Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu “Các yếu tố tác động đến quyết định mua căn hộ Masteri Thảo Điền qua đơn vị môi giới” (Trang 33)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

2.5.1. Kiểm định độ tin cây của thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử

dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.

Trong đó các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

2.5.2. Phân tích các nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng nhưtìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các kháiniệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giátrị hội tụ của thang đo.Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệmnghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin). Trị số KMO lớn ( giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố làthích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett‟s Test ofSphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tíchnhân tố. Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thựchiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components.Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặclớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố(Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tốbằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.

2.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) bằng cả hai phương pháp Enter và phương pháp Stepwise. Sau khi xây dựng được mô hình hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất. Để đảm bảo mô sự tin cậy của mô hình xây dựng, tác giả tiến hành kiểm định sự thỏa mãn của các giả thuyết của phương pháp OLS. Bao gồm:

-Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi: Tác giả sử dụng tương quan hạng Spearman để kiểm định giả thuyết phương sai phần dư thay đổi

-Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình:Đa cộng tuyến là một hiện tượngtrong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 2 nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau.

-Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi:Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các số hạng này không giống nhau. Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy. Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoán thì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm.

-Kiểm định hiện tượng tự tương quan :Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả. Trong trường hợp đó, kiểm định Durbin-Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất.

2.5.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong nghiên cứu ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định, kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p-value tương ứng. Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình ta sử dụng hệ số R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định. Để đánh giásự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andreas Handl (2002). Multivariate Analysemethoden. Springer. Anderson DF(1983). Marketing, scientific progress, and scientific method. Journal of Marketing, 47 Fall, 18 - 31.

2. Anderson JC & Gerbing DW (1988). Structural equation modelling in practice: A review and recommended teo –step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411- 423.

3. Alvin C. Rencher (2002). Methods of multivariate Analysis. A John Wiley& Sons. Inc. publication.

4. Alba, J.W., and Hutchinson, J.W. (2000). Knowledge calibration: What consumers know and what they think they know. Journal of Consumer Research, 27 (September),123-156.

5. Alkio, J. (2004). Suomi on kännykkäkaupan kummajainen [Finland is the oddity of mobile phone commerce]. Helsingin Sanomat, B3 (March).

6. Assael, H. (1995). Consumer Behavior and Marketing Action. 5th ed. Cincinnati, Ohio: ITP, South-Western College Publishing.

7. Batra, R. and Ahtola, O.T. (1990). Measuring the hedonic and utilitarian sources of consumer attitudes. Marketing Letters, 2 (2), 159-170.

8. Beatty, S.E. and Smith, S.M. (1987). External search effort: An investigation across several product categories. Journal of Consumer Research, 14 (1), 83-95.

9. Benady, D. (2002). As simple as one-two-3G. Marketing Week, 26-29.

10. Bockenholt, U. and Dillon, W.R. (2000). Inferring latent brand dependencies. Journal of Marketing Research, 37 (1), 72-87.

11. Bristol, T., and Edward, F. (1996). Exploring the atmosphere created by focus group interviews: Comparing consumers’ feelings across qualitative techniques. Journalof the Market Research Society, 38 (2), 185-195.

12. Coupey, E., Irwin, J.R. and Payne, J.W. (1998). Product category familiarity and preference construction. Journal of Consumer Research, 24 (4), 459-468.

13. Dhar, R. and Wertenbroch, K. (2000). Consumer choice between hedonic and utilitariangoods. Journal of Marketing Research, 37 (1), 60-71.

14. Dhar, R., Nowlis, S.M. and Sherman, S.J. (2000). Trying hard or hardly trying: An analysis of context effects in choice. Journal of Consumer Psychology, 9 (4),189-200.

15. Dorsch, M.J., Grove, S.J. and Darden, W.R. (2000). Consumer intentions to use a service category. Journal of Services Marketing, 14 (2), 92-117.

16. Drucker, E. (2004). Perceived speed key to 3G success. 3G’s commercial success depends on carriers’ ability to deliver coverage and account for channel

loading.Wireless Week, (February), available at:

http://www.wirelessweek.com/article/CA381643

17. Enpocket (2004). Enpocket mobile media monitor (UK). Research Report, (February).

18. Fitzsimons, G.J., Hutchinson, J.W., Williams, P., Alba, J.W., Chartrand, T.L., Huber,J., Kardes, F.R., Menon, G., Raghubir, P., Russo, J.E., Shiv, B. and Tavassoli, N.T.

19. (2002). Non-conscious influences on consumer choice. Marketing Letters, 13 (3),269- 279.

20. Gartner Dataquest (2004). Mobile phone sales expected to reach 560 million in 2004.

Research Report.

21. Brown, J.S. (1991). Research that reinvents the corporation. Harvard Business Review, 69 (January/February), 102-111.

22. Chernev, A. (2003). When more is less and less is more: The role of ideal point availability and assortment in consumer choice. Journal of Consumer Research, 30 (2), 170-183.

23. Chu Nguyễn Mộng Ngọc & Phạm Tấn Nhật (2013). Phân tích các nhân tố tác động tới quyết định chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 10, 46.

24. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE, & Tatham RL (2006). Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River NJ: Prentice – Hall.

25. Lâm Thụy (Ngày 22 tháng 8, 2011). Ngộ độc thực phẩm tại TP.HCM: Giảm số vụ, tăng nạn nhân. Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập từ: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/5/5/82799/Ngo-doc-thuc-pham-taiTPHCM- Giam-so-vu-tang-nan-nhan.aspx

26. Nunnally JC & Burnstein IH (1994). Psychometric Theory. NewYork: McGraw – Hill.

27. Chamhuri, N. & Batt, P.J. (2007). Factors influencing consumers’ choice of retail stores for fresh meat in Malaysia. Curtin University of Technology Perth, Western Australia.

28. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

29. Lê Văn Huy (2012). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài Chính.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào quý Anh/chị!

Tôi đang thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định hành vi mua căn hộ Masteri Thảo Điền của khách hàng từ đơn vị môi giới. Xin các anh/chị chú ý rằng không có trả lời nào là đúng hay sai. Các trả lời của anh/chị đều có giá trị đối với nghiên cứu này.

Tôi xin cam đoan tất cả các thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Cuộc phỏng vấn này rất quan trọng cho bài nghiên cứu.

Do đó, Tôi rất mong các anh/chị sẽ dành một phần thời gian quý báu của mình để trả lời một cách chân thành bảng câu hỏi sau bằng cách “khoanh tròn” vào số anh chị thấy hợp lý theo quan điểm của mình:

PHẦN I: NỘI DUNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Anh (Chị) vui lòng khoanh tròn các đáp án từ 1 đến 5 trong các câu hỏi dưới đây. Trong đó : 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý lắm; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý.

Yếu tố phân phối

1. Hệ thống văn phòng giao dịch mua bán căn hộ 1 2 3 4 5 2. Hoạt động giới thiệu và tư vấn mua bán căn hộ dự án 1 2 3 4 5 3. Thời gian tư vấn và ký kết hợp đồng mua căn hộ 1 2 3 4 5 4. Thời gian bàn giao căn hộ và cáccông trình liên quan 1 2 3 4 5

Yếu tố cá nhân

5. Thu nhập của khách hàng phù hợp với giá cả, quy mô các căn

hộ của dự án 1 2 3 4 5

6. Khách hàng ưa thích phong cách phục vụ chuyên nghiệp 1 2 3 4 5

7. Khách hàng mong muốn mua trước, trả sau 1 2 3 4 5

8. Khách hàng thường tham khảo người thân bạn bè trước khi thực

hiện giao dịch mua bán căn hộ 1 2 3 4 5

9. Tâm lý khách hàng e ngại chất lượng công trình và thời hạn

giao nhà chậm 1 2 3 4 5

Giá cả

10. Giá cả căn hộ phù hợp với thu nhập của khách hàng 1 2 3 4 5 11. Chủ dự án đầu tư thường có chương trình giảm giá, khuyến mãi 1 2 3 4 5 12. Giá cả các căn hộ của dự án rất cạnh tranh 1 2 3 4 5 13. Công ty môi giới, chủ đầu tư thương xuyên khảo sát giá cả thị

trường 1 2 3 4 5

14. Giá cả phù hợp với chất lượng công trình xây dựng 1 2 3 4 5

Yếu tố sản phẩm

15. Đa dạng loại hình căn hộ về quy mô, giá cả, thiết kế 1 2 3 4 5 16. Khách hàng quan tâm đến chất lượng công trình xây dựng căn

hộ 1 2 3 4 5

17. Các căn hộ được xây dựng và thiết kế độc đáo, mang tính đột

phá 1 2 3 4 5

18. Khách hàng quan tâm đến các dịch vụ đi kèm 1 2 3 4 5 19. Khách hàng quan tâm đến việc phát triển các mô hình căn hộ

mới 1 2 3 4 5

Thông tin

20. Thông tin về căn hộ và dịch vụ đi kèm của chủ đầu tư được đơn

vị môi giới cung cấp đầy đủ 1 2 3 4 5

21. Hệ thổng Website trực tuyến của chủ đầu tư và đơn vị môi giới

hoạt động tốt 1 2 3 4 5

22. Công tác giới thiệu, tư vấn mua bán căn hộ được đơn vị môi

23. Hoạt động quảng bá thương hiệu qua các phương tiên thông tin

đai chúng, báo chí. 1 2 3 4 5

Yếu tố thương hiệu

24. Căn hộ của chủ đầu tư được nhiều khách hàng tín nhiệm 1 2 3 4 5 25. Các căn hộ thông qua nhà môi giới được nhiều người biết đến 1 2 3 4 5 26. Các căn hộ của chủ đầu tư mang tính cạnh tranh 1 2 3 4 5 27. Slogan của chủ đầu tư phù hợp với tính chất của dự án và chất

lượng các căn hộ

Đội ngũ CBNV

28. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1 2 3 4 5 29. Dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động có hiệu quả 1 2 3 4 5 30. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực cần được quan tâm 1 2 3 4 5 31. Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả, năng suất làm việc 1 2 3 4 5 32. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Khung chính sách

33. Chính sách tín dụng của các ngân hàng hỗ trợ mua căn hộ 1 2 3 4 5 34. Chính sách quản lý thị trường bất động sản 1 2 3 4 5

35. Chính sách quản lý dự án đầu tư BĐS 1 2 3 4 5

36. Chính sách pháp luật quản lý môi giới BĐS 1 2 3 4 5

Quyết định mua căn hộ

37. Nhu cầu sử dụng căn hộ làm nhà ở ngày càng tăng 1 2 3 4 5 38. Khách hàng sử dụng nhiều đến căn hộ của công ty môi giới 1 2 3 4 5 39. Khách hàng tư vấn cho người thân, bạn bè mua căn hộ 1 2 3 4 5 40. Khách hàng đặt niềm tin vào chất lượng dịch vụ, sự tiện nghi

mà căn hộ cung cấp 1 2 3 4 5

PHẦN II: PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN

Anh chị vui lòng điền các thông tin cá nhân bên dưới đây:

Giới tính: Tuổi:

Tình trạng hôn nhân:

Trình độ : Kỹ năng:

Vị trí công tác Thâm niên công tác

Nghề nghiệp khác (nếu có): Chức danh khác (nếu có):

PHẦN III: PHẦN Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

...

...

...

...

...

Một phần của tài liệu “Các yếu tố tác động đến quyết định mua căn hộ Masteri Thảo Điền qua đơn vị môi giới” (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w