Cấu tạo chi tiết:

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kề đập thủy điện Bản Luông (Trang 74)

Trong phần bố trí tổng thể công trình đầu mối đã chọn mặt cắt tràn dạng mặt cắt thực dụng không chân không kiểu Cơ-ri-ghơ Ô-fi-xê-rốp Dựa vào mặt cắt cơ bản đã xác

4.1.4.Cấu tạo chi tiết:

1 – Thiết bị thoát nước:

Hệ thống thoát nước cho thân đập gồm nhiều đường ống đặt thẳng đứng, sau lớp bê tông chống thấm ở mặt thượng lưu, dẫn nước đến các hành lang trong thân đập. Khoảng cách giữa các ống thoát nước này là 3m, đường kính ống d = 2cm. Các ống thoát nước trong thân đập làm bằng bêtông có đục nhiều lỗ, chiều dài mỗi đoạn ống bằng 1.5m.

Thoát nước cho nền đập ta tiến hành khoan lỗ xuống nền để dẫn nước dưới nền lên hành lang cuối cùng. Phía hạ lưu màng xi măng chống thấm ở nền đập có bố trí 1 hàng cách lỗ khoan giảm áp. Các lỗ khoan giảm áp cách nhau 3m được bố trí trong khoảng giữa các lỗ khoan phụt, khoan xiên góc 10o so vói phương thẳng đứng về phía thu lưu, đường kính lỗ khoan là 70cm, chiều sâu khoan lỗ khoan phụt lấy bằng 0.75 lần độ sâu lỗ khoan phụt liền kề.

Hành lang cuối cùng nằm thấp hơn mực nước hạ lưu nên phải dùng bơm để đưa nước thấm trong đập và nền tập trung trong đó về phía hạ lưu. Các hành lang trong thân đập đều có lỗ thông ra mặt hạ lưu đập dọc theo mặt tiếp xúc giữa đập với vai bờ trái, riêng hành lang cuối cùng không có hành lang ra mặt hạ lưu nên ta liên thông với hành lang liền trên nó bằng hành lang chạy dọc nền đập.

MNTL MNHL MNHL 1 2 4 3

Hình 4.5 - Hệ thống thoát nước và màng chống thấm trong đập

1. Các hành lang trong đập; 2. Hệ thống đường ống thoát nước cho đập 2 – Xử lý nền :

Trước khi đổ bê tông bóc bỏ lớp phong hoá trên mặt nền, mặt nền làm hơi nghiêng về phía thượng lưu, sửa lại mặt nền cho bằng phẳng tránh phát sinh ứng suất tập trung. Công trình thuỷ điện Bản Luôngcó tính chất quan trọng nên ta gia cố nền bằng cách phụt vữa xi măng gia cố khắp mặt nền đập. Độ sâu phụt vữa gia cố lấy bằng 10m, bố trí mặt bằng theo dạng hoa mai.

3 – Phân khe kết cấu, cấu tạo khớp nối :

Để tránh nứt nẻ do biến dạng nhiệt hoặc do lún không đều gây ra thì phải phân đập ra thành nhiều đoạn bằng các khe vĩnh cửu. Nối giữa hai đoạn đập liền nhau là các khớp nối. Yêu cầu của các khớp là phải bảo đảm an toàn khi các đoạn đập bị biến dạng do lún không đều hoặc do nhiệt độ biến đổi, đồng thời phải đảm bảo không cho nước thấm qua, cấu tạo đơn giản. Chiều rộng của các khớp nối xác định trên cơ sở so sánh kết quả tính toán về biến dạng của các đoạn đập kề nhau, xét đến phương pháp thi công khớp nối, tính chất biến dạng của vật liệu làm kín nước của khớp nối và sự bảo đảm chuyển vị độc lập giữa các đoạn đập với nhau. Kích thước các đoạn đập và các khớp nối phụ thuộc: chiều cao loại đập, kích thước, vị trí các công trình trên tuyến chịu áp,

phương pháp thi công, hình dạng lòng dẫn, điều kiện khí hậu của vùng xây dựng, cấu tạo địa chất và biến dạng của nền đập.

Khe vĩnh cửu gồm có hai loại là khe nhiệt độ và khe lún. Khoảng cách giữa cách khe lún phân đập thành các đoạn dài 45m, khoảng cách giữa các khe nhiệt độ khoảng 15m. Các khe lún thì cắt suốt chiều cao đập, còn các khe nhiệt độ thì thường cắt đâp đến một độ sâu nhất định từ đỉnh đập. Cuối các khe nhiệt độ thường tập trung ứng suất rất lớn, vì vậy hiện nay thường kết hợp khe nhiệt độ cùng với khe lún. Cấu tạo của khớp nối như hình vẽ: 1 2 3 4 M?t ??p 40 1 2 0 2 0 1 0 10 56

Hình 4.6 - Cấu tạo khớp nối và bố trí khe lún

1- Nút chống thấm, 2- Tấm kim loại, 3- Giếng nhỏ chứa bitum, 4- Giếng thoát nước và kiểm tra

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kề đập thủy điện Bản Luông (Trang 74)