bể, đưa ra sáng để quan sát hình dạng ngồi, vỏ ấu trùng.

Hình 4.4.11. Kiểm tra ấu trùng bằng mắt

- Kiểm tra ấu trùng bằng kính hiển vi để quan sát màu sắc cơ thể, sự nguyên vẹn của các phụ bộ, nguyên sinh động vật ký sinh.

Cách sử dụng kính hiển vi được hướng dẫn ở mục 3.2. Kiểm tra cua, bài Nuôi cua mẹ trong bể

của mô đun Nuôi cua mẹ Hình 4.4.12. Ấu trùng bị nguyên sinh động vật ký sinh

- Quan sát, phát hiện sự xuất hiện của cua bột C1.

Thời gian ương từ Megalop đến khi xuất hiện cua bột khoảng 8 - 10 ngày.

Trong trường hợp bể ương được thắp đèn liên tục, nhiệt độ cao trong phạm vi thích hợp (30 - 310C) có thể xuất hiện cua bột ở ngày thứ 6 sau khi sang bể ương mới.

Hình 4.4.13. Cua bột C1

3. Quản lý môi trường bể ương

3.1. Kiểm sốt các chỉ tiêu mơi trường

- Duy trì pH của nước trong bể ương từ 7,5 - 8,5, nhiệt độ từ 28 - 300C, oxy hòa tan > 5mg/l.

- Độ mặn của nước từ 28‰ được giảm dần đến 20‰ khi xuất hiện cua bột C1.

- Rải các bó sợi nhựa vào bể khi bắt đầu có cua bột để cua bám vào, hạn chế ăn nhau.

Sợi nhựa dài khoảng 40 - 60cm được bó thành chùm, đặt ở đáy bể với mật độ 4 - 5 bó/m2.

- Thắp đèn sáng liên tục nhất là vào ban đêm để kích thích gia tăng hoạt động của ấu trùng Megalop, nhanh chuyển sang cua bột.

Hình 4.4.14. Rải các bó dây nhựa vào đáy bể

3.2. Siphon

Thực hiện siphon hàng ngày như hướng dẫn ở mục 5.2. Siphon của bài Chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea.

3.3. Thay nước hạ độ mặn

Thực hiện thay nước như hướng dẫn ở mục 5.3. Thay nước của bài Chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea.

Kết hợp thay nước và hạ độ mặn bằng cách bổ sung nước có độ mặn 15‰ vào bể sau khi tháo 20 - 30% nước trong bể.

Lưu ý:

Không cấp trực tiếp nước ngọt vào bể ương vì sẽ làm ấu trùng bị sốc. Nước có độ mặn 15‰ được pha ở bên ngồi từ 50% nước biển có độ mặn 30‰ và 50% nước ngọt.

4. Thu hoạch

Sau 6 - 10 ngày ương, ấu trùng Megalop lột xác biến đổi thành cua bột C1. Cua bột được ương tiếp trong bể hoặc được thu hoạch để chuyển sang ao ương cua giống lớn hơn hay đưa vào ao nuôi cua thương phẩm.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. âu hỏi

1.1. Trình bày cách chuẩn bị bể ương ấu trùng Megalop.

1.2. Trình bày cách chăm sóc ấu trùng Megalop trong bể ương.

2. ác bài thực hành

2.1. Bài thực hành 4.4.1. Chuẩn bị, cấp nước bể ương ấu trùng Megalop 2.2. Bài thực hành 4.4.2. Siphon đáy bể ương ấu trùng

2.3. Bài thực hành 4.4.3. Thay nước, hạ độ mặn

C. Ghi nhớ

Mật độ ương ấu trùng Megalop từ 15 - 50 con/l.

Độ mặn: giảm dần xuống còn 20‰ trong thời gian ương từ ấu trùng Megalop đến cua bột.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MƠ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mơ đun

- Vị trí:

Ương ấu trùng cua là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống cua xanh, được học sau mô đun: Xây dựng trại sản xuất giống cua, Chuẩn bị sản xuất giống cua; Nuôi cua mẹ; học trước các mô đun: Ương cua giống; Phòng trị bệnh cua và mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cua giống.

Mơ đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất:

Ương ấu trùng cua là mơ đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong việc ương ấu trùng cua (Zoea, Megalop) thành cua bột C1 trong bể ương, thuộc chương trình đào tạo Sơ cấp nghề Sản xuất giống cua xanh.

Mô đun này được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mơ hình sản xuất và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.

II. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Trình bày được các giai đoạn phát triển của ấu trùng cua xanh.

+ Trình bày được kỹ thuật chăm sóc ấu trùng và quản lý mơi trường ương. - Kỹ năng:

+ Nhận diện được ấu trùng Zoea, Megalop, cua bột; + Ấp và làm giàu được ấu trùng Artemia;

+ Chăm sóc, cho ăn, kiểm tra được ấu trùng.

+ Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật quản lý bể ương. - Thái độ:

+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc.

III. Nội dung chính của mơ đun

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được

tính vào giờ thực hành

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành 4.2.1. Ấp trứng Artemia

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc ấp trứng và thu ấu trùng Artemia cho ấu trùng cua ăn.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Bể ấp Artemia hay xơ nhựa thể tích 40-80 lít đã vệ sinh 01 bể (xô)

+ Bóng đèn trịn 100W 1 cái

+ Dây sục khí 1 dây

bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04-01 Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của ấu trùng cua xanh

Lý thuyết Lớp học 4 4 MĐ 04-02 Ấp và làm giàu Artemia Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 16 2 13 1 MĐ 04-03

Chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 24 6 16 2 MĐ 04-04

Chăm sóc, quản lý ấu trùng Megalop Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 12 2 9 1

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

+ Rây 1 cái

+ Thau 1 cái

+ Muỗng 1 cái

+ Ống nhựa dẻo đường kính 1 - 2cm 2 - 3m

+ Trứng Artemia 50 - 100g

+ Chlorine 20 - 50g

+ Thiosunfat natri 20 - 50g

+ Nước biển đã xử lý sát trùng

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước:

Bước 1. Chuẩn bị bể ấp hoặc xô ấp theo hướng dẫn tại mục 1. Chuẩn bị bể ấp, dụng cụ.

Bước 2. Xử lý trứng Artemia theo hướng dẫn tại mục 2. Xử lý trứng. Bước 3. Ấp trứng, thu ấu trùng theo hướng dẫn tại mục 3. Ấp trứng, thu ấu trùng

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Artemia bung dù và ấu trùng Artemia sạch, không lẫn vỏ trứng hoặc trứng không nở.

4.2. Bài thực hành 4.2.2. Làm giàu Artemia

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc làm giàu Artemia cho ấu trùng cua ăn.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Xơ nhựa thể tích 15-20 lít đã vệ sinh 1 cái

+ Máy xay sinh tố 1 cái

+ Bóng đèn trịn 100W 1 cái

+ Dây sục khí 1 dây

+ Rây 1 cái

+ Thau 1 cái

+ Ống nhựa dẻo đường kính 1 - 2cm 2 - 3m

+ Dung dịch SELCO 10ml

+ Vitamine C 5g

+ Ấu trùng Artemia sau khi nở 6 - 8 giờ được ấp từ khoảng 10g trứng + Nước biển đã xử lý sát trùng

+ Nước ngọt

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo hướng dẫn tại mục 4. Làm giàu ấu trùng, gồm các bước:

+ Bước 1: Bố trí bình làm giàu, cho ấu trùng vào bình và cấp dung dịch làm giàu và tiến hành làm giàu.

+ Bước 2: Thu, làm sạch ấu trùng đã làm giàu - Thời gian hoàn thành: 2 giờ

Bước 1: 1 giờ Bước 2: 1 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ấu trùng Artemia được làm giàu, sạch.

4.3. Bài thực hành 4.2.3. Nuôi sinh khối Artemia

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc nuôi sinh khối Artemia.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Bể ấp Artemia hoặc bể xi măng, nhựa 1 - 4m3

đã vệ sinh 1 cái + Dây sục khí 1 dây + Rây 1 cái + Thau 1 cái + Muỗng 1 cái + Thức ăn tổng hợp 50 - 100g + Tảo khô 50 - 100g

+ Tảo lục (tươi, cô đặc) 100 - 500g

+ Nước biển đã xử lý sát trùng

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo hướng dẫn tại mục 6. Nuôi Artemia sinh khối:

+ Bước 1: Bố trí bể ni, cho ấu trùng vào bể và cấp tảo. + Bước 2: Cho ăn

+ Bước 3: Thu, làm sạch Artemia sinh khối - Thời gian hoàn thành: 4 giờ

Bước 1: 2 giờ Bước 2: 1 giờ Bước 3: 1 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Artemia sinh khối được thu đúng thời gian, sạch.

4.4. Bài thực hành 4.3.1. Chuẩn bị, cấp nước bể ương ấu trùng cua

- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc chuẩn bị, cấp nước bể ương ấu trùng cua.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Bể ương ấu trùng cua: 01 bể

+ Dây cước PE: 50m

+ Dây sục khí (dây dẫn khí, đá bọt): 8-10 dây + Thước thẳng 1m, độ chính xác 1cm 01 cái

+ Túi lọc vải 01 cái

+ Bộ kiểm tra pH nước (pH test kit): 01 hộp + Bộ kiểm tra hàm lượng oxy (O2 test kit): 01 hộp + Nhiệt kế 0 - 500C hoặc 0 - 1000

C: 01 cái

+ Khúc xạ kế hoặc tỷ trọng kế: 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Bố trí sục khí, đèn

Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1.2.1. Bố trí sục khí và 1.2.2. Mắc hệ thống đèn.

+ Cấp nước vào bể

Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1.2.3. Cấp nước - Thời gian hoàn thành: 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bể ương ấu trùng được bố trí và cấp nước theo hướng dẫn.

4.5. Bài thực hành 4.3.2. Xử lý (tắm) ấu trùng Zoea bằng formol

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương ấu trùng cua nghề sản xuất cua xanh giống (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)