Trong phần bố trí tổng thể công trình đầu mối đã chọn mặt cắt tràn dạng mặt cắt thực dụng không chân không kiểu Cơ-ri-ghơ Ô-fi-xê-rốp Dựa vào mặt cắt cơ bản đã xác
7.1.2. Mục đích của việc phân tích ứng suất đập bêtông:
Tính toán ứng suất trong thân đập bêtông trọng lực nhằm xác định phương, chiều, trị số và tình hình phân bố của các ứng suất dưới tác dụng của ngoại lực và ảnh hưởng của các nhân tố khác như biến dạng nền, sự thay đổi nhiệt độ, sự phân giai đoạn thi công đập…Trên cơ sở các số liệu tính toán được ta tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của vật liệu, phân vùng đập để định các số hiệu bêtông khác nhau, phù hợp với điều kiện chịu lực từng vùng, bố trí, cấu tạo các bộ phận công trình thích ứng với điều kiện làm việc khác nhau của đập.
Các trường hợp tính toán:
- Trường hợp khai thác: làm việc dưới điều kiện tác dụng của tổ hợp cơ bản và tổ hợp đặc biệt.
- Trường hợp thi công: đập vừa thi công xong hồ chưa có nước tác dụng, xét cả trường hợp hồ có cột nước nhất định nào đó.
- Trường hợp sửa chữa: khảo sát một đoạn đập có chiều dài đơn vị, bỏ qua ảnh hưởng của các lực theo phương song song với trục đập ( bài toán phẳng). Cụ thể như sau:
- Tính toán các ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất ở biên đập để kiểm tra các điều kiện bền trên biên (thường ứng dụng trong thiết kế sơ bộ)
- Xác định các trạng thái ứng suất trong thân đập:
+ Xác định các giá trị ứng suất tại các điểm khác nhau trong thân đập.
+ Vẽ các đường quỹ đạo ứng suất chính, để từ đó bố trí khe thi công, hệ thống đường ống trong thân đập.
- Tính toán các loại ứng suất tập trung cục bộ xuất hiện quanh các đường hầm, lỗ khoét trong thân đập và tính toán bố trí cốt thép chịu lực cho riêng khu vực này. Trong nội dung chuyên đề em xin trình bày vấn đề: Phân tích ứng suất đập mặt cắt không tràn.