Bản chất của phơng pháp tái sinh dầu thải

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tổng quan về dầu nhờn.DOC (Trang 73)

Trong quá trình sử dụng các chỉ tiêu phẩm chất của dầu bị giảm sút dần do những nguyên nhân sau:

1.1. Dầu bị ôxy hoá.

Khi làm việc trong các động cơ, máy móc và các thiết bị khác, khi bảo quản trong kho cũng nh khi vận chuyển dầu đều tiếp xúc với oxy của không khí. Sự tiếp xúc này là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự biến đổi về mặt hoá học của dầu, đó chính là quá trình oxy hoá. Trong các quá trình oxy hoá các tính chất hoá lý của dầu sẽ bị thay đổi. Theo quy luật thì sự thay đổi này dẫn đến sự giảm sút các chỉ tiêu chất lợng của dầu. Nếu sự oxy hóa xảy ra ở mức độ đủ sâu thì có thể loại bỏ dầu khỏi hệ thống bôi trơn của máy móc và thay nó bằng dầu mới.

1.2. Sự phân huỷ bởi nhiệt.

Khi dầu tiếp xúc với các phần tử có nhiệt độ cao của máy móc thì xảy ra sự phân huỷ nhiệt, cracking. Kết quả của quá trình này là tạo ra các sản phẩm nhẹ, dễ bay hơi. Ngoài ra thì dầu còn chịu sự đốt nóng cục bộ khá lớn. Các hydrocacbon trong dầu mà có cấu trúc càng phức tạp, mạch càng dài thì nó càng dễ phân huỷ dới tác động của nhiệt độ cao.

1.3. Sự làm loãng bởi các tạp chất.

Các mạt kim loại lẫn trong dầu do sự mài mòn của các bề mặt kim loại của các chi tiết. Các tạp chất khoáng nh bụi, cát trong không khí rơi vào dầu trong quá trình làm việc và tích luỹ lại trong dầu. Các chất này gây ra sự mài mòn rất lớn thậm chí đến vài phần trăm. Trong quá trình làm việc dầu sẽ dần dần bị lẫn nớc, nớc xâm nhập vào trong dầu từ không khí xung quanh, từ các sản phẩm cháy của nhiên liệu và do sự không kín của hệ thống làm mát động cơ. Nớc nằm trong dầu ở dạng hoà tan hoặc ở dạng nhũ tơng và tuỳ thuộc vào điều kiện nó có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

1.4. Sự làm loãng bởi nhiên liệu.

Sự thay đổi độ nhớt trong quá trình làm việc do sự pha loãng dầu bởi các cấu tử nặng của nhiên liệu có ý nghĩa rất lớn trong thực tế. Hơi nhiên liệu có thể ngng tụ lại trên các bề mặt phía trong xylanh và sẽ chảy xuống pha loãng dầu. Quá trình này dẫn đến việc làm giảm nhiệt độ bắt cháy và độ nhớt của dầu nhờn.

Dầu phế thải gây ô nhiễm môi trờng bởi vì nó chứa rất nhiều chất bẩn độc hại. Đó là nớc, nhiên liệu đốt cháy cha hết và các sản phẩm oxy hoá dầu sinh ra trong quá trình động cơ làm việc, là cát bụi, tạp chất cơ học, các hạt kim loại bị bào mòn của chi tiết máy rơi vào dầu trong quá trình làm việc và thu hồi... tất cả chúng lơ lửng trong dầu tạo ra axit, nhựa, cặn bùn khiến cho độ nhớt thay đổi mạnh, nhiệt độ bắt cháy hạ thấp, trị số axit, hàm lợng tạp chất cơ học, hàm lợng nớc tăng cao.

Tái sinh dầu thải thực chất là quá trình tách loại hết những chất bẩn ra khỏi dầu thải, phục hồi lại những tính chất ban đầu của dầu. Việc tách chất bẩn ra khỏi dầu thải đợc thực hiện bằng phơng pháp kết tủa. Có thể tạo kết tủa bằng phơng pháp vật lý nh lắng đọng, lọc, chng cất, ly tâm hoặc bằng phơng pháp hoá lý nh nh đông tụ, hấp phụ hoặc bằng phơng pháp hoá học nh làm sạch bằng axit, bằng kiềm. Đặc tính và biến chất của dầu thải sẽ quyết định phơng pháp tái sinh nó. Vì vậy khi tiến hành tái sinh dầu thải cần phải căn cứ vào loại, mức độ, tính chất làm bẩn của dầu cũng nh công dụng sau này của dầu tái sinh mà lựa chọn phơng pháp tái sinh cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tổng quan về dầu nhờn.DOC (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w