5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.1.1. Nguồn dữ liệu thu thập
• Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo quản trị dự án 2012-2014 của đơn vị kinh doanh BĐS.
− Các tài liệu về nội dung về lý thuyết hành vi người tiêu dùng, quyết định lựa chọn sản phẩm, xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam và quốc tế.
− Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình khoa học nghiên cứu, tham luận về vấn đề quản trị kinh doanh, quản trị marketing, quản trị chiến lược, lý thuyết hành vi mua sắm, sự lựa chọn thương hiệu, sản phẩm qua báo chí, internet…
− Một số luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về vấn đề sự lựa chọn căn hộ và hành vi khách hàng bổ sung cho các cơ sở lý luận.
• Nguồn dữ liệu sơ cấp
- Hỏi ý kiến chuyên gia: sử dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên gia như: các khách hàng giao dịch mua căn hộ Masteri Thảo Điền và chuyên gia làm việc lâu năm
trong ngành BĐS, giáo viên hướng dẫn cũng như các giảng viên tại trường có hiểu biết chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu.
− Phương pháp nghiên cứu định lượng: hỏi trực tiếp cũng như thông qua bảng hỏi bao gồm nhưng câu hỏi định lượng để thu thập thông tin.
+Đối tượng được điều tra, phỏng vấn bao gồm: các khách hàng giao dịch mua căn hộ Masteri Thảo Điền từ đơn vị môi giới.
+ Cỡ mẫu nghiên cứu: Trong nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992) với 28 biến quan sát (n=m*5 trong đó m là số biến quan sát). Tác giả thu thập dữ liệu điều tra được tiến hành tại căn hộ Masteri Thảo Điền với số lượng phiếu điều tra là 300 phiếu (tương ứng với 300 Khách hàng).
2.1.2. Triển khai thu thập số liệu
Trên cơ sở danh sách 200 khách hàng và các chuyên gia ngành BĐS tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Sử dụng phần mềm word 7 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bản câu
hỏi
Bước 2: Gửi bản hỏi cho khách hàng thông qua các công ty môi giới, đồng thời có
giải thích rõ ràng cách trả lời trong tài liệu gửi kèm, cũng như giải thích cho các cán bộ hành chính nhân sự cũng như ở bản tin nội bộ của công ty; với các trường hợp ở xa sẽ gửi đính kèm qua thư điện tử hoặc fax với một số trường hợp không có email; và gửi qua bưu điện với trường hợp không có fax và email.
Bước 3: Nhận lại các phiếu hỏi đã được trả lời; đối với các trường hợp chưa rõ
ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời; tác gia sẽ tiến hành gặp trực tiếp để xin ý kiến.