Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 103)

Một là, nâng cao chính sách tuyển dụng, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cán bộ và chính sách khen thưởng hợp lý

Nhờ thực hiện tốt công tác cán bộ những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Quân đội đang có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và có trình độ nghiệp vụ tốt. Tuy nhiên, trong hệ thống vẫn còn tình trạng thừa số lƣợng, thiếu về chất lƣợng nên công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Phƣơng hƣớng kinh doanh trong những năm tới của Ngân hàng trong những năm tới là tiếp tục thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch tại các địa bàn tiềm năng, các khu đô thị… Do đó, công tác cán bộ càng trở nên cần thiết.

Tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần tuyển dụng thêm cán bộ đặc biệt là cán

bộ TD để bổ sung lực lƣợng vào các chi nhánh đang thiếu hụt và để mở rộng mạng lƣới đang hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để thu hút sinh viên giỏi từ các trƣờng đại học thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kinh tế, thƣơng mại, kỹ thuật, pháp lý… cũng nhƣ ngƣời có trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp trƣờng đại học là nguồn nhân lực trẻ, năng động. Chính sách tuyển dụng, công tác tuyển dụng đƣợc thực hiện tốt sẽ giúp Ngân hàng thu hút và tuyển chọn đƣợc cán bộ tốt từ nguồn nhân lực này.

Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ: nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp

vụ tín dụng yêu cầu cập nhật liên tục nội dung về chuyên môn nghiệp vụ và thay đổi về pháp lý. Do đó, Ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình cụ thể, thƣờng xuyên về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, buổi tập huấn nghiệp vụ… cho cán bộ ở chi nhánh trong toàn hệ thống. Đồng thời, nên tổ chức buổi hội thảo luận văn về kinh nghiệm tín dụng, kỹ năng phân loại và đánh giá khách hàng… Đối với cán bộ tín dụng mới đƣợc tuyển dụng, cần phân công cán bộ có trình độ nghiệp vụ tốt, dày

91

dạn kinh nghiệm để hƣớng dẫn công việc, để cán bộ mới nhanh chóng tiếp thu đƣợc nội dung và yêu cầu của công việc, có cơ hội làm quen với công việc thực tế trƣớc khi bắt đầu phụ trách các khoản vay.

Chế độ khen thưởng, đãi ngộ: Hiện nay, tiền lƣơng đƣợc chi trả theo từng vị

trí gắn liền với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc, nhờ đó, ý thức và chất lƣợng công tác của các cán bộ nhân viên đã có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên, để khuyến khích cán bộ công tác tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, Ngân hàng vẫn cần có các chính sách khen thƣởng, đãi ngộ hợp lý hơn.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình tín dụng

Mặc dù, Ngân hàng TMCP Quân đội đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng khác khá đầy đủ, khoa học, nhƣng để phù hợp với sự thay đổi liên tục của môi trƣờng kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy định này thƣờng xuyên: rà soát lại các văn bản, quy định xem còn phù hợp yêu cầu hoạt động của Ngân hàng và điều kiện kinh tế không, kiểm tra xem các văn bản có bị chồng chéo, bất cập không, ban hành văn bản mới thay thế văn bản cũ không còn phù hợp… Việc hoàn thiện hệ thống quy định chính sách cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ, để hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện thống nhất tại mọi chi nhánh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng.

Đồng thời, Ngân hàng cần xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu định tính và định lƣợng để đánh giá chất lƣợng chất lƣợng tín dụng nói chung, để phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động tín dụng tại mỗi chi nhánh.

92

KẾT LUẬN

Những đóng góp của đề tài

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng tại MB Hoàng Quốc Việt, với mục tiêu đánh giá đƣợc năng lực hoạt động và quản trị rủi ro của đơn vị trên cơ sở địa bàn hiệu quả. Qua đó đƣa ra các giải pháp khả thi và phù hợp với đặc điểm cụ thể của Chi nhánh nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng

Nghiên cứu đã tiến hành theo hai hƣớng:

- Thứ nhất, phân tích những chỉ tiêu, kết quả công tác cho vay trong 03 năm 2011- 2013 để đánh giá hiệu quả đối với ngân hàng.

- Thứ hai, phân tích một số tồn tại Công tác tín dụng của chi nhánh, đƣa ra các biện pháp hạn chế rủi ro tại MB Hoàng Quốc Việt

Kết quả nghiên cứu đề tài đã cơ bản hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra: Đánh giá đƣợc năng lực hoạt động hiện tại của đơn vị trên cơ sở phân tích số liệu hiện có của chi nhánh, tham khảo các chuyên gia về tình hình hoạt động cho vay, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Đƣa ra biện pháp khắc phục đối với công tác tín dụng của MB Hoàng Quốc Việt

Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu

Trong thời gian nghiên cứu, tác giả gặp một số khó khăn trong việc tiếp xúc trao đổi đầy đủ với tất cả các khách hàng, cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo Chi nhánh. Việc thu thập thông tin là song phƣơng do đó tính chính xác của thông tin chƣa cao. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chia sẻ của các Tiến sỹ, giao sƣ đầu ngành để bài luận văn của tác giả đƣợc hoàn chỉnh hơn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn chu đáo của TS Trần Thị Thái Hà, các thầy cô trong khoa tài chính ngân hàng cùng tập thể cán bộ nhân viên MB Hoàng Quốc Việt đã giúp tôi hoàn thành bài khóa luận!

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Văn Độ, 2007. “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc thời kỳ hội nhập”. Tạp chí Ngân hàng , 76 (15), tr.20-27.

2. Frederic S.Mishkin, 2001. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội:

Nxb Khoa học và kỹ thuật.

3. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Giao

thông vận tải.

4. Trần Huy Hoàng, 2008. “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại để phát triển bền vững”. Tạp chí phát triển kinh tế số 212, tr.32-36. 5. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Thống kê. 6. Võ Mƣời – NHNN, 2007. “Để thực hiện hiệu quả việc cơ cấu lại thời hạn trả

nợ”, Tạp chí Ngân hàng, 78 (6), tr.10-16.

7. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, 2011-2013. Báo cáo

thường niên. Hà Nội.

PHỤ LỤC 1: PHÂN LOẠI NỢ

Theo thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có thể thực hiện phân loại nợ theo một trong hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Cụ thể:

Theo Khoản 1, Điều 10 của Thông tƣ này, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm nhƣ sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tƣợng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ đƣợc bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay đƣợc sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc đƣợc cấp với điều kiện ƣu đãi hoặc giá trị vƣợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tƣợng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vƣợt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vƣợt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trƣờng hợp đƣợc phép vƣợt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; - Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự

phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;

(vi) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Khoản 2, Điều 10 của thông tƣ này quy định nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trƣờng hợp sau đây:

a) Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại; (ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại.

Khoản 3, điều 10 của thông tƣ này quy định Nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trƣờng hợp sau đây:

a) Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trƣờng, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trƣờng kinh tế);

b) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hƣớng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

c) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

d) Khoản nợ đã đƣợc phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhƣng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

đ) Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC 2: QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI MB

Theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng đƣợc xếp hạng thành 10 nhóm từ AAA, AA,…C, D, và các nhóm đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Hạng AAA: Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

Hạng AA: Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

Hạng A: Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt

Hạng BBB: Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)