Kiểm tra ấu trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương ấu trùng cua nghề sản xuất cua xanh giống (Trang 50 - 51)

Bài 4 CHĂM SÓC, QUẢN LÝ ẤU TRÙNG MEGALOP

2. Chăm sóc ấu trùng Megalop

2.2. Kiểm tra ấu trùng

- Lấy mẫu ấu trùng bằng vợt ở ít nhất ba điểm trong bể, đưa ra sáng để quan sát hình dạng ngồi, vỏ ấu trùng.

Hình 4.4.11. Kiểm tra ấu trùng bằng mắt

- Kiểm tra ấu trùng bằng kính hiển vi để quan sát màu sắc cơ thể, sự nguyên vẹn của các phụ bộ, nguyên sinh động vật ký sinh.

Cách sử dụng kính hiển vi được hướng dẫn ở mục 3.2. Kiểm tra cua, bài Nuôi cua mẹ trong bể

của mơ đun Ni cua mẹ Hình 4.4.12. Ấu trùng bị nguyên sinh động vật ký sinh

- Quan sát, phát hiện sự xuất hiện của cua bột C1.

Thời gian ương từ Megalop đến khi xuất hiện cua bột khoảng 8 - 10 ngày.

Trong trường hợp bể ương được thắp đèn liên tục, nhiệt độ cao trong phạm vi thích hợp (30 - 310C) có thể xuất hiện cua bột ở ngày thứ 6 sau khi sang bể ương mới.

Hình 4.4.13. Cua bột C1

3. Quản lý môi trường bể ương

3.1. Kiểm sốt các chỉ tiêu mơi trường

- Duy trì pH của nước trong bể ương từ 7,5 - 8,5, nhiệt độ từ 28 - 300C, oxy hòa tan > 5mg/l.

- Độ mặn của nước từ 28‰ được giảm dần đến 20‰ khi xuất hiện cua bột C1.

- Rải các bó sợi nhựa vào bể khi bắt đầu có cua bột để cua bám vào, hạn chế ăn nhau.

Sợi nhựa dài khoảng 40 - 60cm được bó thành chùm, đặt ở đáy bể với mật độ 4 - 5 bó/m2.

- Thắp đèn sáng liên tục nhất là vào ban đêm để kích thích gia tăng hoạt động của ấu trùng Megalop, nhanh chuyển sang cua bột.

Hình 4.4.14. Rải các bó dây nhựa vào đáy bể

3.2. Siphon

Thực hiện siphon hàng ngày như hướng dẫn ở mục 5.2. Siphon của bài Chăm sóc, quản lý ấu trùng Zoea.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương ấu trùng cua nghề sản xuất cua xanh giống (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)