M ĐUN: TRỒNG VÀ THU HOẠCH BA KÍCH
1. Chuẩn bị cây giống
1.1. Bốc và chuyển cây
- Trước lúc bứng cây mang cây đi trồng luống bầu phải được tưới đủ ẩm trước 6-12 giờ, trước lúc bứng cây kiểm tra lại độ ẩm của bầu.
- Phải chọn cây đủ tiêu chuẩn đem trồng
+ Cây có 3-4 cặp lá + Cây cao 17-20cm
+ Đường kính gốc: 0,1-0,2 mm
+ Cây không bị sâu bệnh
Hình 3.3.1: Tiêu chuẩn cây mang trồng
- Khi vận chuyển cây đem trồng, ruột bầu phải ẩm, nhưng không được tưới đẫm nước làm cho ruột bầu quá mềm nhão.
Hình 3.3.2: Chăm sóc cây trước khi đem trồng
- Dùng tay nhấc nhẹ từng bầu lên.
- Dùng kéo xén bớt rễ mọc quá dài ở đáy bầu (nếu có).
- Xếp cây lần lượt vào khay hay vào sọt, hoặc vào túi ni lông
- Xếp chặt theo thứ tự - Giữ cho cây thẳng đứng
- Không được làm vỡ bầu.
Hình 3.3.3: Xếp cây vào túi ni lông
- Cây chuyển tới phải kịp thời trồng ngay, nếu chưa trồng phải xếp ở nơi râm mát và tưới nước đảm bảo độ ẩm cho bầu.
Hình 3.3.4: Cây mang lên rừng trồng không hết lên xếp vào luồng 1.2. Chăm sóc cây
- Trong khi vận chuyển gặp trời nắng phải che đậy, không để cây bị héo. - Xếp cây vào những nơi thoáng mát
- Tưới nước đủ ẩm 1 đêm trước khi bốc xếp cây, tránh làm vỡ bầu, dập nát, gãy ngọn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển.
- Nếu trời nắng phải làm dàn che, bảo quản tạm thời không quá 3 ngày.
2. Trồng Ba kích
2.1. Tạo hố trồng
- Vào thời điểm râm mát, mưa nh tiến hành tạo hố trồng cây. - Yêu cầu đất trong hố phải đủ ẩm.
- Dùng cuốc bàn hoặc bay tạo lỗ chính giữa hố đã được lấp bằng hỗn hợp đất phân.
- Cuốc hố ở vị trí chính giữa hố đã lấp lúc trước.
- Nên tạo hố vào điều
kiện râm mát - đất đủ ẩm
Hình 3.3.5 Tạo hố trồng
2.2. vỏ
Dùng tay nắm nhẹ túi bầu để tạo độ liên kết đất
- Xé b v bầu, tránh làm vỡ bầu đất.
+ Tay trái cầm bầu cây + Tay phải xé nhẹ v bầu - Nhẹ nhàng bóc b v bầu. Hình 3.3.7. Xé bỏ vỏ bầu Chú ý:
- Trồng đến đâu rạch và xé b túi bầu đến đó. - Sau khi rạch xong phải tiến hành đặt vào hố trồng - Xé b túi bầu nhẹ tay tránh làm vỡ bầu cây con.
2.3 ấp đất
- Đặt bầu cây xuống hố theo phương thẳng đứng (đối với đất bằng); nơi đất dốc đặt cây xuống hố sao cho ngọn cây hướng lên trên
- Đặt cây vào chính giữa hố đã tạo.
- Cây được đặt ngay
ngắn , thẳng .
- Lấp đất: Vun đất phủ kín mặt bầu theo hình mâm xôi.
Hình 3.3.9 : Lấp đất
- Phủ đất tơi mịn bao quanh bầu cây.
- Nén vừa chặt, tránh làm vỡ bầu cây con.
Hình 3.3.10: Nén chặt gốc cây
- Lấp đất ngang cổ rễ, không trồng sâu quá.
Chú ý: Lấp đất tơi xốp xung quanh bầu khoảng 50 % và ấn chặt sau đó tiếp
tục vun đất 100 % và ấn chặt (lưu ý không ấn trực tiếp vào gốc) và tạo mặt hố sau khi trồng.
2.4. Một số trường hợp trồng cây con có bầu sai kỹ thuật
- Đặt bầu nghiêng (do tạo hố lệch) - Nén đất làm vỡ bầu (do nén giữa bầu) - Lấp đất còn hở bầu (do tạo hố cạn)
- Đáy hố không phẳng (do tạo đáy không đúng kỹ thuật)
2.5. Tưới nước sau trồng
Nước là một nhân tố sinh thái quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Ngay sau trồng, nếu không gặp mưa phải tưới nước luôn. Một trong những nguyên nhân cây chết sau trồng là do bị khô hạn kéo dài.
Ở những nơi có điều kiện về nhân lực và nguồn nước tưới hoặc trồng với số lượng nh như quy mô hộ gia đìn, sau trồng cần tưới nước khoảng 3 tuần đầu ngay sau khi trồng (trừ ngày mưa) để cho cây phục hồi, ra rễ mới.
Hình 3.3.11: Tưới nước
Đối với cây trồng dưới tán rừng trồng và rừng tự nhiên không có điều kiện tưới nước nên chủ động trồng cây trong những ngày có mưa hoặc có sương mù.
Trong quá trình chăm sóc về sau, thỉnh thoảng vẫn phải tưới nước để cho cây luôn ẩm. Vào thời kỳ khô hạn và nắng nóng, lượng nước tưới sẽ cần nhiều hơn.
B. Các bài thực hành 1. Câu hỏi
1.1 . Trình bày các bước trồng cây Ba kích, trong khi trồng cần chú ý những gì?
1.2. Nêu những nguyên nhân cây bị chết sau trồng.
2. Thực hành
2.1. Bài thực hành 3. 3. 1: Trồng và tưới cây Ba kích
C. Ghi nhớ
- Phủ đất tơi mịn bao quanh bầu cây. - Nén vừa chặt, tránh làm vỡ bầu cây con. - Lấp đất ngang cổ rễ, không trồng sâu quá.
Bài 4: Chăm sóc Ba kích Mã bài: MĐ 03-04
Mục tiêu:
- Nêu được các công việc chăm sóc (trồng dặm, làm c , bón phân, tưới nước...) cho cây Ba kích đảm bảo cây sinh trưởng phát triển thuận lợi;
- Thực hiện được các công việc chăm sóc (trồng dặm, làm c , xới xáo, bón phân, tưới nước, làm giá leo...) cho cây Ba kích đảm bảo cây sinh trưởng phát triển thuận lợi;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư phân bón và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc.
A. Nội dung 1. Trồng dặm
1.1. Mục đích trồng dặm
Để vườn, rừng trồng Ba kích đảm bảo được mật độ, sinh trưởng đồng đều thì những cây chết phải trồng dặm ngay và trồng thường xuyên trong thời kỳ cây còn nh (sau trồng 1-2 tháng).
1.2. Nguyên nhân cây bị chết sau trồng
- Cây bị chết sau trồng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
+ Ở những nơi trồng thường xuyên có gió mạnh cây dễ đổ ngã hoặc bị lay gốc.
+ Trước khi trồng không kiểm tra độ ẩm của đất, khi trồng xong lại gặp nắng hạn kéo dài, nhất là giai đoạn cây non còn đang trong giai đoạn phục hồi.
Cây mang trồng chưa qua giai đoạn huấn luyện.
Hình 3.4.1: Cây trồng bị chết
+ Hố đào quá nh không theo quy định, không tương xứng với lượng phân mang bón làm nồng độ phân trong hố quá cao, gây tình trạng sót phân cho cây và cây sẽ bị chết ngay sau khi trồng.
+ Bón lót và lấp hố không đúng kỹ thuật, khi lấp hố không trộn đều phân với đất.
+ Thời gian bón lót và lấp hố quá cận với ngày trồng. + Phân hữu cơ khi bón chưa hoai mục
+ Không ấn chặt gốc cây
+ Không tưới đẫm sau khi trồng xong
+ Không thoát nước cho cây kịp thời khi mưa lớn. + Cây bị trâu bò giẫm đạp.
1.3. Chuẩn bị cây trồng dặm
- Cây mang trồng dặm được lấy từ số cây dự phòng là 10% số cây giống đã chuẩn bị trước khi đem trồng.
- Sau khi trồng 20 – 30 ngày phải kiểm tra rừng trồng để biết được số cây chết có kế hoạch trồng dặm kịp thời, việc trồng dặm được thực hiện càng sớm càng tốt.
- Trồng dặm
+ Trên vị trí cây trồng chính đã bị chết nhổ b và vứt hẳn cây đã chết (hoặc không còn khả năng sống)
+ Các thao tác trồng dặm giống như trồng cây giống ban đầu.
+ Chăm sóc cây trồng dặm: Cây sau trồng dặm phải được chăm sóc chu đáo như cây trồng chính, tưới nước khi cần thiết tránh tình trạng b quên cây trồng dặm không chăm sóc và cây lại chết tiếp phải trồng lại lần thứ 3.
2. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc
2.1. Làm cỏ
2.1.1. Phát quang thực bì
Sau khi trồng một thời gian thực bì trên lô đất trồng lại tiếp tục phục hồi. Để tạo điều kiện cho cây mới trồng sinh trưởng tốt sau một thời gian phải phát quang thực bì, đặc biệt là những diện tích Ba kích mới trồng trên đất rừng sau nương dẫy, phương thức trồng cục bộ theo băng thì việc phát quang thực bì sau trồng thực sự là cần thiết.
Việc phát quang thực bì cho Ba kích được thực hiện từ 5 - 6 tháng sau trồng. Trong năm đầu khi trồng, mỗi năm 1-2 lần phát quang thực bì vào trước mùa sinh trưởng của cây trồng.
Những loài dây leo, cây bụi không có giá trị kinh tế phải phát triệt để, phát sát gốc, dập cành nhánh sát mặt đất. Với những cây tạp tùy theo độ dốc có phát một phần hoặc không phát.
2.1.2. Làm c quanh gốc
- Đối với Ba kích trồng xen ở các vườn cây ăn quả, đất vườn không có c dại nên việc làm c tốn ít công.
- Ngược lại Ba kích trồng trên đất sau nương rẫy, do b hoang lâu ngày, hạt c dại tồn tại trong đất, hơn nữa đất trống trải c dại dễ phát tán đến nên sẽ tốn nhiều công làm c hơn.
- Làm c quanh gốc phải được tiến hành ngay sau khi trồng 1- 3 tháng.
- Cần làm c quanh gốc kịp thời nếu để muộn c mọc tốt sẽ lấn át cây trồng và tốn nhiều công chăm sóc hơn.
Hình 3.4.2: Cỏ lấn át cây Ba kích
- Số lần làm c quanh gốc năm thứ nhất sau trồng từ 2- 3 - Làm sạch c xung quanh gốc với đường kính 80 cm ÷ 1 m
Hình 3.4.3: Ba kích đã được làm sạch cỏ 2.2. Xới đất, vun gốc
2.2.1. Mục đích
- Đất tơi xốp giúp cho cây nhanh ra rễ mới
- Cây sinh trưởng nhanh và tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
- Giữ ẩm cho cây,
- Cây trồng đứng vững, hạn chế bị nghiêng ngả khi gặp mưa to gió lớn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ củ cây Ba kích phát triển.
2.2.2. Kỹ thuật xới đất, vun gốc
- Chăm sóc cây trồng ở tuổi nh một hai năm đầu là yếu tố quan trọng. Các công việc chăm sóc chủ yếu là làm c xới đất quanh gốc, vun vét luống để tạo điều kiện trao đổi khí làm đất tơi xốp đất, giữ ẩm thúc đẩy cho cây sinh trưởng nhanh.
- Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc cây. Độ sâu lớp đất xới tùy theo tuổi cây, thông thường xới sâu 10 -12 cm, càng xa gốc cây độ sâu xới đất càng tăng, đường kính xới từ 80 -100 cm, chú ý khi xới không làm tổn thương đến bộ rễ của cây.
- Tùy theo tình hình thực tế mà xới đất nhiều lần trong năm, ít nhất cũng được từ 5 lần trở lên trong 2 năm đầu.
- Đến năm thứ 3 khi khóm đã định hình tán lá phát triển rộng thì việc xới đất
sẽ giảm đi.
- Cuốc xới được tiến hành cách xa gốc và xung quanh khóm cây, nhặt c dại và diệt c những cây chèn ép.
+ Bộ rễ Ba kích mọc nông và t a rộng xung quanh gốc,
+ Có những rễ còn mọc nổi trên mặt đất.
3. Bón phân cho Ba kích
3.1. Thời điểm bón phân
- Bón phân đúng thời điểm nhằm tăng thêm được chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh trong thời kỳ đầu, nhanh chóng vượt qua giai đoạn c dại lấn át và tăng sức đề kháng cho cây. Bón phân có thể thực hiện cùng với đợt làm c xới đất hoặc thực hiện khi làm c xới đất xong.
- Bón phân tốt nhất nên thực hiện bắt đầu cùng với lần chăm sóc đầu tiên (5- 6 tháng sau khi trồng).
- Sau 20-30 ngày có thể tiến hành bón phân vi sinh hoặc tưới NPK với nồng
độ 0,3% 1 tháng/lần.
- Hai năm đầu, mỗi năm 2-3 lần phát cây c xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,8m. Từ năm thứ ba trở đi mỗi năm 1-2 lần tiếp tục phát b cây c xâm lấn và vun xới gốc, kết hợp bón phân chuồng hoặc NPK.
3.2. Các loại phân bón thường dùng
Xác định loại phân bón cần thông qua quan sát cây trồng, cây trồng nhiều khi có những biểu hiện khác thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên song trong đó thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng. Vì vậy tùy theo độ phì của đất hay thời tiết khác nhau mà dùng loại phân bón, lượng phân bón, và số lần bón khác nhau.
- Biểu hiện cây Ba kích thiếu đạm (N)
+ Lá non có màu xanh vàng, hoặc vàng nhạt, rễ cây phát triển kém.
+ Cần bón bổ sung cho cây bằng loại phân bón có chứa đạm.
Ví dụ: Phân urê,
phân hỗn hợp NPK.
- Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, thấp nh , lá có màu xanh tối, nếu thiếu kéo dài làm cuống lá khô và rụng, bón phân cho cây bằng supe lân, lân vi sinh hoặc hỗn hợp phân NPK.
- Thiếu Kali (K): Đầu tiên lá có màu xanh tối, sau xanh đậm, cây sinh trưởng chậm, bón ka li cho cây bằng một trong những loại phân chứa kali như: Kali clorua (KCl), Kali sunfát, hỗn hợp NPK
Trong năm thứ nhất các loại phân bón thường dùng: Phân urê hoặc phân NPK để bón vì ở giai đoạn này phân urê, NPK có tác dụng phát triển về thân, cành và lá nhanh, giúp cho quá trình quang hợp được thuận lợi.
3.3. Tính lượng phân cần bón thúc cho năm thứ nhất
Sau khi xác định được loại phân bón và tỉ lệ bón theo khuyến cáo, người trồng Ba kích phải tính được lượng phân cần có cho mỗi loại để bón đủ cho số cây trên diện tích trồng:
Ví dụ: Một gia đình trồng 1.000 cây Ba kích, theo khuyến cáo năm đầu
phải thực hiện bón phân 1 lần, thời điểm bón vào tháng 6-7. Bón mỗi gốc là 0.2 kg NPK, hiện gia đình còn trong nhà là 100 kg NPK. H i gia đình cần phải mua thêm bao nhiêu kg NPK nữa?
- Lượng phân NPK cần có là: 1.000 cây x 0.2 kg NPK = 200 kg
- Lượng phân NPK gia đình phải mua thêm là: 200 kg -100 kg = 100 kg
3.4. Phương pháp bón
3.4.1. Bón qua rễ Bón mỗi gốc 0.2 kg NPK
- Vun đất kín phân và lấp hình mâm xôi - Phủ rơm, rạ sau vun gốc Hình 3.4.7: Phủ rơm 1.4.2. Bón phân qua lá - Bón phân bón lá cho cây: Phân bón qua lá cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây có đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hình 3.4.8: Cung cấp thêm phân bón qua lá
4. Biện pháp chăm sóc khác
Cây sau trồng hay bị đổ, gẫy do gió hoặc trâu bò giẫm đạp hoặc bị chết do gặp phải thời tiết khô hạn. Để hạn chế được cây sau trồng bị chết phải dùng các biện
pháp như dùng cọc để cố định cây, tủ gốc, tưới nước và làm các công trình bảo vệ như đào hào, làm hàng rào xanh bảo vệ….
Trong vườn nhà thường xuyên kiểm tra và tưới nước cho cây
Hình 3.4.9: Tưới nước cho cây 4.1. Làm giàn che
- Khi mới trồng cây Ba kích còn nh , chưa thích nghi với ánh sáng trực xạ nên cần phải che nắng cho cây.
- Sau khi trồng cần phải tiến hành che nắng cho Ba kích.
- Cây Ba kích trồng trong vườn nhà, dưới tán cây thì không cần phải làm giàn che
- Vật liệu che nắng thường là các loại dàng dàng, c khô hoặc dàn che (lưới che giâm) cho cây con
- Nhằm tránh sự khắc nghiệt của thời tiết trong lúc khả năng thích nghi của cây con còn kém.
Hình 3.4.11: Che nắng cho cây