5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.4. Thiết kế thang đo và bảng hỏi
2.4.1. Xây dựng thang đo
Khi xây dựng các thang đo lường cần phải đánh giá để đảm bảo chất lượng của đo lường. Đánh giá một thang đo lường dựa trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản: độ tin cậy, giá trị, tính đa dạng, tính dễ trả lời. Trong quá trình đo lường luôn luôn tồn tại hai sai số là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Việc giảm thiểu sai số liên quan đến thang đo lường. Một thang đo lường cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là có độ tin cậy. Đo lường đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp được dữ liệu tin cậy. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đó đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn mua căn hộ Masteri Thảo Điền từ môi giới.
Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao Bậc 4: Đồng ý/ Cao
Bậc 3: Không ý kiến/ Bình thường Bậc 2: Không đồng ý/ Thấp
Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý/ Rất thấp
Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân : được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa.
2.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mua căn hộ Masteri Thảo Điền, sau khi tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi. Công việc thiết kế bảng hỏi thông 8 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ Masteri Thảo Điền của khách hàng từ đơn vị môi giới.
Bước2:Xác định phương pháp phỏng vấn: Đối với đề tài này tác giả xác định phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua việc người được hỏi sẽ tự trả lời các câu hỏi và sẽ xác nhận lại các phiếu hỏi nếu có vấn đề nào đó không rõ ràng. (Một số trường hợp ở xa tác giả sẽ tiến hành gửi thư điện tử và qua đường bưu điện, sau đó gọi điện thông báo và xác nhận thông tin)
Bước 3:Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần
nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra.
Bước 4:Chọn dạng cho câu hỏi:Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và; người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.
Bước 5: Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi:
Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Tác giả sẽ sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý. Câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Trong các câu trả lời lại tiếp tục đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin.
Bước 7:Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 3 trang A3, với cấu trúc như bước 6 đã trình bày và được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A 4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
Bước 8: Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi trước cho 20 đáp viên (của cuộc điều tra thăm dò trước đây) để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà.