M ĐUN: TRỒNG VÀ THU HOẠCH BA KÍCH
3. Bón phân cho Ba kích
3.4. Phương pháp bón
3.4.1. Bón qua rễ Bón mỗi gốc 0.2 kg NPK
- Vun đất kín phân và lấp hình mâm xôi - Phủ rơm, rạ sau vun gốc Hình 3.4.7: Phủ rơm 1.4.2. Bón phân qua lá - Bón phân bón lá cho cây: Phân bón qua lá cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây có đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hình 3.4.8: Cung cấp thêm phân bón qua lá
4. Biện pháp chăm sóc khác
Cây sau trồng hay bị đổ, gẫy do gió hoặc trâu bò giẫm đạp hoặc bị chết do gặp phải thời tiết khô hạn. Để hạn chế được cây sau trồng bị chết phải dùng các biện
pháp như dùng cọc để cố định cây, tủ gốc, tưới nước và làm các công trình bảo vệ như đào hào, làm hàng rào xanh bảo vệ….
Trong vườn nhà thường xuyên kiểm tra và tưới nước cho cây
Hình 3.4.9: Tưới nước cho cây 4.1. Làm giàn che
- Khi mới trồng cây Ba kích còn nh , chưa thích nghi với ánh sáng trực xạ nên cần phải che nắng cho cây.
- Sau khi trồng cần phải tiến hành che nắng cho Ba kích.
- Cây Ba kích trồng trong vườn nhà, dưới tán cây thì không cần phải làm giàn che
- Vật liệu che nắng thường là các loại dàng dàng, c khô hoặc dàn che (lưới che giâm) cho cây con
- Nhằm tránh sự khắc nghiệt của thời tiết trong lúc khả năng thích nghi của cây con còn kém.
Hình 3.4.11: Che nắng cho cây
- Có thể trồng hàng cây che bóng thích hợp ở giữa những hàng/luống để tạo ra tiểu khí hậu thích hợp (ẩm, mát), điều chỉnh độ tàn che phù hợp (hấp thụ ánh sáng tán xạ) và kết hợp làm dàn leo cho cây Ba kích sau này. Độ cao của phần che nắng từ 45- 50 cm.
- Đối với Ba kích trồng trên nương rẫy, trồng thuần loài nên làm giàn che, hoặc trồng xen với các loại cây ngắn ngày như: ngô, dong riềng, sắn.... để che cho Ba kích trong thời gian đầu.
Chú ý: Điều chỉnh
giữ độ tàn che khoảng 0,4- 0,5.
Hình 3.4.12: Cây Ngô được trồng xen với Ba kích để tạo độ tàn che cho cây
4.2. Làm giá leo
- Do cây ba kích là loại cây leo, ưa sáng và sống nhiều năm nên khi trồng cần làm giá thể leo cho cây. Có thể làm giàn hoặc cắm cọc.
- Vật liệu làm giá thể leo là cột gỗ, nứa hay tre được cắt thành từng đoạn, hoặc để nguyên cây làm giàn cho cây leo.
Nếu trồng Ba kích nơi đất trống cần làm giàn cho dây leo, vật liệu làm giàn nên chọn những loại không mục ải vì thời gian sử dụng lâu, tán dây Ba kích leo bám rất nặng.
Hình 3.4.13: Làm giàn leo cho cây Ba kích
Trồng dưới tán rừng, tán vườn thì những cây làm giá đỡ là cây bụi, cây cỡ nh hoặc cây phụ trợ …làm chỗ dựa cho dây Ba kích bám và leo lên.
Có thể dùng tre, cắm xiên như giàn dưa chuột
Hình 3.4.15: Giá leo hình chữ A
- Có thể đóng cọc cho cây: Trong trường hợp không làm giàn được cho cây Ba kích leo thì có thể cắm cọc. Có thể chôn cọc ngay sau khi trồng Ba kích hoặc khi cây đã mọc kh i vật liệu che nắng ban đầu.
- Dây buộc cố định cây vào cọc nên chọn loại dây mềm, chắc như: nilon, lạt, dây đay…. - Đóng cọc và cố định cây + Kích thước cọc: 1 -2 cm, dài 1.5- 2 m. + Cọc được làm vát nhọn phần chân + Đóng cọc cách gốc Ba kích khoảng 40-50cm, tạo một góc khoảng 45o
so với thân cây. + Mỗi khóm chôn từ 1-3 cái tùy thuộc cọc to hay nh , phía trên bắt chéo nhau
Hình 3.4.16: Cắm cọc cho cây
- Dùng dây cột chặt cọc vào thân cây với mức độ vừa phải không làm tổn thương đến thân cây.
Điểm tiếp xúc của thân cây với cọc ở trạng thái tự nhiên để khi cố định cây vào cọc, không làm mất đi tư thế tự nhiên của thân cây và bộ rễ.
Hình 3.4.17: Cắm cọc cho Ba kích leo lên cây gỗ đối với rừng trồng
Cây ba kích chưa được làm giàn kịp thời, cây không leo được lên tầng trên quang hợp ánh sáng sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, củ ít và nh .
Hình 3.4.18: Ba kích không làm giàn leo
- Ba kích là cây sinh trưởng phát triển tương đối nhanh, sau 3-4 năm từ một cây Ba kích nh đã trở thành bụi Ba kích. Lúc này sức nặng của bụi Ba kích khá lớn,
cần phải kiểm tra trường xuyên, nếu cọc yếu cần chôn thêm cọc để đỡ.
Chú ý: Khi bị mưa gió làm đổ cũng cần phải sửa chữa cọc.
Hình 3.4.19: Cây Ba kích sau trồng 7 tháng
Hình 3.4.20: Cây Ba kích 4 năm tuổi 4.3. Tủ gốc
4.3.1.Ý nghĩa và thời điểm tủ gốc
* Ý nghĩa tủ gốc:
- Tủ gốc có nghĩa là dùng các phế thải của nông nghiệp như: cành khô lá rụng, rơm rạ để phủ lên các gốc cây.
- Tủ gốc cho cây mang lại những lợi ích sau:
+ Làm giảm sự bốc hơi nước, nhờ vậy mà đất được giữ ẩm
+ Bảo vệ lớp đất mặt giảm bớt được sự công phá của giọt nước mưa. + Tăng tính thấm nước và hạn chế xói mòn đất.
+ Cung cấp thêm các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác khi vật liệu che tủ hoai mục.
+ Điều hòa được nhiệt độ và độ ẩm cho đất và chống được c dại xung quanh.
* Thời điểm tủ gốc
Thời điểm tủ gốc phải được thực hiện ngay sau khi trồng xong để đề phòng hạn hán kéo dài
4.3.2. Cách tủ gốc
- Vật liệu tủ thường dùng rơm, rạ, cây phân xanh hoặc c rác trên lô
- Tủ theo gốc có đường kính khoảng 0,3-0,5 m, dầy 5-10 cm.
- Sau khi tủ xong rồi lấp 1 lớp đất m ng để tăng thêm khả năng giữ ẩm và vật liệu không bị bay khi gió lớn.
Hình 3.4.22 : Tủ gốc cho giai đoạn cây lớn
- Một số hạn chế khi tủ gốc:
+ Yêu cầu phải có một lượng vật liệu lớn và tốn công. + Tạo nguy cơ gây h a hoạn.
+ Tạo nơi trú ngụ của một số loài sâu bệnh hại
Chú ý: Không nên sử dụng các loài c dại có hoa quả đã già để c không
lây lan.
4.4. Làm hàng rào bảo vệ
4.4.1. Làm hàng rào
Một trong những nguyên nhân cây chết là do bị trâu bò giẫm đạp hoặc người phá hoại với các hộ gia đình trồng Ba kích trên diện tích nh có thể làm hàng rào bảo vệ theo các cách sau:
- Đào hào xung quanh lô đất trồng:
- Làm hàng rào tạm bằng tre gai, dây thép gai, cây gỗ ngáng xung quanh diện tích trồng.
4.4.2. Làm hàng rào cây xanh
Ở nơi trồng Ba kích với diện tích lớn nên thiết lập hàng rào cây xanh. - Tác dụng trồng hàng rào cây xanh:
Trồng hàng rào cây xanh xung quanh diện tích trồng có những công dụng sau:
+ Ngăn ranh giới.
+ Hạn chế trâu bò phá hoại. + Ngăn lửa.
+ Làm đai phòng hộ giảm bớt gió làm cây bị đổ trong mùa mưa bão (đặc biệt nơi có gió to).
- Tiêu chuẩn chọn loài cây trồng làm hàng rào cây xanh: Chịu hạn, khó cháy, có gai hoặc mủ ngứa, chịu được tổn thương cơ giới, mọc nhanh.
- Cấu tạo của đai: Hàng rào cây xanh được phối hợp xen lẫn giữa cây bụi và cây cao khó cháy theo tỉ lệ: 65% cây bụi và dây leo + 35% cây cao.
- Các loài cây thường được chọn trồng hàng rào cây xanh: Mây, găng, Lõi thọ, Tếch, Keo dậu...
- Cách trồng:
+ Trồng từ 1- 5 hàng cho 1 đai
+ Các cây bụi và dây leo cần được trồng theo tỉ lệ như trên để tạo độ kín + Trồng cây cách cây kia 1m.
+ Giữa các cây ở các hàng bố trí so le theo hình nanh sấu
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
- Trồng dặm thường được thực hiện vào thời điểm nào. Cây trồng dặm phải đạt được những tiêu chuẩn nào?
- Trình bày nội dung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc Ba kích sau trồng. - Nêu các biện pháp chăm sóc khác đối với cây Ba kích?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành số 3.4.1: Kiểm tra và trồng dặm 2.3. Bài tập thực hành số 3.4.2: Chăm sóc Ba kích
C. Ghi nhớ
- Trồng dặm sau khi trồng 1-2 tháng.
- Làm cỏ xới đất không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. - Bón đúng loại phân và lượng phân theo quy trình.
Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại Ba kích Mã bài: MĐ03-05
Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm sâu bệnh hại trên cây Ba kích;
- Phát hiện được loại sâu, bệnh gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời; - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phù hợp;
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chọn lọc và tuân thủ theo “nguyên tắc 4 đúng”;
- Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp sản phẩm dược liệu an toàn cho xã hội.
A. Nội dung
1. Sâu hại và cách phòng trừ
1.1.Sâu róm
1.1.1. Đặc điểm gây hại và tập tính
- Sâu non được 5 ngày tuổi: Sau khi trứng nở, sống tập trung mặt dưới lá cây Ba kích. Mức độ hại lúc này không đáng kể, thức ăn của chúng chủ yếu là phần thịt lá, lúc này chúng ăn chừa lại gân lá.
- Sâu được 10 ngày tuổi chở đi sâu ăn cả phần gân lá làm cho cây bị trụi lá. - Từ 15 ngày tuổi sâu đã bắt đầu ăn mạnh, sâu sống quần tụ thành từng đám vì vậy có sức phá hại rất mạnh.
- Sâu non 25 ngày tuổi: Phá hại rất mạnh, ăn tới tận cuống lá làm cho cành lá trơ trụi
Chú ý: Sâu non sống tập trung thành từng đám cho đến khi hóa nhộng. Sâu trưởng thành có tính xu quang, thường bay vào nơi có ánh sáng đèn.
- Vòng đời của sâu róm:
Thời gian hoàn thành 1 vòng đời của sâu róm khác nhau tùy thuộc nhiệt độ của từng vùng và từng mùa nhưng trung bình 56-59 ngày.
Trong đó:
+ Giai đoạn trứng kéo dài 11 ngày
+ Giai đoạn sâu non kéo dài 24-25 ngày và là giai đoạn sâu róm gây hại cho cây.
+ Giai đoạn nhộng kéo dài 19-20 ngày,
+ Giai đoạn trưởng thành có tuổi thọ 2-3 ngày.
Sâu róm có 4 đến 5 thế hệ trong năm. Trong đó dịch sâu thường xảy ra ở lứa tuổi thứ 3 và thứ 4(từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 hàng năm)
Hình 3.5.1: Sâu róm Hình 3.5.2: Ba kích bị sâu róm ăn lá
1.1.2. Biện pháp phòng trừ
* Điều tra phát hiện
- Điều tra phát hiện và theo dõi sự phát triển của sâu róm tiến hành 10 ngày/1 lần (nên kết hợp điều tra các loại sâu hại khác trên cây Ba kích). Tuy nhiên hiện nay do áp lực của sâu róm, đặc biệt là giai đoạn ra hoa tạo quả cần phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu kịp thời.
- Quan sát để phát hiện các giai đoạn phát triển của sâu róm trên cây Ba kích như trứng, sâu non các tuổi. Có thể phát hiện sâu non trên cây bằng cách quan sát xem có phân sâu (phân còn tươi có màu vàng xanh) ở dưới gốc cây.
- Đối sâu trưởng thành bằng ánh sáng đèn để xác định thời gian để xác định thời gian vũ hóa của sâu róm.
* Biện pháp thủ công
- Đối với sâu non của sâu róm thường sống quần tụ nên bắt sâu non và kén trên cây đốt hoặc đem chôn.
- Đối với những cây điều thấp có thể đốt sâu bằng cách dùng giẻ tẩm dầu cho vào ống bơ sau đó dùng cây sào hơ lên chỗ có đám sâu hoặc nhộng.
- Dùng ánh sáng đèn để diệt bướm sâu róm như: Đặt bẫy đèn để diệt trưởng thành của sâu róm (thời gian đặt bẫy đèn từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau).
* Biện pháp sử dụng thuốc hóa học
- Khi mật độ sâu gây hại trên 5/con/cành, có nhiều lứa trên vườn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt sâu róm đ như sau: Ofatox 400 EC nồng độ 0,25%; Sherpa 25 EC nồng độ 0,15%
Chú ý:
- Phòng trừ sâu róm đạt hiệu quả cao nên phun khi sâu ở tuổi 2-3, nếu áp lực sâu cao có thể phun lại lần 2.
- Đọc kỹ nhãn thuốc và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc trừ sâu hại.
- Sau mỗi vụ trồng để tiêu diệt sâu non và nhộng còn tồn tại trong đất.
1.2. Mối
1.2.1. Tác hại
Mối là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng, sống theo xã hội với những đẳng cấp khác nhau như: mối thợ, mối chúa, mối vua và mối giống.
Những tổn thất của mối gây ra là rất lớn. Ngoài một số cây gỗ như Bạch đàn, Thông, Phi lao mối còn xâm nhập vào cây Ba kích.
Hình 3.5.3: Mối gây hại Ba kích
- Phá hại cắn rễ và gốc thân ở dưới đất làm cho cây chết. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cây chết do mối tấn công là vòng v bị cắn và hệ thống mạch dẫn nhựa bị tắc.
- Mùa hại chính của mối: Mùa hại chính của mối gắn chặt với mùa khô và cây non trồng dưới 12 tháng tuổi. Tỷ lệ cây chết trên rừng trồng lên đến 60-90%. bình thường khoảng 20-30%.
1.2.2. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh vườn trồng, rừng trồng trước khi trồng: Hố xung quanh phải dọn sạch cành nhánh, vì cành nhánh là mồi nhử mối tới.
- Sau khi trồng điều tra thấy mối đến xâm nhập, có thể có những hố nhử mối bằng cành lá. Mỗi ha có thể đào 5-7 hố, sâu 60cm và có đường kính 60cm. Cho cành nhánh, lá, mối thích ăn xuống, lấp nhẹ đất, tưới nước, nhử mồi. Khi mối đến, dùng thuốc trừ sâu diệt cả bầy trong hố.
- Phương pháp có hiệu quả và rễ nhất là bảo vệ cây con bằng cách gieo trồng chúng trong đất đã được xử lý.
- Phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cho cây, bằng cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6-9 tháng.
- Lựa chọn cây kh e mạnh đem trồng. Chú ý không xén rễ vì rễ làm tăng nguy cơ xâm nhiễm cơ giới vào cây con (bởi nấm hoặc côn trùng thứ sinh. Việc xén rễ phải lên lịch, cho phép cây con đủ thời gian phục hồi các vết thương.
- Ở trong vườn, nếu rải rác có những cây bị mối hại nặng thì tiến hành nhổ gốc, đào đất, chất lửa đốt sạch để tiêu diệt triệt để. Hiện tại các công ty thuốc BVTV đang có rất nhiều loại thuốc phòng mối cây trồng rất hiệu quả. Trong đó có một số loại điển hình sau:
1. Chlorpyrifos Ethyl (Lenfos 50EC, Mapsedan 48EC)
2. Fipronil (Termidor 25EC) 3. Ngoài ra còn có loại thuốc bột PMs 100 của Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam sản xuất (Nhưng hiện nay loại thuốc này Bộ NN&PTNT đang khuyến cáo hạn chế sử dụng).
- Làm sạch c gốc, xới gốc sâu 10cm, tưới thuốc mối xuống theo từng lớp rồi lấp đất lại. Dùng hỗn hợp thuốc mối đã pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Phương pháp này có hiệu quả cao, vừa trừ mối vừa trừ sâu đục thân.Vệ sinh rừng tr2.3 Rệp
2. Bệnh hại Ba kích
2.1. Bệnh thối cổ rễ (củ)
Bệnh thối cổ rễ là bệnh gây hại chủ yếu trên Ba kích và nhiều loại cây