Xuất phương án:

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kề đập thủy điện Bản Luông (Trang 92)

Trong phần bố trí tổng thể công trình đầu mối đã chọn mặt cắt tràn dạng mặt cắt thực dụng không chân không kiểu Cơ-ri-ghơ Ô-fi-xê-rốp Dựa vào mặt cắt cơ bản đã xác

5.2.1. xuất phương án:

Đối với thuỷ điện Bản Luônglà một công trình quan trọng, khối lượng lớn và thi công trong nhiều năm nên việc lựa chọn phương án ngăn dòng một đợt sẽ không khả thi. Việc lựa chọn phương án ngăn dòng nhiều đợt phù hợp với các điều kiện thi công như: lưu lượng và mực nước biến đổi nhiều giữa các mùa trong năm, lòng sông hẹp và dốc, giao thông khó khăn…Bên cạnh đó việc đắp đê quai ngăn dòng nhiều đợt cho phép ta thi công xong công trình mà vẫn đảm bảo điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy. Các giai đoạn của phương án dẫn dòng nhiều đợt như sau:

Giai đoạn đầu: điều kiện địa hình, địa chất không có bãi bồi rộng và mực nước lũ phức tạp, mực nước dòng chảy mùa kiệt cao và cần cung cấp nước cho hạ lưu nên ta tiến hành dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp.

Giai đoạn sau: dẫn dòng qua công trình lâu dài chưa xây dựng xong. Gồm có 3 phương án: tháo nước thi công qua cống đáy, tháo nước thi công qua khe răng lược và tháo nước thi công qua đập đang xây dở. Phân tích đặc điểm của các phương án:

- Tháo nước thi công qua cống đáy: Khi dẫn dòng không gây trở ngại đến công tác thi công, giá thành rẻ, được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên khi lấp cống khó khăn và ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh của công trình.

- Tháo nước thi công qua khe răng lược: Khi thi công ở giai đoạn đầu ta xây dựng hệ thống khe răng lược để tháo nước thi công cho giai đoạn sau. Phương pháp này đơn giản và an toàn cho công trình. Nhưng thi công lấp khe răng lược khó khăn do phải tiến hành trong khu vực chật hẹp, đòi hỏi có cửa van và thiết bị đóng mở nên ảnh hưởng tới tiến độ thi công đập. Đồng thời phương án dẫn dòng này có giá thành tương đối cao.

- Tháo nước thi công qua phần đập đang xây dở: Phương án này cho phép nước tràn qua hố móng và công trình xây dở. Với điều kiện sông miền núi có lưu lượng mùa lũ và mùa kiệt chênh lệch nhau nhiều sử dụng là phù hợp. Tuy nhiên khả năng gây xói lớn và việc dọn dẹp công trường để tiếp tục thi công phức tạp.

Qua phân tích ta thấy nên kết hợp phương án tháo nước thi công qua cống đáy và qua công trình đang xây dở để tận dụng ưu điểm của 2 phương pháp: không cần làm nhiều cống mà công trình vẫn an toàn, giảm ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng và khó khăn khi lấp cống, giảm hiện tượng xói lở hạ lưu khi tháo nước thi công. Vậy phương

án dẫn dòng thi công là đắp đê quai dẫn dòng nhiều đợt, tháo nước thi công qua cống đáy kết hợp tháo lũ qua đập đang xây dở.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kề đập thủy điện Bản Luông (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w